-
BÃI BỎ TƯ DUY "ĐƠN XIN VIỆC"
Nếu bạn hợp tác một người trong tâm thế đi xin bạn chỉ có cho và không nhận gì từ người ấy. Bạn hợp tác với tâm thế đi xin, bạn sẽ mong nhận nhiều hơn là cống hiến, bạn nhận bao nhiêu cũng không thấy đủ, bạn luôn phóng đại phần thiệt của mình. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã bỏ cái mẫu đơn xin việc rồi.
Ngày xưa, cái thời các công ty tư nhân không có nhiều, cơ hội nghề nghiệp của người lao động rất ít. Hầu như chỉ có thể vào làm cho các công ty nhà nước. Và mặc định để vào được, ta phải "xin". Mình cần họ hơn họ cần mình. Nhiều khi là sự cầu cạnh, biếu xén để có được công việc. Hiện nay tình trạng này vẫn còn phổ biến, nếu bạn xin vào doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp. Và vẫn phải dùng “Đơn xin việc”.
Cái “đơn xin” xuất hiện và “thống lĩnh” đời sống xã hội, len lỏi vào từng ngóc ngách cuộc sống. Tư duy này ăn sâu vào tâm thức của người dân. Nào là:
“Đơn xin việc”, “Đơn xin cấp giấy chứng nhận…”, “Đơn xin nhập học”, “Đơn xin đổi CMND”, “Đơn xin kết hôn”, thậm chí “Đơn xin hiến đất”, “Đơn xin tình nguyện phục vụ”… --- Đã có xin thì ắt có cho; và xin – cho gần như là tập tục, thói quen, là “nét văn hóa” của đời sống người Việt.
Trong status này, tôi chỉ nói về cái “Đơn xin việc”, từ lâu đã trở thành phổ biến trong các cơ quan và doanh nghiệp Việt Nam. Cách đây mười mấy năm, tôi đã có bài viết trên một tờ báo, phê phán và đề nghị dẹp bỏ cái đơn này. Nhiều tổ chức, công ty đọc bài viết của tôi và đã làm theo. Nhưng nhiều công ty khác vẫn tiếp tục duy trì cái đơn này như một thói quen khó bỏ, hoặc ... ngại thay đổi.
Vì sao phải “xin”, và người lao động (NLĐ) đến với công ty có phải là để “xin”? Nếu quan niệm NLĐ, bao gồm cấp quản lý đến với cty là để “xin việc”, và công ty là người cho việc (ý nói cho lương), thì vô hình trung đã hạ thấp giá trị của một đối tác đúng nghĩa.
NLĐ đến với công ty về bản chất là để hợp tác, và đây là mối quan hệ hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Nếu là người đi xin, người ta có khuynh hướng xin nhiều hơn; và người cho thường có khuynh hướng cho ít hơn, dẫn đến hai bên ít khi gặp nhau, và mối quan hệ xin-cho luôn tạm bợ vì bất bình đẳng. Một NLĐ đến với cty trong tâm thế người đi xin thường là những người kém năng lực, nhút nhát, sợ sệt, cố gắng tìm một góc khuất “bình yên” để ngồi lĩnh lương.
Ngược lại một NLĐ đến với cty trong tâm thế một đối tác, người đến hợp tác, hay một nhà cung cấp (chất xám, kỹ năng, kinh nghiệm, bí quyết…), sẽ rất tự tin và luôn tìm cách cống hiến để làm hài lòng đối tác. Họ xem cty như khách hàng của mình để mà phục vụ và họ buộc phải nâng cấp chất lượng sản phẩm (chất xám, kỹ năng…) của mình để làm hài lòng khách hàng (để khỏi mất khách). Và cty đánh giá nhà cung cấp này một cách sòng phẳng để quyết định tiếp tục hợp tác hay tìm nhà cung cấp khác.
Nếu là chủ doanh nghiệp, ta cần người có năng lực đến hợp tác hay người đến… xin? Câu trả lời hẳn đã rõ. Vậy thì vì sao cứ lưu luyến các “đơn xin”?
Tôi làm quản lý công ty nào cũng vậy, việc đầu tiên tôi làm đối với phòng nhân sự là yêu cầu dẹp bỏ các mẫu “Đơn xin việc”, thay vào đó bằng các mẫu “Thư dự tuyển”, hay “Thư ứng tuyển” (vào một chức danh nào đó, tương tự như thư dự thầu của các nhà cung cấp). Các cấp quản lý và doanh nhân nghĩ sao?
Ví dụ:
--- Chủ động nêu ra các yếu tố phù hợp để ứng tuyển (cái người ta cần, không đưa cái mình có),
Về bản chất và cách nhìn nhận là khác nhau dẫn tới cái tên và nhận thức khác nhau.
Long Nguyen Huu - Founder G.PTDNV
Ngày đăng: 08-04-2019 1,396 lượt xem
Tin liên quan
- ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG
- KHỞI NGHIỆP ĐIÊN CUỒNG VÀ CÁI KẾT
- CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NHÌN TỪ QUÁN BÚN ỐC
- MÔ HÌNH KINH DOANH – VÌ SAO THẤT BẠI?
- TẠI SAO MỘT SẢN PHẨM CÓ GIÁ CAO LẠI HẤP DẪN KHÁCH HÀNG HƠN GIÁ THẤP?
- NGƯỜI TA NÓI, SÁCH NÓI "MUỐN LÀM CHỦ DOANH NGHIỆP THÌ PHẢI BIẾT BÁN HÀNG" NHƯNG HỌ CHỈ NÓI CÓ MỘT PHẦN !
- VIẾT CONTENT BÁN HÀNG - ĐỪNG CƯỠNG BỨC NGƯỜI KHÁC LIKE, SHARE HAY COMMENT !!!
- NHỮNG LÝ DO THẤT BẠI TRONG KÊU GỌI VỐN - VÀ CÁ MẬP TỬ TẾ HỌ CẦN GÌ?
- NHƯỢNG QUYỀN, CON ĐƯỜNG NGẮN ĐỂ BƯỚC RA THẾ GIỚI
- BÍ KÍP BÁN HÀNG ONLINE CỦA CÔ CHỦ 9X
- CHỐT SALES - COI CHỪNG BỊ ĐÓNG ĐINH SẢN PHẨM
- CÙNG SẢN PHẨM NHƯNG GIÁ RẺ HƠN. LÀM SAO ĐÂY?
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ "BÁN CÁI KHÁCH HÀNG CẦN"?
- TRONG QUAN HỆ LÀM ĂN, ĐỪNG KHÔN QUÁ
- DỊCH CHUYỂN TƯ DUY TỪ "LÀM GÌ " SANG "BÁN GÌ? "