-
CÁC MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN THỜI CÔNG NGHỆ 4.0
Ngày nay, xu hướng đào tạo qua ứng dụng công nghệ mang lại một loạt các lợi ích vượt trội như phá vỡ các rào cản về địa lý, rút ngắn thời gian đào tạo, đồng thời tiết kiệm được chi phí nhờ không phải tổ chức các lớp học hay thuê đơn vị đào tạo như quy trình cũ...
Khi hướng dẫn trực tiếp, một người truyền đạt hết thảy những gì anh ta biết cho một tập thể người không tương đương về hiểu biết, năng lực và sự quan tâm. Trong khi đó, những tài liệu trực tuyến nếu được phân chia theo trình độ chi tiết thì khi đến tay từng người sẽ hợp với nhu cầu của họ.
Đâu là mục tiêu của bạn
Bạn có nhân viên ở nhiều chi nhánh cách xa nhau nên huấn luyện trực tuyến để giảm chi phí so với tập trung trực tiếp? Hay bạn muốn kích thích nhân viên hăng say nâng cao tay nghề để cống hiến nhiều hơn cho công ty?
Có rất nhiều mục tiêu khi chuyển từ huấn luyện trực tiếp sang trực tuyến. Doanh nghiệp cần xác định mình cần gì. Và nếu muốn đạt tất cả những mục tiêu trên, thì phải liệt kê đủ những gì mình cần, để theo dõi tiến trình thực hiện và tính toán lợi ích thu được trước khi chuyển đổi hình thức.
Một số hình thức huấn luyện trực tuyến cơ bản:
+ Huấn luyện điện tử E-learning: là hình thức đơn giản nhất, tương tác đơn thuần giữa người và máy vi tính. Thông thường, kiến thức trình bày dưới dạng e-learning là kiến thức nền, nội dung tổng quát, không chuyên biệt công ty hay ngành nghề nào. Đa phần e-learning là thư viện sách tổng hợp trên máy vi tính.
+ Tài liệu trên nền tảng di động: tài liệu mà doanh nghiệp đang có thường là video, file định dạng “.pdf”, sách điện tử, đều là những tư liệu sẵn sàng cho môi trường đào tạo qua di động. Doanh nghiệp nên tập trung vào chính nội dung đào tạo và tìm cách làm cho nội dung ấy thích ứng với các loại thiết bị di động.
Đồng thời, hãy nghĩ cách lưu trữ các tư liệu đào tạo ấy sao cho dễ dàng gửi được đến thiết bị di động của nhân viên vào đúng khoảnh khắc mà họ cần đến.
Các chuyên gia cho rằng vẫn còn chỗ cho hình thức học trực tuyến kiểu “lật từng trang” màn hình. Tuy nhiên nếu chỉ như vậy thì quá lãng phí với môi trường di động.
+ Hội thảo trực tuyến: là hình thức kết nối giữa một diễn giả và nhiều nhân viên ở những vùng địa lý cách xa nhau. Những chương trình như WebEx, GoToMeeting, Adobe Connect, và Live Meeting là lựa chọn tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đối thoại giữa diễn giả và khán thính giả qua mạng chưa hoàn hảo như mong muốn.
+ Huấn luyện tập thể qua social learning: là hình thức “tiệm cà phê trực tuyến”, nơi các nhân viên kết nối để trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi thắc mắc để cùng đối thoại tìm câu trả lời. Và thỉnh thoảng, có chuyên gia các lĩnh vực vào hướng dẫn, giảng dạy.
+ Công nghệ đào tạo trên nền tảng đám mây thực sự mang đến cơ hội cho doanh nghiệp Việt: Điện toán đám mây là công nghệ rất tiên tiến vô cùng linh hoạt và đặc biệt hiệu quả về mặt chi phí.
+ Video đào tạo ngắn: Dave Zielinski nêu một ví dụ ở TELUS - một công ty viễn thông ở Canada, nơi mà nhân viên cho biết họ thích các video đào tạo ngắn từ một đến hai phút. Các video như vậy giúp các kỹ thuật viên mới của TELUS biết ngay các hướng dẫn ngắn khi triển khai công việc kỹ thuật của mình.
+ Sử dụng trò chơi qua công việc: với nội dung do người sử dụng tạo ra cũng là một cách hay. Có thể chia thành 5 cấp độ trưởng thành của nhân viên, bắt đầu từ đánh giá kiến thức và hiểu biết tổng quan về các sản phẩm, đi cao lên dần qua các trò chơi mang tính đào tạo và hấp dẫn.
Khi đạt được bước tiến trong đào tạo, nhân viên sẽ có thêm tài nguyên trong các ứng dụng di dộng dành cho họ, được thiết kế như là phần thưởng kèm theo, giúp mọi người hào hứng với các ứng dụng di động để tìm các câu trả lời mà trò chơi đưa ra.
Nhân viên bán hàng tích lũy điểm và huy hiệu ghi nhận thành công của họ ở mỗi cấp độ chơi. Đến cấp độ 4, nhân viên sẽ được yêu cầu phải sử dụng được kiến thức bán hàng đã học (và kiến thức học qua di động) để tự mình tạo ra các nội dung mới thực hiện được cho môi trường kinh doanh thực tế của chính họ.
+ Kết hợp các hình thức: Theo Docherty, tốt nhất là kết hợp huấn luyện trực tuyến hiện đại và huấn luyện trực tiếp truyền thống. Kết nối mặt đối mặt vẫn đem lại hiệu quả như ý nhất. Giữa các lần gặp mặt trực tiếp, có thể tổ chức huấn luyện trực tuyến để nhân viên thảo luận, viết bài thu hoạch, đóng góp ý kiến đánh giá chương trình...
Bắt đầu áp dụng huấn luyện trực tuyến
Quyết định hình thức rồi thì bắt đầu xem xét nội dung và tiến hành áp dụng.
Điều thường gây tranh cãi trong một số hình thức huấn luyện trực tuyến là đôi khi, doanh nghiệp không biết chính xác nhân viên nào đang học và họ tiếp thu đến đâu. Và lưu ý cuối cùng khi áp dụng hình thức huấn luyện trực tuyến là cân nhắc xem nó có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của bạn không.
Phải xem xét loại hình này như một chiến lược, do vậy phải có cả những hỗ trợ về hiệu quả đi kèm theo.
---
Tại Việt Nam, tình hình đào tạo nhân sự đang diễn ra như thế nào?
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ trong việc kết hợp các phương pháp đào tạo nội bộ, tuy nhiên việc ứng dụng đào tạo trực tuyến vẫn chưa áp dụng rộng rãi do cần nguồn tài chính rất lớn, điều này nằm ngoài khả năng của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ.
Công nghệ đào tạo trên nền tảng đám mây thực sự mang đến cơ hội cho doanh nghiệp Việt.
Điện toán đám mây là công nghệ rất tiên tiến vô cùng linh hoạt và đặc biệt hiệu quả về mặt chi phí. Theo thống kê, phương pháp đào tạo dựa trên công nghệ này giúp tiết kiệm 75% chi phí tổ chức đào tạo, rút ngắn ½ thời gian học và hiệu quả tăng 2,5 lần.
Hương Việt Group đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ này rất sớm từ năm 2014 và chính thức giới thiệu đến các doanh nghiệp từ 2017 dưới thương hiệu CLS.VN (Cloud Learning System) – Hệ quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây.
Điều đặc biệt là chi phí để đầu tư hệ thống CLS thấp, chỉ dao động từ 10.000 đến 20.000đ/nhân sự/tháng tùy quy mô triển khai và không tốn thêm bất cứ chi phí thường xuyên nào khác.
Hiện nay, Hương Việt Group đang có chính sách dùng thử miễn phí CLS trong vòng 45 ngày, các doanh nghiệp có thể ứng dụng CLS vào đào tạo ngay để trải nghiệm và đánh giá hiệu quả các lợi ích hệ thống mang lại cho đơn vị mình tại: https://cls.vn/
Emanvn | tổng hợp
Ngày đăng: 30-11-2017 1,130 lượt xem
Tin liên quan
- THỊ TRƯỜNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
- BUSINESS INTELLIGENCE TẠI DOANH NGHIỆP
- DASHBOARD NHẮM TỚI KẾT QUẢ: LIẾC NHANH DOANH NGHIỆP CỦA BẠN
- PHÂN TÍCH & RA QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN BÁO CÁO QUẢN TRỊ
- ĐỂ TRỞ THÀNH IT MANAGER CHUYÊN NGHIỆP
- IT MANAGER NHIỀU VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM HƠN BẠN NGHĨ
- ĐO LƯỜNG VÀ QUẢN LÝ TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN
- CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP VIỆT CẦN LÀM GÌ ĐỂ THÀNH CÔNG?
- ERP LÀ GÌ? TẠI SAO BẠN NÊN SỬ DỤNG eManGO?
- TRIỂN KHAI ERP & YẾU TỐ CON NGƯỜI
- ERP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
- KHI NÀO DOANH NGHIỆP CẦN ĐẦU TƯ ERP?
- ƯU ĐIỂM & XU HƯỚNG CỦA GIẢI PHÁP ONLINE
- TRIỂN KHAI CRM LÀ MỘT NGHỆ THUẬT?
- XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) TRONG DOANH NGHIỆP?