-
NHƯỢNG QUYỀN, CON ĐƯỜNG NGẮN ĐỂ BƯỚC RA THẾ GIỚI
Nhượng quyền là một mô hình kinh doanh hợp tác trong đó doanh nghiệp nhượng quyền sẽ cho phép đối tác nhận quyền sử dụng bản sao một hệ thống kinh doanh đã thành công của mình để đổi lấy quyền lợi là một khoảng phí và các quyền lợi liên quan trong suốt thời gian còn hiệu lực.
CÓ 3 BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ KHI DOANH NGHIỆP MUỐN PHÁT TRIỂN QUA HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN:
Trong đó, mục 2 và 3 là rất quan trọng:
- Tái cấu trúc doanh nghiệp: Là quá trình tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh và thích ứng với bối cảnh mới - đòi hỏi thay đổi trong cơ chế quản lí và cơ cấu tổ chức.
Tái cấu trúc doanh nghiệp qua 4 bước: Khám sức khỏe doanh nghiệp - Xác định tầm nhìn doanh nghiệp - Xây dựng sứ mệnh và mục tiêu kinh doanh - Xây dựng tổ chức nguồn lực và hệ thống quản trị.
- Xây dựng nền tảng nhượng quyền bằng mô hình 3P: Là cơ cấu tổ chức cơ bản và nền tảng nhất cho hệ thống nhượng quyền. Chữ P thứ 1) mục đích và mục tiêu kinh doanh - 2) quy trình thực hiện - 3) hiệu quả kinh doanh.
Trong đó, quy trình thực hiện là những nền tảng hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp, quy trình thực hiện bao gồm: • Đội ngũ nhân sự • Tiếp thị quảng cáo • Hoạt động quản lý • Phát triển thị trường
HỖ TRỢ ĐỐI TÁC NHẬN QUYỀN
Sau đây là một số vấn đề mà doanh nghiệp nhượng quyền cần lưu ý lên kế hoạch và triển khai hổ trợ cho đối tác nhận: • Hệ thống giao tiếp • Chương trình quảng cáo, xúc tiến • Biểu mẫu và công cụ • Quản lý quỹ tiếp thị • Chương trình cộng tác.
Trong đó, quy trình quản lý hoạt động gồm các bước: 1 • Xây dựng nền tảng vận hành chi nhánh. 2 • Xây dựng cẩm nang vận hành chi nhánh. 3 • Xây dựng quy định về vận hành chi nhánh. 4 • Triển khai và đánh giá hoạt động định kì. 5 • Xây dựng và triển khai hệ thống báo cáo.
PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN
1. Lựa chọn mô hình nhượng quyền. 2. Xây dựng chính sách nhượng quyền. 3. Xây dựng chính sách hổ trợ tài chính cho đối tác nhận quyền. 4. Xây dựng quy trình và công cụ tuyển dụng đối tác nhận quyền. 5. Quản lý quan hệ trong kinh doanh nhượng quyền. 6. Pháp lý nhận quyền. 7. Quản lý quy trình hồi phục chi nhánh.
Các mô hình nhượng quyền:
• Nhượng quyền chi nhánh.
• Nhượng quyền cấp 1 hay độc quyền khu vực.
• Hợp đồng hợp tác phát triển khu vực.
• Đối tác đại diện khu vực.
• Liên doanh.
• Mô hình kết hợp.
Mục đích của mô hình nhượng quyền là tập trung phát triển giá trị thương hiệu và giá trị doanh nghiệp, qua đó phát triển lợi ích cho tất cả các bên, các đối tác có liên quan trong chuỗi lợi ích của doanh nghiệp.
Để gia tăng lợi ích của việc nhượng quyền thì cần chú ý tới các đối tượng liên quan như là: Đội ngũ nhân viên - Khách hàng - Đối tác nhận quyền - Đối tác cung ứng.
SÁNG TẠO PHÁT TRIỂN
Dù là mô hình, sản phẩm, hay dịch vụ, tất cả đều có dòng đời của nó và tất cả đều phải bước vào thời kỳ suy thoái nếu không được đầu tư sáng tạo và đổi mới.
Trung bình cứ trong số 12 cơ sở bán lẻ tại Hoa Kỳ lại có 1 là doanh nghiệp được nhượng quyền. Quốc tế hoá các hệ thống nhượng quyền đã trở thành một xu hướng phổ biến.
Emanvn TH
Ngày đăng: 05-04-2019 1,657 lượt xem
Tin liên quan
- KHỞI NGHIỆP ĐIÊN CUỒNG VÀ CÁI KẾT
- CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NHÌN TỪ QUÁN BÚN ỐC
- MÔ HÌNH KINH DOANH – VÌ SAO THẤT BẠI?
- TẠI SAO MỘT SẢN PHẨM CÓ GIÁ CAO LẠI HẤP DẪN KHÁCH HÀNG HƠN GIÁ THẤP?
- NGƯỜI TA NÓI, SÁCH NÓI "MUỐN LÀM CHỦ DOANH NGHIỆP THÌ PHẢI BIẾT BÁN HÀNG" NHƯNG HỌ CHỈ NÓI CÓ MỘT PHẦN !
- VIẾT CONTENT BÁN HÀNG - ĐỪNG CƯỠNG BỨC NGƯỜI KHÁC LIKE, SHARE HAY COMMENT !!!
- NHỮNG LÝ DO THẤT BẠI TRONG KÊU GỌI VỐN - VÀ CÁ MẬP TỬ TẾ HỌ CẦN GÌ?
- BÃI BỎ TƯ DUY "ĐƠN XIN VIỆC"
- BÍ KÍP BÁN HÀNG ONLINE CỦA CÔ CHỦ 9X
- CHỐT SALES - COI CHỪNG BỊ ĐÓNG ĐINH SẢN PHẨM
- CÙNG SẢN PHẨM NHƯNG GIÁ RẺ HƠN. LÀM SAO ĐÂY?
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ "BÁN CÁI KHÁCH HÀNG CẦN"?
- TRONG QUAN HỆ LÀM ĂN, ĐỪNG KHÔN QUÁ
- DỊCH CHUYỂN TƯ DUY TỪ "LÀM GÌ " SANG "BÁN GÌ? "
- NHÀ HÀNG DẠ THỰC DUY NHẤT PHÁ VỠ GẦN HẾT QUY TẮC MARKETING