-
HÃY CẨN TRỌNG VỚI SELLERS LUÔN "SAY YES" VỚI KHÁCH HÀNG VÌ THẬT RA...HỌ ĐANG "SAY NO" VỚI BẠN BẰNG VỎ BỌC "SAY YES" !
ĐÁNG NÓI HƠN LÀ CÁCH "SAY NO" GIÁN TIẾP NÀY ĐỂ LẠI HẬU QUẢ TỒI TỆ GẤP NHIỀU LẦN SO VỚI "SAY NO" TRỰC TIẾP. - Anh/chị cứ yên tâm, giá nào em cũng làm được. - Em sẽ giảm giá hết mức theo ý anh/chị muốn với chất lượng không đổi. - Em cam kết sẽ mang lại dịch vụ hạng A nhưng với ngân sách đầu tư chỉ ở mức hạng B mà thôi.
ĐÁNG NÓI HƠN LÀ CÁCH "SAY NO" GIÁN TIẾP NÀY ĐỂ LẠI HẬU QUẢ TỒI TỆ GẤP NHIỀU LẦN SO VỚI "SAY NO" TRỰC TIẾP.
- Anh/chị cứ yên tâm, giá nào em cũng làm được.
- Em sẽ giảm giá hết mức theo ý anh/chị muốn với chất lượng không đổi.
- Em cam kết sẽ mang lại dịch vụ hạng A nhưng với ngân sách đầu tư chỉ ở mức hạng B mà thôi.
Thật ngọt ngào và êm tai phải không nào.
Là người tiêu dùng, tui cũng rất thích được nuông chìu như thế vì rõ ràng mọi thứ đang theo ý mình, chẳng còn gì tuyệt vời hơn thế khi đi mua hàng. Tuy nhiên với kinh nghiệm tiếp xúc với rất nhiều nhân viên kinh doanh, đàng hoàng có, bịp bợm có, tui nhận ra rằng "Nghe vậy mà không phải vậy". Chúng ta thử phân tích xem nhé.
---
Xét về phương diện tài chính:
Để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển, doanh nghiệp đó phải có nguồn tiền vững mạnh. Hoặc từ nguồn vốn sẵn có, hoặc từ nhà đầu tư, hoặc từ lợi nhuận, hoặc tốc độ xoay vòng vốn cực nhanh. Nhưng cho dù nguồn tiền có nhiều đến mức nào đi chăng nữa thì cái đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận và tối đa hóa giá trị cổ phiếu.
Vấn đề chỉ là tùy vào chiến lược, lợi nhuận có thể đến trước hoặc đến sau.
Một số công ty thậm chí chịu lỗ trong nhiều năm liền (lỗ có kế hoạch) nhưng họ chấp nhận vì mục tiêu dài hạn, vì muốn tạo ra sự đột phá cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy vẫn có những doanh nghiệp chấp nhận giảm giá đến mức thấp nhất (bán hòa vốn hoặc bán lỗ trong kế hoạch) cho khách hàng nhưng vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn tốt nhất. Và phần chênh lệch giá này được xem như là chi phí Marketing cho công ty. Điều gì xảy ra nếu công ty không hề có ý định bán lỗ, bán hòa vốn để làm Marketing ?
1. Seller nói dối để ký hợp đồng nhưng rồi sếp không duyệt và hủy hợp tác vào phút chót.
- Nếu là người tiêu dùng đơn thuần hậu quả chúng ta gánh phải chỉ là bực mình, không mua được sản phẩm hoặc cắn rang trả đúng giá để sở hữu sản phẩm với trạng thái không tốt.
- Nếu là người mua hàng cho công ty chúng ta sẽ khiến công việc bị chậm trễ, phải làm việc gấp đôi để bù vào, phải dành thời gian để tìm nhà cung cấp mới (thường thì trong tình huống gấp gáp và bị cảm xúc tiêu cực chi phối thì xác suất tìm được đối tác tốt rất khó) Kết quả: Tìm được nhà cung cấp như ý nhưng mệt mỏi; tìm không ra nhà cung cấp mới và mất uy tín; hoặc tìm được nhà cung cấp mới nhưng chất lượng không như ý và cũng mất uy tín.
2. Seller nói dối để ký hợp đồng, sếp duyệt nhưng sản phẩm và dịch vụ chắc chắn bị cắt xén số lượng hoặc chất lượng bằng cách này hay cách khác.
- Nếu là người tiêu dùng đơn thuần chúng ta sẽ nếm trải cảm giác cực kỳ khó chịu khi sử dụng sản phẩm không đạt chất lượng như ý. Thời mới ra trường còn nghèo rớt mùng tơi, tui từng một lần bị dính đạn khi không dám mua đôi giày cho đàng hoàng với giá 360k mà lại đi mua đôi giày vỉa hè 100k vì ham rẻ. Kết quả là chỉ sau 2 ngày đôi giày bị rách. Tính ra chi phí sử dụng là 50k/ngày và so ra thì đắt gấp 50 lần đôi giày 300k nhưng xài được đến 1 năm. Tính già hóa non là thế. Sau lần đó cạch mặt giày vỉa hè luôn.
- Nếu là người mua hàng cho công ty thì khỏi phải nói vì hậu quả còn lớn hơn rất nhiều lần vì sếp sẽ cho rằng chúng ăn tiền hoa hồng nên mới ký hợp đồng với một đối tác ẹ như thế. Nhẹ hơn thì phải công ty phải bỏ tiền ra giải quyết hậu quả và ôm cục tức to tướng. Dù thế nào thì uy tín của bạn đối với sếp sẽ bị sụt giảm đáng kể.
3. Seller nói thật về chuyện giảm giá với chất lượng tương đương do thiếu kiến thức, sếp không duyệt và hủy hợp tác vào phút chót.
Giống trường hợp 1.
4. Seller nói thật về chuyện giảm giá với chất lượng tương đương do thiếu kiến thức, sếp duyệt nhưng sản phẩm và dịch vụ chắc chắn bị cắt xén số lượng hoặc chất lượng bằng cách này hay cách khác.
Giống trường hợp 2.
Cả 4 trường hợp Sellers đều “Say Yes” với chúng ta nhưng thật sự thì họ đang “Say No” với trách nhiệm, với cam kết và sẽ để chúng ta gánh lấy hậu quả sau đó bất kể là cố ý hay vô ý. Vậy nên khi mua hàng hãy tuyệt đối cẩn trọng với những Mr/Ms Always Yes để khỏi mất tiền oan, khỏi ôm cục tức và mất uy tín. Trừ khi giá là ưu tiên số 1 của bạn, những thứ khác không quan trọng thì cứ đè Sellers ra bắt SAY YES.
---
CHIA SẺ VỚI CÁC SẾP:
Các CEO, các Giám Đốc Bán Hàng cần quán triệt tư tưởng này cho đội ngũ bán hàng ngay từ đầu để sấp nhỏ không Say Yes, Say Ok bừa bãi vì hậu quả sau đó chúng ta sẽ gánh.
Khi tuyển dụng hãy đặt câu hỏi với đáp án là “No” để đánh giá ứng viên. Đứa nào dễ dãi "Say Yes" thì hoặc là vô tích sự, hoặc là không có chính kiến hoặc bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Tuyển bọn này vô thì chỉ có chết đến bị thương.
Muốn tụi nhỏ dám "Say No" thì các sếp phải dám "Say No" trước để làm gương. Không thể bắt tụi nhỏ làm cái mà mình không làm được.
Nguyễn Thanh Phong - Gr.PTDNV
Ngày đăng: 13-05-2019 1,341 lượt xem
Tin liên quan
- LẠI CHUYỆN LƯƠNG 3P
- CHÚNG TA CẦN QUẢN LÝ HAY QUẢN TRỊ?
- SẾP THẤT BẠI, BẠN ĐƯỢC GÌ? SAO KHÔNG GIÚP SẾP THÀNH CÔNG?
- MARKETING ĐÁNH VÀO NỖI SỢ CHỈ LÀ CƠ BẢN!
- CÁI THÙNG CÓ THANH NGẮN NHẤT VÀ GÓC NHÌN VỀ QUẢN LÝ CON NGƯỜI
- CHỐT SALES KHÔNG ĐƯỢC, TỘI CỦA THÍM NÀY GẤP 10 LẦN SELLERS !
- ỨNG VIÊN GIỎI NHƯ SIÊU NHÂN VẪN CÓ THỂ GIẾT CHẾT DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ?
- TẬN CÙNG CỦA CÔNG NỢ LÀ RỦI RO, AI GÁNH?
- TẠI SAO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG LÀM VIỆC KHÔNG HIỆU QUẢ ?
- CÁC HÌNH THỨC QUẢNG CÁO DIGITAL MARKETING VÀ LỜI KHUYÊN
- MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG CỦA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
- CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ Ư? XƯA RỒI!
- TÂM LÝ ĐỊNH GIÁ: 7 THỦ THUẬT VỀ GIÁ TRONG BÁN LẺ
- TÂM LÝ HỌC MARKETING: TÁC DỤNG GIÁN TIẾP (NHƯNG LÂU DÀI) CỦA QUẢNG CÁO
- CEO, HR, TRAINING MANAGER ĐỪNG LÃNG PHÍ TIỀN MỜI CHUYÊN GIA ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO NHÂN VIÊN NỮA !!!