-
CEO, HR, TRAINING MANAGER ĐỪNG LÃNG PHÍ TIỀN MỜI CHUYÊN GIA ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO NHÂN VIÊN NỮA !!!
Khi không thấy kết quả ứng dụng, CEO sẽ nghi ngờ năng lực của HR hoặc Training Manager ngay lập tức và đó cũng là lúc uy tín, vị thế của họ không còn như cũ nữa vì bị "chuyên gia" hại một cách gián tiếp. Tại sao ?
Trong các diễn đàn HR, không hiếm tin đăng kiểu như "Em cần tìm chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm", "Em muốn đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên, anh/chị nào biết ai thì giới thiệu ạ ?". Những câu hỏi này chính là bước đầu tiên khiến doanh nghiệp cúng hết tiền đào tạo cho những chuyên gia kỹ năng mềm; còn những người phụ trách tìm kiếm khóa học sẽ bị vạ lây.
Có quá nhiều thứ được gọi là kỹ năng mềm. Năng lực sinh tồn, đánh lửa khi không có hộp quẹt, bơi lội, leo cây, giao tiếp, sáng tạo, tư duy phản biện,... đều là kỹ năng mềm hết. Vậy rốt cuộc bạn muốn đào tạo cái gì cho nhân viên ?
Ơ hay, làm việc trong doanh nghiệp thì tất nhiên là những kỹ năng mềm phục vụ cho doanh nghiệp rồi, hỏi gì lạ vậy? Tự nhiên dính đến bơi lội hay sinh tồn gì ở đây? Okie, vậy gom lại một chút là kỹ năng mềm phục vụ cho công việc nhé.
Tuy nhiên như vậy vẫn còn chung lắm. Đơn cử như việc đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ bán hàng thôi đã có hàng loạt kỹ năng như: Giao tiếp, lập kế hoạch, tổ chức công việc, quản lý thời gian, xây dựng mạng lưới mối quan hệ, đọc vị tính cách, nghệ thuật ứng xử, .....
Trong bộ giao tiếp để phục vụ cho công việc bán hàng lại chia thành vô số thứ khác như: Giao tiếp thuyết phục, giao tiếp rõ ràng súc tích, phương pháp liên tưởng để diễn đạt thông số phức tạp trở nên dễ hiểu, giao tiếp truyền cảm hứng, giao tiếp quyết đoán, phản đối không làm mất lòng, nghệ thuật lắng nghe, nghệ thuật gây thiện cảm,...
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể chỉ ra chính xác kỹ năng nào nhân viên cần được đào tạo, thứ tự kỹ năng được đào tạo, nút thắt cổ chai cần được mở để nhân viên có sự đột phá?
- Bạn bị chuyên gia chỉ biết múa mỏ lừa. Trong thời buổi lạm phát chuyên gia như hiện nay, đám nói hay và múa lửa cực nhiều. Nghe kiểu chuyên gia này chia sẻ nhiều người thấy rất hấp dẫn, rất hưng phấn nhưng cái đọng lại chỉ là vui, hoàn toàn không ứng dụng gì được hết. Làm sao ứng dụng được khi mọi thứ chỉ là chung chung và không có công cụ ứng dụng. Ở các công ty đa quốc gia thì ít gặp tình trạng này vì có bộ từ điển năng lực rất chuẩn, rất rõ ràng; nhưng những công ty VN thì rất hay bị lừa bởi chuyên gia dỏm vì thiếu đủ thứ.
- Bạn chọn đúng chuyên gia giỏi nhưng vì đưa ra yêu cầu chung chung, họ cũng sẽ dạy chung chung hoặc không đúng công cụ nhân viên đang cần. Thế là thầy giỏi cũng vô ích. Ví dụ đội ngũ bán hàng của bạn không thể chốt được đơn hàng vì thiếu quy trình tư vấn bài bản (Từ lúc tiếp cận đến lúc kết thúc) thì đào tạo kỹ năng giao tiếp thuyết phục là vô ích khi vừa nhảy vô là làm sai ngay các bước, là chào hàng ngay.
Hoặc họ tư vấn rất tốt rồi nhưng vì thiếu khả năng lập kế hoạch và quản lý số má nên doanh số lúc trồi, lúc sụt; vậy thì kỹ năng xây dựng mối quan hệ liệu có ích chăng? Kiến thức nào cũng có ích, nhưng nếu không nằm trong danh mục ưu tiên phải giải quyết trước (Nút thắt cổ chai trong đào tạo) thì vẫn không mang lại kết quả.
Cách đây không lâu một sếp HR đã than rằng "Em không ngờ cái trường có vẻ nổi tiếng vậy mà chuyên gia dạy quá sức tệ, toàn lý thuyết". Bạn thấy đó, trường nổi tiếng còn có chuyên gia dỏm dạt vào thì huống gì cả một rổ tự xưng là chuyên gia ngoài kia. Hãy cẩn trọng nếu không muốn dính đạn.
---
LÀM SAO ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ?
Nếu bạn đang ở Level có thể hiểu được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, có thể thảo luận với CEO về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, có thể phần nào nói câu chuyện về thị trường, về ngành công ty đang kinh doanh thì tin rằng bạn không vướng lỗi chọn sai chuyên gia hoặc sai chương trình. Tuy nhiên nếu chưa thì ít ra bạn cần:
- Tham vấn với CEO để thực sự hiểu chiến lược sắp tới của công ty cần những người có chính xác năng lực và kỹ năng gì? Năng lực tới đâu?
- Dựa trên tham vấn của CEO, hãy thảo luận thật kỹ với các trưởng phòng ban để hiểu công việc của họ và nhân viên họ; hỏi thật sâu xem nhân viên của họ đang bị lủng chỗ nào; đâu là nút thắt cổ chai; họ còn cách năng lực CEO muốn bao xa, ...?
- Tổng hợp thông tin, gạch đầu dòng những kỹ năng sẽ đào tạo, sắp xếp thứ tự đào tạo và thiết lập lộ trình.
- Mời Trainer về làm Focus Group cho đội ngũ sắp đào tạo (Không phải là người múa mỏ hay, mà là người đã ứng dụng tốt kỹ năng họ sắp dạy; hiểu ngành, hiểu mô hình kinh doanh).
- Đào tạo và follow up kết quả ứng dụng dựa trên công cụ và tình huống thực tế (Trainer thứ thiệt đều có công cụ giúp các bạn theo sát học viên).
Để đào tạo ra ngô, ra khoai, cần phải làm kỹ đến mức đó. Vậy nên hãy thôi dùng chữ "Kỹ năng mềm" mà hãy chỉ định chính xác Kỹ năng X". Gieo đúng, gặt đúng.
---
Ai đang tìm thầy quá gấp, không kịp tìm hiểu sâu về mô hình kinh doanh, trưởng phòng ban cần đào tạo không hiểu Coaching nhưng vẫn ép các bạn tìm khóa học thì liên hệ chủ thớt để được hướng dẫn trong 1 nốt nhạc. Đảm bảo sau 60 phút là xong series Leadership, Management, Sales Skill, Customer Service,... Đơn giản vì chủ thớt thiết kế mấy trăm chương trình rồi. Cái gì quen tay thì nhanh thôi.
Nguyễn Thanh Phong
Ngày đăng: 03-05-2019 1,295 lượt xem
Tin liên quan
- TẬN CÙNG CỦA CÔNG NỢ LÀ RỦI RO, AI GÁNH?
- HÃY CẨN TRỌNG VỚI SELLERS LUÔN "SAY YES" VỚI KHÁCH HÀNG VÌ THẬT RA...HỌ ĐANG "SAY NO" VỚI BẠN BẰNG VỎ BỌC "SAY YES" !
- TẠI SAO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG LÀM VIỆC KHÔNG HIỆU QUẢ ?
- CÁC HÌNH THỨC QUẢNG CÁO DIGITAL MARKETING VÀ LỜI KHUYÊN
- MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG CỦA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
- CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ Ư? XƯA RỒI!
- TÂM LÝ ĐỊNH GIÁ: 7 THỦ THUẬT VỀ GIÁ TRONG BÁN LẺ
- TÂM LÝ HỌC MARKETING: TÁC DỤNG GIÁN TIẾP (NHƯNG LÂU DÀI) CỦA QUẢNG CÁO
- TỰ THIẾT LẬP KPI CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (NHANH, GỌN, LẸ, XÀI ĐƯỢC LIỀN)
- NHÌN NHANH SỨC KHỎE DOANH NGHIỆP – “ĐẠI GIA” HAY “TIỂU NHỊ”
- TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ..., MÀ CÔNG TY PHÁ SẢN?
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI
- LÀM SAO ĐỂ KINH DOANH ĐA NGÀNH MÀ VẪN THÀNH CÔNG BỀN VỮNG?
- AROMA RESORT VÀ 3 BÀI HỌC XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG
- LÀM THƯƠNG HIỆU: PHÂN BIỆT HAY KHÁC BIỆT?