-
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ..., MÀ CÔNG TY PHÁ SẢN?
Tiền ở đây không phải là tiền mặt (cash), mà là tiền lời trong báo cáo tài chính. Tiền lời hay lợi nhuận là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá doanh nghiệp.
Tuy nhiên, rất nhiều người không hiểu lợi nhuận trên sổ sách kế toán, kể cả sổ sách báo cáo trung thực, bởi sức khỏe tài chính của doanh nghiệp không chỉ phản ảnh qua các chỉ số thường gặp, mà còn ở rất nhiều chỉ số khác mới nhìn được tính toàn diện.
Một công ty có lợi nhuận cao vẫn có thể chết bất đắc kỳ tử hay bị ốm yếu, bệnh hoạn, đến mức... khó qua khỏi. Và những nhà đầu tư khôn ngoan cũng không nhìn chằm chằm vào lợi nhuận để quyết định đầu tư cổ phiếu của cty có lời nhiều.
Bởi lời nhiều, nhưng công nợ nhiều và khó đòi thì sao? Lời nhiều, nhưng hàng tồn kho sắp hết hạn chất đống thì sao? Lời nhiều, nhưng thị phần giảm, doanh số đi xuống thì sao? Lời nhiều nhưng đường hướng phát triển bế tắc thì sao?
Nếu một công ty nào đó đang thua lỗ, bảo tôi làm cho nó có lời ngay, và xem đó là một chỉ tiêu dành cho CEO, tôi có thể làm cho nó có lời ngay. Nhưng sau đó thì nó chết hay ngắc ngoải thì tôi không chịu trách nhiệm à!
Muốn có lợi nhuận ngay lập tức, thật ra chẳng khó gì. Chỉ cần cắt giảm mọi thứ đến mức tối thiểu. Cắt bớt nhân sự, giảm lương, giảm hết mọi khoản chi phí, cắt hết các khoản đầu tư hay mua sắm. Rồi bán hàng cho nợ lâu hơn để tăng sức hấp dẫn lấy hàng. Rồi bán bớt đất đai, nhà xưởng để ghi lời theo sổ sách (đất mua từ lâu nên giá thấp, giờ bán giá chắc chắn cao hơn)… Vậy là báo cáo tài chính thấy lời ngay. Nhưng rồi sau đó thì sao?
Lợi nhuận là cần thiết, nhưng tài chính lành mạnh và tăng trưởng bền vững mới là thứ cần hơn. Và cuối cùng là sức hấp dẫn của giá cổ phiếu. Một cổ phiếu có giá thị trường cao không hẳn là vì công ty có lời nhiều. Nó phụ thuộc vào thương hiệu, thị phần, chiến lược, tiềm năng phát triển, năng lực của đội ngũ quản lý, lãnh đạo, và nhiều thứ khác… Có khi nó phụ thuộc vào một mối quan hệ đặc biệt nào đó, hay một bí quyết công nghệ vừa mới phát minh…
Không ít công ty báo lỗ thường xuyên, nhưng thị phần vẫn tăng, thương hiệu vẫn mạnh, và giá cổ phiếu vẫn tăng đều. Có hay không, các bạn?
(Bài đã post 2 năm trước, post lại cho mọi người đọc kỹ lại. Hình minh họa so sánh giữa tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản).
@ tạm dịch:
Tối đa hóa lợi nhuận Tối đa hóa giá trị tài sản Mục tiêu chính của nó là kiếm được số tiền lãi lớn. Mục tiêu chính của nó là đạt được giá trị thị trường cao nhất của cổ phiếu phổ thông. Nó nhấn mạnh ngắn hạn. Nó nhấn mạnh lâu dài. Nó bỏ qua giá trị thời gian của tiền bạc. Nó xem xét giá trị thời gian của tiền bạc. Nó bỏ qua rủi ro và không chắc chắn. Nó nhận ra rủi ro và không chắc chắn. Nó bỏ qua thời gian quay đầu. Nó nhận ra thời gian quay đầu. Long Nguyen Huu - Group PTDNV
Ngày đăng: 03-05-2019 996 lượt xem
Tin liên quan
- CÁC HÌNH THỨC QUẢNG CÁO DIGITAL MARKETING VÀ LỜI KHUYÊN
- MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG CỦA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
- CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ Ư? XƯA RỒI!
- TÂM LÝ ĐỊNH GIÁ: 7 THỦ THUẬT VỀ GIÁ TRONG BÁN LẺ
- TÂM LÝ HỌC MARKETING: TÁC DỤNG GIÁN TIẾP (NHƯNG LÂU DÀI) CỦA QUẢNG CÁO
- CEO, HR, TRAINING MANAGER ĐỪNG LÃNG PHÍ TIỀN MỜI CHUYÊN GIA ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO NHÂN VIÊN NỮA !!!
- TỰ THIẾT LẬP KPI CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (NHANH, GỌN, LẸ, XÀI ĐƯỢC LIỀN)
- NHÌN NHANH SỨC KHỎE DOANH NGHIỆP – “ĐẠI GIA” HAY “TIỂU NHỊ”
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI
- LÀM SAO ĐỂ KINH DOANH ĐA NGÀNH MÀ VẪN THÀNH CÔNG BỀN VỮNG?
- AROMA RESORT VÀ 3 BÀI HỌC XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG
- LÀM THƯƠNG HIỆU: PHÂN BIỆT HAY KHÁC BIỆT?
- KHI SỰ TỬ TẾ LÀ THƯƠNG HIỆU
- TÁI CẤU TRÚC HÃY “CHỌN MẶT, GỞI VÀNG”
- ĐỂ TÁI LẬP - TÁI CẤU TRÚC THÀNH CÔNG