• TÂM LÝ ĐỊNH GIÁ: 7 THỦ THUẬT VỀ GIÁ TRONG BÁN LẺ

    Chuyện có thật 100%. Tôi ghé tiệm bánh gần nhà để mua bánh mì, liếc qua bảng giá ghi “1 ổ 5000, 2 ổ 10,000, 3 ổ 12,000". Vậy là không cần do dự mua ngay 3 ổ, mặc dù trước đó chỉ có ý định mua 2 ổ.

    Vì sao có bài viết này?

    Trong đầu tự nhiên có suy nghĩ 1 ổ bánh mỳ quá rẻ, chỉ có 4000đ. Và bạn biết điều gì không? Về nhà, sau khi nhớ lại, trước đây mình mua 1 ổ bánh mỳ cũng chỉ có.... 4000đ.

    Rất, rất có thể sau khi đưa cái bảng giá "bá đạo" kia, doanh số bánh mỳ sẽ tăng từ 1,5 - 2 lần. Từ câu chuyện có thật trên, tôi thử tìm hiểu và khám phá nhiều điều thú vị về tâm lý giá cả mà các nhà kinh doanh đã áp dụng.

    ---

    Tâm lý giá cả giải thích lý do tại sao nhiều khi chúng ta tiêu tiền một cách ngớ ngẩn. Các nhà bán lẻ luôn có những thủ thuật: điều chỉnh các thẻ giá và đưa ra các chương trình khuyến mãi "đặc biệt" để khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn bình thường.

    Tại sao chúng ta có vẻ dễ bị dẫn dắt như vậy? Một phần, chúng ta thường suy nghĩ theo những cách nhất định. Nhưng một phần khác: mọi người thường quá bận rộn và mất tập trung để tiếp nhận tất cả các sắc thái hoạt động trong tiềm thức.

    ---

    Sau đây là một số thủ thuật định giá phổ biến dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia tiếp thị và khoa học hành vi.

    1. Miễn phí

    Những thứ miễn phí đưa bạn đến một cửa hàng hoặc trang web nơi bạn có khả năng để mua những thứ khác.

    Về mặt tâm lý học, từ "miễn phí" ngụ ý không có nhược điểm hay rủi ro. Một giao dịch mua một tặng một hoặc miễn phí vận chuyển - có thể làm người tiêu dùng đơn giản là không thể cưỡng lại.

    2. Ký hiệu $

    Giá có ghi ký hiệu đô la đã được chứng minh là làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Một nghiên cứu của Đại học Cornell năm 2009 cho thấy thực khách trong các nhà hàng cao cấp đã chi tiêu ít hơn đáng kể khi thực đơn có chữ "đô la" hoặc ký hiệu "$". Trong một xã hội nơi chúng ta quá tải thông tin, người tiêu dùng có xu hướng đi theo con đường ít kháng cự nhất. Các nhà hàng đắt tiền thường có giá tối giản kiểu như " 24 "- nghĩa là 24 đô la - bởi vì họ muốn bạn tập trung vào menu chứ không phải giá cả.

    3. 10 hộp giá $10

    Bạn có thể thấy điều này tại các siêu thị: "10 hộp ngũ cốc với giá 10 đô la". Người tiêu dùng thường nghĩ rằng họ phải mua 10 hộp để có giá 10 đô - nhưng đôi khi đó chỉ là một cách nói giá 1 hộp là 1 đô la. Bạn không cần phải mua 10 hộp để có được giá rẻ, nhưng một số khách hàng vẫn thường mua 10 hộp.

    4. Mỗi người chỉ được mua 5 hộp

    Bạn cũng có thể thấy cách ghi giá này tại siêu thị: "Giới hạn 5 hộp cho mỗi khách hàng."

    Điều này khiến mọi người nghĩ rằng: "Ồ, sản phẩm này thật khan hiếm. Tôi nên mua cái này ". Nó có xu hướng lôi kéo mọi người mua nhiều hơn họ muốn.

    5. Yếu tố số 9

    Giá kết thúc bằng 9, 99 hoặc 95 được gọi là "giá quyến rũ". Bởi vì chúng ta đọc các số từ trái sang phải, chúng ta mã hóa một mức giá 7,99 đô là 7 đô - đặc biệt khi chúng ta đọc quá nhanh. Nó được gọi là - hiệu ứng chữ số bên trái: Chúng ta mã hóa nó trong tâm trí trước khi chúng ta đọc tất cả các chữ số.

    6. Dễ tính toán

    Một số cửa hàng ghi giá "giá cũ 10 đô, giảm giá còn 8 đô." Nhưng bạn sẽ hiếm khi thấy bảng giá "giá cũ $10, giảm giá $ 7,97."

    Tại sao? Nếu sự khác biệt là dễ tính toán, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng đó là một thỏa thuận tốt hơn và lớn hơn". Vì vậy, mặc dù một thỏa thuận $7,97 giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn (và có số 9 trong đó). Bởi vì chúng ta muốn đi theo con đường ít kháng cự nhất.

    7. Cỡ chữ

    Các giáo sư tiếp thị tại Clark University và The University of Connecticut nhận thấy rằng khách hàng nhận thức giá sản phẩm tốt hơn khi giá được viết bằng một phông chữ nhỏ thay vì một kiểu chữ lớn, in đậm. Bởi vì, "trong suy nghĩ của chúng ta, cường độ vật lý có liên quan đến cường độ số".

    Nguyễn Ngoan - Group PTDNV

    Ngày đăng: 03-05-2019 1,922 lượt xem