-
VIẾT CONTENT BÁN HÀNG - ĐỪNG CƯỠNG BỨC NGƯỜI KHÁC LIKE, SHARE HAY COMMENT !!!
Khách hàng mục tiêu gắn kết với bạn vì lợi ích bạn mang lại cho họ. Thế nhưng đập vào mắt của họ toàn là những thông tin chào hàng từ ngày này qua ngày khác, những thông tin vô thưởng vô phạt, những thông tin khoe khoang thành tích,.....Vậy mà bạn bắt họ phải like, share, comment để theo dõi trang của bạn, còn không thì bạn lọc. Chơi vậy ai chơi.
"Lọc bạn bè vì không tương tác" => Lọc, lọc cái q** què; chả bao giờ like bài của ông/bà mà mở miệng ra là đòi lọc ông/bà à?. Đứa nào chủ động kết bạn mà giờ đòi lọc? Block luôn cho chừa cái tật, khỏi buôn bán luôn.
- Nếu bạn từng có cảm giác khó chịu vì đọc những tin lọc bạn bè và nếu bạn mua lượng followers hoặc xài phần mềm để add friends vô tội vạ (lấy số lượng) để nâng cao uy tín cho Fan Page, cho trang cá nhân của bạn; từ đó có thể dễ bán hàng thì bạn đang lãng phí tiền mà không biết. Bài viết này cũng dành cho bạn.
1. KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU GẮN KẾT VỚI BẠN VÌ LỢI ÍCH BẠN MANG LẠI CHO HỌ.
Mấy khóa Content ở ngoài kia của đám thầy dùi xúi dại. Các bạn không chỉ mất tiền học phí mà mất luôn cả cơ hội kinh doanh về sau - chỉ vì bị cài đặt tư duy sai bét vô não và làm theo.
Lời khuyên của bọn thầy dùi là "Add bạn nhiều vô, đăng tin quảng cáo đều đặn, ai like - share - cmt - inbox sẽ là khách hàng tiềm năng, ai không làm vậy thì lọc".
Lời khuyên cực kỳ bậy bạ và trái ngược với Logic tâm lý của khách hàng mà cũng có người nghe theo được. Hãy đặt bản thân mình vào vị trí khách hàng đi, bạn muốn mua hàng từ người cho bạn lợi ích hay suốt ngày nói về bản thân họ và lọc một cách khiếm nhã như thế.
Logic tâm lý của khách hàng sẽ diễn biến như sau:
Không biết bạn -> biết bạn -> thích bạn -> tin bạn -> tìm hiểu về sản phẩm của bạn -> thích sản phẩm -> tin sản phẩm có lợi -> cân nhắc chi phí -> cuối cùng mới ra quyết định.
Điều này nghĩa là trước khi nói đến chuyện mua bán, trang cá nhân hay fanpage của bạn phải có sức thu hút và làm cho họ thích, các bài viết phải mang lại lợi ích cho họ trước đã. Không có gì để níu chân họ ở lại mà đòi hỏi thì không biết ai lọc ai.
Khi bạn cho đủ lợi ích tự động người ta sẽ like, share, cmt; ngay cả những lúc bạn đăng tin nhảm vì họ sợ không theo dõi bạn sẽ bị vụt mất những thông tin giá trị; họ like đại một cái để đảm bảo lúc nào thông tin bạn up lên cũng trồi lên New feeds. Bạn có like rồi thấy chưa, cần gì cưỡng bức cho người ta ghét. Cái này được gọi lại nguyên tắc lạt mềm buộc chặt.
2. KHÔNG PHẢI AI CŨNG LÀ KHÁCH HÀNG CỦA BẠN.
Hồ Ngọc Trai có 3 triệu fans, trong đó chỉ có 200 fans thuộc lứa tuổi U60. Ông giáo làng cũng chơi fb chỉ có 10 ngàn fans, trong đó có đến 4k fans thuộc lứa tuổi U60. Sản phẩm của bạn chỉ dành riêng cho nhóm U60;
Câu hỏi đặt ra là "Bạn là chủ hàng, bạn sẽ chọn ai để đăng quảng cáo của mình?"
Nhiều người không biết điều này nên cứ nghĩ rằng Fans của ai đông thì làm đại diện quảng cáo sẽ hiệu quả hơn nên đã tốn rất nhiều tiền. Trong khi đó bạn không cần cả thế giới này biết bạn là ai, sản phẩm của mình là gì; mà chỉ cần khách hàng mục tiêu của bạn biết bạn, tin bạn, mua hàng của bạn là đủ.
Điều này nghĩa là lượng followers khủng chẳng có tác dụng gì để giúp bạn thúc đẩy doanh số nếu họ không phải là Fans của bạn mà là bạn dùng các thủ thuật để mua về. Nếu đã mua, hãy mua cho chính xác thì mới có giá trị.
Add Friends cũng vậy. Vấn đề là bạn có biết chính xác khách hàng mục tiêu của mình là ai không? Nếu không, mọi Content, cho dù hay đến mức nào cũng vô ích.
Bên cạnh đó nếu cứ đi mua Likes thì làm sao bạn biết chính xác có bao nhiêu người thật sự quan tâm đến tin đăng của bạn để kịp thời điều chỉnh Content cho phù hợp. Chỉ có tương tác thực mới giúp bạn biết chính xác mình đang ở đâu? Mình có giá trị hay không?
3. NẾU VẬY TẠI SAO CÁC GROUP HAY KÊU GỌI LIKE, SHARE, COMMENT?
Bạn tham gia vô các Group (nơi có khách hàng mục tiêu) để làm gì? Rõ ràng là kiếm khách hàng rồi. Nói cách khác rõ ràng Group nào đó mang lại lợi ích cho bạn thì bạn mới tham gia.
Điều gì xảy ra nếu Group đó chết queo râu vì không ai tương tác, không ai giao lưu với nhau? Bạn cũng không còn có cơ hội kiếm thêm khách, do đó khi bạn tương tác là lúc bạn nuôi Group đó sống, khi nó sống bạn mới khai thác được lợi ích nó mang lại. Đó là lý do bạn cần tương tác.
Nếu tương tác đủ nhiều đủ lâu thì hoặc là bạn làm sai cách (Hãy thay đổi cách làm); hoặc là Group đông nhưng không có khách hàng mục tiêu (Hãy loại bỏ và gia nhập Group khác). Nhiều bạn chọn sai Group tham gia hoặc tham gia vô tội vạ cũng chỉ vì mắc sai lầm ở mục số 2.
4. LOGIC VIẾT CONTENT PHÙ HỢP
Không có Content hay hay dở, chỉ có phù hợp với khách hàng mục tiêu hay không mà thôi.
Các khóa học "quăng bom" từ thầy chế tạo bom lúc nào cũng quảng cáo rằng học xong sẽ viết hay. Viết hay để làm gì nếu không phù hợp với khách hàng mục tiêu? Bán dầu ăn thì viết truyện cổ tích hay để làm cái quái gì!!! Hay cỡ nào đi chăng nữa mà không phù hợp với khách hàng mục tiêu thì cũng thành dở vì chả ai quan tâm. Đừng bị dụ.
a/ Xác định chính xác khách hàng mục tiêu
Hãy xác định chính xác xem họ là ai?
Khuynh hướng chung họ muốn cái gì?, và trong thời điểm hiện tại họ muốn gì? Hai cái muốn này hoàn toàn khác nhau, đừng lầm lẫn. Ví dụ bình thường khách hàng của bạn quan tâm đến hàng Fake 1 (Giá thấp hơn đồ hiệu nhưng cũng ở tầm khá cao), nhưng mấy hôm nay giá điện tăng đến vài lần thì có thể giờ họ chỉ còn muốn xài hàng bình dân do hết tiền. Không theo kịp -> Content của bạn sẽ sai.
Họ hay quan tâm chủ đề nào? Tâm lý và hành vi của họ ra sao? Thói quen chi tiêu thế nào? Sở thích cá nhân là gì? Có con hay chưa? vv…..
Khoanh vùng khách hàng mục tiêu càng chính xác và hiểu họ đủ sâu, Content của bạn càng có khả năng viết đúng gu khách hàng chừng đó. Khi đúng gu, họ sẽ ở lại với bạn.
b/ Tiêu đề phải gây chú ý.
Các thầy dạy tầm bậy tầm bạ sẽ chỉ cho bạn cách đặt tiêu đề giựt tít và bạn làm theo. Content của bạn đi tong rồi vì không hiểu đến nơi đến chốn vấn đề.
Bạn có cảm giác khó chịu không khi tiêu đề một đường, nội dung một nẻo? Khách hàng của bạn cũng sẽ có cảm giác tương tự như vậy và sẽ ghét bạn ngay lập tức với kiểu câu view như thế. Bạn nên nhớ rằng mục tiêu của Content là xây dựng uy tín hoặc thúc đẩy bán hàng chứ không phải để câu view.
Tiên sư bọn xúi bậy ăn tiền.
Giựt tít một chút không sai nhưng phải đồng bộ với nội dung thì mới là cách gây chú ý đúng. Tất nhiên mọi tiêu đề "Giựt tít" đều vô nghĩa nếu không tạo ra sự tò mò cho KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU mà chỉ thu hút đối tượng khác. Vậy nên để đảm bảo tiêu đề gây chú ý hiệu quả, hãy nghĩ từ góc nhìn của khách hàng mục tiêu và lợi ích của họ chứ không phải của bạn.
c/ Cấu trúc Content.
Cái này thật ra chúng ta đã được học từ nhỏ nhưng vì nhiều thầy cô truyền đạt dở quá hoặc ép chúng ta phải học những bài văn “Dở ẹt” rồi gật gù khen hay nên chúng ta thui chột khả năng viết của mình.
Đây cũng là lý do nhiều bạn hay than với chủ thớt rằng “Em không có khiếu, em viết dở lắm nên chắc em không hợp với món Content”, nhưng khi viết stt chửi lộn thì cực kỳ trơn tru, dài ơi là dài là bằng chứng rất rõ ràng cho thấy ai cũng viết Content được nếu hứng thú với thứ họ viết.
Chủ thớt là đứa chưa bao giờ được 7 phẩy môn văn, làm bài kiểm tra luôn tính coi đủ 22 dòng (1 trang) chưa để viết phần kết luận mà giờ có thể viết một lèo cả quyển sách là vì vậy.
Cấu trúc Content sẽ gồm 3 phần như sau:
- Mở đầu: Giống như tiêu đề, cần thu hút sự chú ý ngay lập tức với khách hàng mục tiêu. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự dẫn dắt từ từ rồi mới kết nối với nội dung chính muốn nói, chứ không phải đập thẳng trực diện.
Kiểu mở đầu như:
“Bây giờ tôi sẽ trình bày về chủ đề bảo vệ môi trường”,
Không bao giờ hấp dẫn bằng:
“Các bạn hãy thử nín thở trong hai phút và cho biết cảm nhận của mình. Rất khó chịu, rất mệt, thậm chí cảm giác chết tới nơi đúng không? Đó cũng là cảm giác đau đớn, quằn quại của những con sao biển khi các bạn nhấc khỏi mặt nước chỉ để thỏa mãn cảm giác Check in sang chảnh của mình.
Trong vô thức, các bạn đang tước đi mạng sống của loài khác chỉ để thỏa mãn thú vui của mình mà không hề hay biết. Và hành vi này chỉ là một trong những ví dụ rất nhỏ cho thấy chúng ta đang giết chết loài khác, giết chết môi trường một cách vô thức như thế nào. Đó cũng là mục tiêu chúng ta sẽ thảo luận ngày hôm nay, chủ đề về bảo vệ môi trường hiệu quả”.
Hãy tác động vào cảm xúc của người đọc, người nghe ngay từ đầu.
- Nội dung chính: Rõ ràng, súc tích, viết đến đâu phải giải thích chữ “Why” và cung cấp lợi ích đến đó. Không ai kiên nhẫn đọc nếu không thấy lợi ích cho mình.
Do đó thay vì đợi đến cuối bài, hãy cắt ra thành từng đoạn ngắn và chốt lợi ích từng phần.
- Kết bài: Sâu lắng hoặc sôi nổi tùy, nhưng phải thúc đẩy người khác ra quyết định (nếu là Content bán hàng) hoặc làm khách hàng phải luôn nhớ đến bạn (nếu để xây dựng thương hiệu cá nhân).
Rất nhiều bạn thiếu phần này hoặc kết thúc cực kỳ thô lỗ nên không chốt được đơn hàng nào cả dù đã bỏ công sức cho hai phần trên rất nhiều;
Số khác không xác định được ngay từ đầu là Content này để bán hàng hay xây dựng thương hiệu nên viết một đằng, kết thúc một nẻo không nhất quán. Vậy cũng tiêu.
5. TẠI SAO CÓ NGƯỜI ÁP DỤNG ĐÚNG - NHƯNG CONTENT VẪN KHÔNG HẤP DẪN?
Vì họ không đủ trải nghiệm về thứ họ viết.
Đa phần rớt vô những bạn thiếu trải nghiệm thực tế, chỉ biết có chút lý thuyết nhưng thích sử dụng xảo thuật copy nhào nặn; đọc vô là biết ngay lập tức. Khi bạn không đủ trải nghiệm thực tế, những thứ bạn viết có vẻ bóng bẩy nhưng cực kỳ sáo rỗng; hoặc bạn sẽ vướng vô lỗi “Dạy đời” kiểu ếch ngồi đáy giếng.
- Đây cũng là lý do chủ Thớt không thể hướng dẫn đủ sâu sát cho các bạn hỏi “Làm thế nào để viết các bài chuyên đề về Nhân Sự, Lãnh Đạo, Quản Lý hấp dẫn?”.
Một số quá trẻ, các bạn chưa có trải nghiệm về thứ mình sắp viết thì không ai giúp bạn được. Hãy lăn vô làm miệt mài, đến khi đủ thì viết lại trải nghiệm, về kết quả ứng dụng di, đảm bảo sẽ rất rất khác.
Đọc lại những bài viết cách đây mấy năm về Leadership, chính người đang viết bài này cũng thấy mắc ói vì quá tào lao và vô duyên dù hồi đó rất tự hào. Khác nhau ở chỗ có trải nghiệm và thiếu trải nghiệm là như thế.
- Câu hỏi kế tiếp được đặt ra là “Giờ viết ẹ quá, up lên bị mất khách và bị quê thì sao?
Để trở nên có duyên, các bạn phải đi qua các nấc thang “Vô duyên -> rất vô duyên -> cực độ vô duyên -> rồi mới đến có duyên”; mới bắt đầu đã sợ quê thì sao đi tiếp được. Có thấy chủ Thớt vô duyên không ? Chả sợ ma nào hết vì không có phản hồi sẽ không biết sửa chỗ nào.
Túm lại “Đừng cưỡng bức khách hàng like, share hay comment nữa”, bạn mang lại lợi ích cho họ thì họ sẽ tự nguyện làm để giữ bạn lại thôi. Và dẹp ngay kiểu thông báo “Lọc, lọc, lọc” một cách khiếm nhã ngay đi. Lọc là cần thiết nhưng không phải kiểu như thế. Những đứa đòi lọc chủ thớt mà chớ hề tương tác với chủ thớt đã bị block hết rồi. Tag ngay tên cái đứa không thèm like dạo cho bạn mà đòi lọc bạn vào đây để nó chừa.
Nguyễn Thanh Phong
Ngày đăng: 04-05-2019 1,821 lượt xem
Tin liên quan
- AI CŨNG CÓ THỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG NẾU...
- CHỈ CÓ LẬP DOANH NGHIỆP MỚI LÀ KHỞI NGHIỆP?
- ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG
- KHỞI NGHIỆP ĐIÊN CUỒNG VÀ CÁI KẾT
- CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NHÌN TỪ QUÁN BÚN ỐC
- MÔ HÌNH KINH DOANH – VÌ SAO THẤT BẠI?
- TẠI SAO MỘT SẢN PHẨM CÓ GIÁ CAO LẠI HẤP DẪN KHÁCH HÀNG HƠN GIÁ THẤP?
- NGƯỜI TA NÓI, SÁCH NÓI "MUỐN LÀM CHỦ DOANH NGHIỆP THÌ PHẢI BIẾT BÁN HÀNG" NHƯNG HỌ CHỈ NÓI CÓ MỘT PHẦN !
- NHỮNG LÝ DO THẤT BẠI TRONG KÊU GỌI VỐN - VÀ CÁ MẬP TỬ TẾ HỌ CẦN GÌ?
- BÃI BỎ TƯ DUY "ĐƠN XIN VIỆC"
- NHƯỢNG QUYỀN, CON ĐƯỜNG NGẮN ĐỂ BƯỚC RA THẾ GIỚI
- BÍ KÍP BÁN HÀNG ONLINE CỦA CÔ CHỦ 9X
- CHỐT SALES - COI CHỪNG BỊ ĐÓNG ĐINH SẢN PHẨM
- CÙNG SẢN PHẨM NHƯNG GIÁ RẺ HƠN. LÀM SAO ĐÂY?
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ "BÁN CÁI KHÁCH HÀNG CẦN"?