-
XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) TRONG DOANH NGHIỆP?
Công nghệ thông tin (CNTT) trong đó phần mềm quản lý đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh,…
Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của toàn thế giới, việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư…) của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đã đi trước trong việc ứng dụng CNTT đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Doanh nghiệp của Bạn có đang đứng ngoài cuộc?
---
Để xây dựng hệ thống CNTT, 4 giai đoạn mà các doanh nghiệp thường trải qua:
Giai đoạn 1: Đầu tư cơ sở về CNTT
- Trang bị cơ bản về phần cứng: máy tính, máy in, mạng LAN, WAN,...
- Trang bị cơ bản về phần mềm: đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên của doanh nghiệp: ms office, ...
- Và đào tạo nhân lực để sử dụng được hạ tầng và các ứng dụng này.
- Giai đoạn này nhằm xây dựng “nền tảng” cho các ứng dụng CNTT tiếp theo.
Giai đoạn 2: Tăng cường ứng dụng tác nghiệp và điều hành
- Đây là bước phát triển tự nhiên của hầu hết các doanh nghiệp, vì khối lượng thông tin xử lý càng tăng lên.
- Mục tiêu của giai đoạn này là đầu tư công nghệ phần mềm để nâng cao hiệu suất tác nghiệp và thống kê: quản lý bán hàng, tài chính-kế toán, quản lý nhân sự-tiền lương,...
- Các phần mềm có thể rời rạc, không đồng bộ dữ liệu.
Giai đoạn 3: Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất
- Nếu coi giai đoạn 2 là giai đoạn số hóa cục bộ, thì giai đoạn 3 là giai đoạn số hóa toàn thể doanh nghiệp.
- Việc tập hợp dữ liệu nằm rời rạc ở những phần mềm riêng lẻ gặp không ít khó khăn cho việc thống kê và đồng bộ thông tin, mất thời gian và nhân lực xử lý, đồng thời phát sinh các sai xót trong quá trình nhập lại cùng một thông tin vào các phần mềm rời. Tính kiểm soát và liên kết yếu.
- Từ đó, phát sinh nhu cầu triển khai các giải pháp đồng bộ để khắc phục các điểm yếu trên, giúp DN thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh như: ERP, SCM, CRM,… là cần thiết, và là bước tiến tự nhiên của quá trình phát triển.
- Văn hóa số góp phần tạo nên văn hóa kinh doanh doanh nghiệp, mà nền tảng là các chuẩn mực làm việc, các thước đo công việc mới, cùng hệ thống các quy định và công cụ đảm bảo cho việc thực thi đầy đủ các chuẩn mực đó trong toàn doanh nghiệp.
Giai đoạn 4: Đầu tư để biến đổi doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế
- Đầu tư CNTT vào sản phẩm và dịch vụ để tạo nên ưu thế về giá, tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm khác, phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Sử dụng Internet để hình thành các quan hệ TMĐT như B2B, B2C và B2G.
- CNTT là công cụ đắc lực trong việc thực thi các chiến lược kinh doanh.
---
Các giai đoạn đầu tư trên đây nhằm chỉ ra việc đầu tư CNTT trong doanh nghiệp phải phù hợp với sự phát triển và phục vụ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn.
Mô hình là một căn cứ tốt giúp DN quyết định đầu tư, cũng như là một mô hình tham chiếu cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên đó chưa phải là mô hình duy nhất.
Thêm nữa, tốc độ phát triển của doanh nghiệp và của công nghệ không phải khi nào cũng giống nhau, do vậy đôi khi có sự xen giữa các giai đoạn đầu tư CNTT với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Có thể có doanh nghiệp hội tụ được các điều kiện để bỏ qua một giai đoạn nào đó (vd giai đoạn 2), hoặc chọn được mô hình đầu tư khác với mô hình trên đây.
---
Đặc điểm nổi bật của eManGO là phần mềm ERP nguồn mở, giải pháp này có ưu điểm về chi phí, nền tảng mở rộng, đa công cụ và được tích hợp nên đồng bộ dữ liệu, có thể mở rộng và phát triển theo thời gian ứng với sự phát triển của doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình.
eManGO loại bỏ các phần mềm riêng lẻ ở các bộ phận trong một doanh nghiệp: Tài chính, Nhân sự, Kinh Doanh, Sản xuất, Kho… eManGO sẽ thay thế chúng bằng một nền tảng hợp nhất giúp đồng bộ dữ liệu.
---
Và vai trò của đội ngũ IT sẽ làm những gì?
1. Đảm bảo hạ tầng CNTT, hệ thống kết nối internet, wifi, các ứng dụng, máy chủ, domain server, database server, mail server, webserver, ftp server, file server , camera, phần mềm và các tài nguyên hệ thống… hoạt động ổn định phục vụ cho công việc tại doanh nghiệp.
2. Quản lý vận hành các phần mềm nghiệp vụ (ERP, Kế toán, Nhân sự, Quản lý công văn, …) trong doanh nghiệp.
3. Quản trị cổng thông tin, website, cập nhật nội dung ...
4. Quảng bá website, phụ trách triển khai chiến lược eMaketing trên website.
5. Nghiên cứu, xây dựng định hướng, chiến lược và phát triển CNTT để ứng dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển, chuyển giao công nghệ.
6. Thẩm định, kiểm tra, đánh giá, giám sát, nghiệm thu các dự án CNTT.
7. Chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động an ninh mạng – truyền thông của Công ty. Backup dữ liệu định kỳ, đánh giá, dự phòng các sự cố rủi ro.
8. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định, cấp quyền sử dụng.
9. Tiếp nhận yêu cầu và xử lý sự cố trong quá trình sử dụng phần mềm, vận hành máy tính, hệ thống phần cứng...
10. Thống kê, tổng hợp các loại rủi ro, các trường hợp lỗi trong hệ thống công nghệ thông tin, đề xuất hướng phòng ngừa, xử lý và khắc phục.
11. Xây dựng các quy trình, quy chế, quy định, quản lý thiết bị, nghiệp vụ; đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của doanh nghiệp.
12. Xây dựng tài liệu, biểu mẫu, đào tạo hướng dẫn sử dụng các phầm mềm ứng dụng trong nội bộ.
13. Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm. Đề xuất mua sắm, quản lý tài sản về công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
14. Thực hiện các báo cáo nội bộ theo quy định và các báo cáo khác theo yêu cầu của doanh nghiệp.
15. Cài đặt, bảo trì, quét virus, vệ sinh định kỳ các hệ thống máy chủ, máy trạm … trong doanh nghiệp.
16. Phát triển phần mềm nghiệp vụ trong doanh nghiệp.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của lãnh đạo doanh nghiệp.
Emanvn sẽ đồng hành cùng bạn xây dựng sự phát triển lên tầm cao mới.Chúc các bạn may mắn & thành công!Emanvn
Ngày đăng: 20-09-2017 3,301 lượt xem
Tin liên quan
- PHÂN TÍCH & RA QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN BÁO CÁO QUẢN TRỊ
- ĐỂ TRỞ THÀNH IT MANAGER CHUYÊN NGHIỆP
- IT MANAGER NHIỀU VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM HƠN BẠN NGHĨ
- ĐO LƯỜNG VÀ QUẢN LÝ TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN
- CÁC MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN THỜI CÔNG NGHỆ 4.0
- CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP VIỆT CẦN LÀM GÌ ĐỂ THÀNH CÔNG?
- ERP LÀ GÌ? TẠI SAO BẠN NÊN SỬ DỤNG eManGO?
- TRIỂN KHAI ERP & YẾU TỐ CON NGƯỜI
- ERP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
- KHI NÀO DOANH NGHIỆP CẦN ĐẦU TƯ ERP?
- ƯU ĐIỂM & XU HƯỚNG CỦA GIẢI PHÁP ONLINE
- TRIỂN KHAI CRM LÀ MỘT NGHỆ THUẬT?
- HỆ THỐNG QUY PHẠM NỘI BỘ & TÁC NGHIỆP THEO QUY TRÌNH
- VAI TRÒ CỦA QUY TRÌNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
- CÁC PHÂN HỆ eManGO TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP