• PHÂN TÍCH & RA QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN BÁO CÁO QUẢN TRỊ

    Làm doanh nghiệp, đã bao giờ mọi người trải qua tình cảnh, làm mọi thứ dựa theo độ nhạy cảm với tình hình là chính mà không có một căn cứ là con số cụ thể nào?

     

     

    Và nhiều khi, chúng ta lại thấy chấp nhận điều đó. Rằng, các phát biểu ra rả tại các cuộc họp như dưới đây lại dường như nghe rất lọt tai và hợp lý?

    - Từ nửa năm trước doanh số đang ngày càng sụt giảm, đó là một tín hiệu không tốt.

    - Những cửa hàng khu vực phía Bắc tình hình kinh doanh tệ hơn khu vực phía Nam.

    - Chương trình khuyến mại không hiệu quả.

    - Số người ghé thăm cửa hàng giảm, dẫn đến doanh số giảm theo.

    @ Tuy nhiên, chúng lại là những lời giải thích không đầy đủ, khiến những người liên quan không có được nhận thức vấn đề một cách đúng đắn, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến những quyết định kinh doanh sai lầm.

     

    NHỮNG PHÁT BIỂU NHƯ THẾ RÕ RÀNG TOÀN LỖ HỔNG

     

    - Thứ nhất, khi chỉ nghe “đang sụt giảm” thì ở mỗi người lại có cách hiểu khác nhau. Có người nghĩ rằng doanh số chỉ bằng ½ năm trước, có người lại nghĩ giảm khoảng 20%, chúng tạo ra những ý hiểu khác nhau, gây tranh cãi về các quyết định kinh doanh khác nhau.

    - Thứ hai, cho dù là sụt giảm, thì để nhận xét tốt hay không tốt thì cần phải có phân tích sâu hơn, nhất là khi còn chưa biết mức giảm là bao nhiêu.

    - Thứ ba, khi cho rằng tình hình các cửa hàng phía Bắc đang xấu đi, người nghe cũng không biết so với khu vực phía Nam thì cái gì và mức độ tệ hơn là bao nhiêu

    - Thứ tư, mặc dù đã đưa ra nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do chương trình khuyến mại không hiệu quả, khách hàng giảm sút, nhưng vẫn còn quá mơ hồ vi không biết nó được đánh giá theo tiêu chí nào và bằng cách nào. Cũng có thể số người ghé đến không đổi, nhưng số lượng mỗi khách mua lại giảm.

    * Nhược điểm của phần báo cáo này đó là, mặc dù nêu được hiện tượng khách quan, nhưng vì không được số liệu hóa, do chưa xử lý data, nên thiếu tính cụ thể. Sau đó là phần câu chuyện tự dựng lên - bắt đầu từ nguyên nhân đến phương án đều theo hướng chủ quan, khiến cho xuất hiện cả núi vấn đề, dẫn đến một mớ rắc rối sau này cho việc thực hiện ra quyết định.

    Thay vì vậy, nếu báo cáo dựa trên số liệu đầy đủ, và phân tích chuẩn mực, thì các nhận định cùng với các quyết định được đưa ra sẽ cụ thể, rõ ràng và chính xác hơn.

    Ví dụ:

    Báo cáo có số liệu rõ ràng - sẽ giúp DN tránh quyết định sai ngay từ khi bắt đầu

     

    Tại doanh nghiệp của mình, mọi người có phân tích và ra quyết định chỉ dựa trên những báo cáo chung chung như vậy không?

     

     

    - Thảo Thạch | PTDNV -

    Ngày đăng: 15-05-2018 2,657 lượt xem