-
CỔ VẬT, TÌNH CỦA NGƯỜI CHƠI - HIẾM LẮM !!
Cổ vật là lĩnh vực đặc thù, rất kén chọn người chơi và chỉ số ít am tường chính xác về cổ vật, chưa kể rất nhiều “dòng” khác nhau. Bên cạnh đó, cổ vật thường không có giá niêm yết, có những món hàng tỷ đồng nhưng cũng có thể là vài đồng. Vậy nên, trong giới này, trắng đen cứ nhộm nhoạm, lừa lọc thì vô biên…
Tình của nghề chơi, hiếm lắm!
Một người sưu tầm nói tôi rằng: “Trong nghề đồ cổ, còn đồ quý thì còn nhiều kẻ ghé thăm, săn đón, đồ bán đi rồi thì chẳng ai rỗi việc ghé thăm hay giao lưu nữa đâu”.Chỉ là nghề chơi thôi mà, sao lại bạc bẽo thế nhỉ?Có nhiều cách chơi, cách sưu tầm của những người yêu cổ ngoạn, nhưng cách nào cũng dựa chính trên căn cơ là kinh tế mỗi người.Với người tinh tế, gu thẩm mĩ cao, kinh tế dồi dào, họ sẽ chọn những món đẹp, kỹ thuật, độc bản. Cũng có người tình yêu thì mãnh liệt, nhưng kinh tế có hạn, họ chấp nhận sưu tầm những hiện vật vừa khả năng của mình, gọi nôm na là loai khoai, bày biện trong tủ cho đẹp mắt (nếu là người chơi), còn là người buôn bán thì cũng là cách xoay vòng vốn nhanh để còn tiếp tục sưu tầm.Có người sưu tầm cổ vật, bày biện trong nhà một thời gian, đến khi thấy có giá trị kinh tế lại bán, lãi chút đỉnh vai ba triệu, hay cao hơn là vài ba chục triệu, vậy là mãn nguyện, túi lại rủng rỉnh để tìm mua đồ đẹp hơn.Người có tư duy dài hạn, trường vốn, cũng miệt mài mua, rồi bán ra những thứ vừa tầm, đủ kiếm lãi lặt vặt và chỉ giữ lại những món đồ thực sự giá trị, gôm thành bộ sưu tập theo đam mê riêng. Và chỉ khi thực sự cần, họ sẽ bán một lúc cả bộ sưu tập, hiển nhiên với giá cao hơn rất nhiều so với tính theo món, người mua chấp nhận ở họ sự đầu tư thời gian, công sức, và gom góp hiện vật, để trả một mức giá cao hơn thị trường. Âu cũng là chuyện sòng phẳng, đôi bên từ người mua đến người bán đều cảm thấy mãn nguyện.Trong giới đồ cổ, cũng có không ít người… đột nhiên giàu vì nhiều lẽ, nhảy vào nghề chơi vì tiền đang thừa, giới chơi này được một nhóm không hề nhỏ kéo theo với tiền hô hậu ủng, rình rang, ca ngợi nhà sưu tập lên mây, cốt để xuống tiền mua những món đồ các thợ chạy, người buôn muốn bán. Do mới vào nghề, non tay là một phần, mua bằng tai là chính, nên trong sưu tập của họ, không khó để nhận ra đồ sửa, đồ giả, đồ lắp ghép… tất nhiên cũng có cả đồ quý hiện diện.Những vàng thau lẫn lộn ấy, khi khách ghé thăm, không hiểu nhiều về cổ vật nên cứ thấy xếp lớp là choáng ngợp, khen lấy khen để, khiến nhà sưu tập lúc nào cũng trong tâm thế đi trên mây, trên gió, sống trong phù du ảo tưởng từ những lời chót lưỡi đầu môi.Thị trường đồ đào, đồ với sông, vớt biển, cũng khan hiếm dần, người chơi cũng ít xuất hiện hơn trước, cũng bởi đồ đẹp, đồ thật không còn nhiều. Muốn tầm được đồ chày – chưởng, phải lọ mọ trong các sưu tập tư nhân, năn nỉ nhượng lại.Chuyện săn đồ từ các sưu tập tư nhân, cũng đầy các chiêu phép, bài vở, với kết cục cuối cùng là làm sao thỉnh được món đồ ấy đem đến tay một nhà sưu tầm khác với giá cao hơn.Bởi cái sự lợi ấy, nên để mua được đồ, nhiều khi phải giả lả, bề ngoài thân thiết, anh em chí cốt, tâng bốc nhau lên mây xanh, đến ngày đẹp trời tin tưởng nhau, trao hàng cho giặc, khi đồ quý không còn, anh em chiến hữu hết lui tới, gặp mặt chẳng thèm thăm hỏi chứ đừng nói đường lui tới thăm nom, nhiều người chơi hiểu ra cơ sự thì đã muộn.Tôi còn biết chuyện những nhà sưu tập có tuổi, thợ săn đồ có cả đội quân các em trẻ đẹp xinh tươi, đưa vào nhà, lấy cái cớ rất nhân văn là yêu cổ vật chứ kỳ thực đằng sau là dùng mỹ nhân kế để đoạt được đồ quý và bán cả thứ khác với giá hời.Dĩ nhiên, ở đời, khôn – dại tại nhân, nói kiểu chợ búa tí là: Ngu ráng chịu. Lại có những nhà sưu tập mới vào nghề, bị đám đông chăn dắt, tôn lên đại ca, chiếu trên, và phong tỏa các mối quan hệ với các nhà sưu tập đúng nghĩa, mục đích để dễ bề thổi cổ vật lên giá cao, xẻ thịt dần chú nai ngơ ngác.Lại có kiểu sưu tầm cổ vật theo kiểu rình mồi, cứ chờ đến lúc người sở hữu sa cơ lỡ vận, khi ấy bề nổi là ra tay nghĩa hiệp, mua giúp anh em, nhưng kỳ thực là cơ hội để đè giá, lấy nỗi khổ của người khác để làm vui sở thích của mình.Mua không được món đồ ưng ý trong sưu tập tư nhân thì hè nhau quây, thả giá cột điện, ngất ngưởng mây xanh để người chơi hoang mang, chìm vào ảo tưởng, có khi xuống đáy lỗ mà giấc mộng đồ chày vẫn còn vương vất vưởng.Bề nổi của nghề chơi cổ ngoạn, tứ hải đều là anh em, nhưng nhìn đi nhìn lại trong những người gọi nhau là anh em đấy, không mấy lạ lẫm khi ngày qua ngày, lại nghe chuyện hoặc chứng kiến anh thịt em, em thịt anh, hay anh em tan đàn xẻ nghé.Hiếm thú chơi nào đậm chất phong lưu, dày đặc văn hóa, đầy tính nghệ thuật như cổ ngoạn, nhưng cũng chẳng thú chơi nào mà độ sát phạt nhau dữ dội, tàn khốc, cạn tình nghĩa… như bộ môn này…Thôi thì tùy duyên hoan hỉ, tùy người gieo duyên.-------------Tác giả: Trương Việt Anh......
Xem thêm:
Ngày đăng: 25-04-2024 192 lượt xem
Tin liên quan
- Tại sao đồng hồ Thụy Sĩ lại đắt như vậy?
- Tại sao đồng hồ Ulysses Nardin lại đắt như vậy?
- Có ai làm đồng hồ theo phong cách Richard Mille nhưng rẻ hơn không?
- Tại sao đồng hồ Tissot "Swiss Made" lại có giá phải chăng như vậy?
- Tại sao đồng hồ Lucien Piccard lại rẻ như vậy?
- Moto Rumi - Chiếc xe đua con kiến độc đáo tại Sài Gòn
- 10 xe máy cổ hàng hiếm và đắt tiền
- Phân biệt Gold Plated, Gold Filled, Gold Cap và Solid Gold
- LỊCH SỬ "GRAND SEIKO" - ĐỒNG HỒ CHÍNH XÁC NHẤT THẾ GIỚI
- LỊCH SỬ "KING SEIKO" - VỊ VUA BỊ LÃNG QUÊN
- LỊCH SỬ SEIKO
- LỊCH SỬ CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ THẾ GIỚI & CHUẨN "CHRONOMETER"
- CHƠI ĐỒNG HỒ CỔ - CUỘC CHẠY ĐUA CỦA “CẢM XÚC”!
- PHA “ĐỐT” TIỀN “KHÓ HIỂU” CỦA DÂN CHƠI ĐỒNG HỒ CỔ
- 7 “CẤP ĐỘ” CHƠI ĐỒNG HỒ? BẠN ĐANG Ở CẤP ĐỘ NÀO?