• LÃNH ĐẠO: "NƯỚC TRONG QUÁ THÌ KHÔNG CÓ CÁ"!

    Những biểu hiện, hay kết quả bên ngoài xuất hiện chỉ là tấm gương phản chiếu những điều đang diễn ra trong tâm trí của chúng ta – những niềm tin, cách thức suy nghĩ, mindset, quy trình mới là yếu tố quyết định và quan trọng để lãnh đạo hiệu quả.

    Có thể thấy cách hành xử của các nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng nhiều hành vi lãnh đạo phù hợp vào những thời điểm khác nhau. Những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người có thể sử dụng nhiều phong cách ứng xử khác nhau, và lựa chọn phong cách phù hợp cho từng giai đoạn.

    Nên bạn thường cần phải điều chỉnh phong cách của mình để phù hợp với một nhóm hoặc tình huống cụ thể. Và đây là lý do tại sao việc tìm hiểu kỹ lưỡng về các lý thuyết lãnh đạo khác nhau sẽ rất hữu ích.

     

     

    1. Lãnh đạo của Khổng Tử:

    Khổng Tử: “Người quân tử trị vì dân chúng, không nên thiết lập những tiêu chuẩn quá cao. Không nên thuyết dụ nhân dân bằng những mục đích quá xa vời thực tế. Đừng c.ư.ỡ.ng ch.ế họ làm những việc mà họ không có khả năng”.

    - Theo ông, nước trong quá thì không có cá, người thấy nhiều thứ quá rõ ràng thì không có người theo. Ngày xưa, vương miện của các hoàng đế thường có các chuỗi ngọc rủ xuống che phủ khuôn mặt để họ không nhìn quá rõ mọi thứ. Mão che kín lỗ tai để không nghe quá nhiều điều. Một khi trong dân chúng xuất hiện yêu tặc nổi dậy, sẽ chấn chỉnh lại tình huống.

    Chúng ta nghiêm khắc nhưng vẫn độ lượng để người ta có thể tự thấy những chỗ không toàn vẹn của mình. Nên truyền giảng những nguyên lý phù hợp với mức độ tiếp thu của mọi người. Giáo dục cho họ có khả năng độc lập tư duy dựa trên những nguyên lý và tự tìm ra phương hướng cho bản thân!

    Khi người phạm lỗi lầm, đừng làm mọi thứ để chỉ ra lỗi lầm của họ, hãy khoan dung và tha thứ cho họ dựa vào những điều tốt đẹp mà họ đã làm trong quá khứ. Điều đó sẽ giúp họ ngày càng trở nên tốt hơn, như một người chết đi mà được sống lại. Đấy là một phương cách của đấng trị vì.
     
    Muốn người khác tin theo, tốt nhất là khiêm tốn lắng nghe quan điểm của người khác trước. Muốn một mệnh lệnh được thực thi nhanh chóng, tốt nhất là hãy tự mình làm gương. Muốn người sớm quy phục mình, cách tốt nhất là dạy cho họ những luật chân chính. Nếu có thể đạt được những điều trên thay vì chỉ biết mắng mỏ và trừng phạt, ta sẽ là một người lãnh đạo được yêu mến.
     
    - “Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõ”, ý nói rằng chúng ta nên đối xử với người khác bằng nhẫn nại thay vì yêu cầu, hình phạt khắt khe. Là con người, ai cũng có điểm yếu kém, song chỉ để ý nhìn vào vài điểm đen thì sẽ phí hoài cả một tờ giấy trắng.
     
    Muốn thu phục nhân tâm thì ta phải trị bằng khoan dung và ân cần. Chúng ta nên cảm nhận được điểm mạnh của người khác và học hỏi từ họ để không ngừng thăng tiến về phẩm chất và đạo đức.
     
    2. Lãnh đạo theo đặc điểm (Trait theories)
     
    - Khả năng lãnh đạo ở một người, là một phẩm chất bẩm sinh, bản năng mà bạn có hoặc không có. Họ phải là những người sở hữu tố chất đặc biệt, siêu phàm và vượt trội hơn hẳn so với những người khác.
     
    Nói một cách dễ hiểu, nhóm lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất và đặc điểm cho chúng ta có cái nhìn rõ ràng về chân dung lãnh đạo. Ví dụ, tính chính trực, sự đồng cảm, tính quyết đoán, kỹ năng ra quyết định tốt và khả năng được yêu thích là một số lợi thế hữu ích khi lãnh đạo người khác.

    Tuy nhiên, không có đặc điểm nào trong số những đặc điểm này, cũng như bất kỳ sự kết hợp cụ thể nào, sẽ đảm bảo sự thành công của một nhà lãnh đạo.

    3. Lãnh đạo theo hành vi (Behavioral Theories)

    – Tập trung vào cách mà các nhà lãnh đạo hành xử.

    Vào những năm 1930, Kurt Lewin đã phát triển một “framework” dựa trên hành vi của một nhà lãnh đạo. Ông cho rằng có ba kiểu nhà lãnh đạo:

    1) chuyên quyền (Autocratic leaders)

    Đây là những kiểu nhà lãnh đạo đưa ra quyết định mà không tham khảo ý kiến của người khác. Phong cách lãnh đạo này được coi là phù hợp khi các quyết định cần được đưa ra nhanh chóng, khi không cần nhiều thông tin đầu vào và sự đồng ý của cả nhóm để đạt được kết quả.

    2) dân chủ (Democratic leaders)

    Kiểu lãnh đạo này cho phép những người có liên quan ý kiến, cung cấp thông tin, ý tưởng trước khi đưa ra quyết định, mặc dù cách suy nghĩ và tư duy có thể khác nhau giữa các nhà lãnh đạo. Phong cách này rất quan trọng khi có vấn đề về thỏa thuận nhóm, nhưng có thể khó quản lý vì có quá nhiều quan điểm và ý tưởng khác nhau.

    3) trao quyền (Laissez-faire leaders)

    Đây là phong cách lãnh đạo tự do nhất, cho phép mọi người trong nhóm đều có quyền đưa ra quyết định. Hình thức này sẽ hoạt động tốt khi những thành viên trong nhóm có năng lực cao, có động lực và không cần sự giám sát chặt chẽ. Vì thế, kiểu lãnh đạo này sẽ không hiệu quả nếu người đứng đầu mất tập trung, lơ là hoặc lười biếng.

    4. Lãnh đạo quyền biến (Contingency Theories)

    Việc nhận ra rằng không có một kiểu lãnh đạo nào hoàn toàn đúng đắn đã dẫn đến giả thuyết rằng phong cách lãnh đạo tốt nhất sẽ phụ thuộc vào tình huống. Nhóm lý thuyết này cố gắng đưa ra dự đoán phương thức lãnh đạo hiệu quả trong từng hoàn cảnh cụ thể.

    Ví như khi bạn cần đưa ra quyết định nhanh chóng, phong cách nào là tốt nhất?

    Khi bạn cần sự hỗ trợ đầy đủ của nhóm, có cách nào hiệu quả hơn để lãnh đạo không?

    Một nhà lãnh đạo nên ưu tiên con người hay ưu tiên nhiệm vụ?

    Đây là tất cả những câu hỏi mà các lý thuyết lãnh đạo quyền biến cố gắng giải quyết. Các mô hình dựa trên thuyết lãnh đạo quyền biến phổ biến bao gồm Thuyết lãnh đạo theo mục tiêu và Thuyết lãnh đạo quyền biến. Bạn cũng có thể sử dụng ‘Mô hình quy trình lãnh đao của Dunham và Pierce’ để hiểu trường hợp của bạn ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố quan trọng khác. Từ đó, lựa chọn phong cách quản lý phù hợp.

    5. Lãnh đạo dựa trên quyền lực và sự ảnh hưởng (Power and Influence Theories)

    Học thuyết lãnh đạo dựa trên quyền lực và sự ảnh hưởng là một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Lý thuyết này tập trung vào cách mà các nhà lãnh đạo sử dụng quyền lực và sức ảnh hưởng của mình để hoàn thành công việc.

    6. Lãnh đạo chuyển đổi (transformational leadership).

    Các nhà lãnh đạo chuyển đổi thể hiện sự chính trực và họ biết cách phát triển một tầm nhìn mạnh mẽ, đầy cảm hứng về tương lai. Họ thúc đẩy mọi người đạt được tầm nhìn này, họ quản lý các công việc được phân phối và xây dựng các đội nhóm ngày càng thành công và mạnh mẽ hơn.

    7. Đo cấp độ năng lực của nhà lãnh đạo:

    Phân loại và xếp hạng về 5 cấp độ lãnh đạo:

    - Cấp độ 1: lãnh đạo hướng về quyền hành, họ chỉ dựa vào các quy tắc, quy định, chính sách ... để kiểm soát ràng buộc. -> Quản lý bằng uy quyền không phải là cách tốt, nó chỉ khiến môi trường làm việc căng thẳng, nhân viên sợ sệch -> ảnh hưởng năng suất, và thiếu sáng kiến, thiếu sự gắn kết.

    - Cấp độ 2: lãnh đạo hướng về tâm thuyết phục mối quan hệ, chứ không dựa vào QUYỀN LỰC. -> Khi mọi người cảm thấy được quan tâm, bao gồm quý trọng và tin cậy -> họ bắt đầu làm việc, có sáng kiến.

    - Cấp độ 3: lãnh đạo hướng về kết quả tạo ra. Họ rất giỏi khi làm cho mọi thứ xảy ra. Họ tạo ra kết quả. Đối với họ KẾT QUẢ hơn là cam kết. -> Mọi người theo họ vì kết quả họ tạo ra.

    - Cấp độ 4: lãnh đạo hướng sự phát triển con người -> Khả năng tạo ra một nhóm, phòng ban hoặc tổ chức có tư duy, kỹ năng và năng suất cao. Mọi người theo họ là vì họ có cái để nhân viên học, để phát triển bản thân. -> Mang lại cho tổ chức những con người chất lượng.

    - Cấp độ 5: lãnh đạo hướng về tạo ra một di sản lãnh đạo trong tổ chức mà họ phục vụ. Họ có tầm ảnh hưởng vượt qua tổ chức và ngành mà họ làm việc. Tạo ra môi trường giúp đỡ mọi người.

    ==> Bạn xét xem mình đang ở cấp độ mấy ?

     

    8. Vai trò của một nhà lãnh đạo - CEO:
     
    Người CEO là người có trình độ, khả năng ... để tạo ra những điều kiện nhất định để dẫn lối thành công, và là người có khả năng tập hợp, lôi kéo được nhiều người tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
     
    Quyền lực và lương thưởng lớn, nhưng chưa hẳn các CEO đã thật sự sung sướng. Đối với những người trong cuộc, CEO luôn là một nghề vô cùng vất vả và khắc nghiệt.
     
    - Không làm tròn trách nhiệm, để công ty thua lỗ ... thì họ phải ra đi, và họ còn là người “đứng mũi chịu sào” trước pháp luật, còn Hội đồng quản trị sẽ ung dung tiếp tục tìm người khác. 
     
    - Họ phải làm việc tốt, và phải thỏa mãn lợi ích khác nhau với ít nhất là 5 đối tác khiến họ rơi vào tình thế khó ra quyết định:
     
    (1) các chủ sở hữu/nhà đầu tư mà đại diện là chủ tịch hội đồng quản trị;
    (2) Cán bộ quản lý và nhân viên dưới quyền;
    (3) Đại diện chính quyền địa phương/các sở ban ngành Nhà nước;
    (4) Khách hàng cá nhân và tổ chức;
    (5) Giám đốc và lãnh đạo các công ty khác.
     
    - Vì vậy, không những họ có vai trò quản lý là làm “đúng” (tức là tuân thủ đúng qui trình, qui định) - mà còn có vai trò lãnh đạo, định hướng đối tác tức là làm “việc đúng”, xác định mục tiêu đúng, ra quyết định đúng trong từng tình huống, phân công đúng người đúng việc. Đây chính là 2 vai trò quan trọng của một giám đốc điều hành. 
     
    ------------
    Với một nghề có thể kiếm được rất nhiều tiền, chịu nhiều sức ép và rủi ro như vậy thì các CEO cần có các phẩm chất và năng lực gì? 
     
    - Quan niệm về phẩm chất của các giám đốc điều hành không khác nhau nhiều ở các nước khác nhau: cần hội đủ ba tính cách Tín, Nhân, Đức.
     
    + Tín: Uy tín của CEO quan trọng hàng đầu. Không giữ đúng lời hứa, thậm chí dùng nhiều mánh lới, thủ đoạn gian lận, đánh lừa đối tác (ngụy biện sự tháo vát khéo léo) là kẻ thù của tiêu chuẩn tối quan trọng này.
     
    + Đức: Đạo đức nghề nghiệp. Một CEO không có đạo đức nghề nghiệp, tư lợi, tham nhũng, chỉ biết vun vén cho quyền lợi cá nhân. Ngoài lương bổng, các nhân viên chỉ làm việc tự giác, tận tâm, hết mình khi nhìn vào gương sáng về tư cách CEO.
     
    + Nhân: khả năng đọc vị, hiểu và thông cảm với nhân viên. Một CEO tư cách tốt sẽ không khắt khe, độc đoán. Họ hiểu được tâm tư nguyện vọng và dư sự cảm thông với nhân viên. Sự cảm thông (có nguyên tắc) tạo ra hòa khí, sự tin cậy và quý mến nhau giữa nhân viên và CEO sẽ là giải pháp “vô hình” thúc đẩy nhân viên tự giác, sáng tạo trong công việc.
     
    - Quan niệm về năng lực các CEO cần có Tầm, Tâm, và Tài.
     
    - Chữ TẦM là khả năng nhìn xa trông rộng, dự đoán được các xu hướng phát triển và xác định rõ tầm nhìn, mục tiêu doanh nghiệp. Biết chèo lái đưa doanh nghiệp đi đúng hướng.
     
    - Chữ TÀI là khả năng lèo lái doanh nghiệp vượt qua các khó khăn và cạnh tranh tốt trên thị trường. Chính là năng lực cảm nhận được nhu cầu của các đối tác, các quản lý, là năng lực tổ chức điều hành, năng lực lãnh đạo, năng lực ra quyết định và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
     
    Họ thật sự am hiểu về ngành kinh doanh để có thể ra quyết định đúng nhằm đem lại lợi thế cho doanh nghiệp.
     
    Chữ TÀI của CEO được thể hiện chủ yếu qua các chỉ số IQ (thông minh), EQ (năng lực cảm nhận) và AQ (Ý chí quyết tâm và kiên định vì mục tiêu) của con người.
     
    Tính cách và giá trị cá nhân của CEO có thể được hình thành trong những hoàn cảnh nhất định, thông qua gia đình, nhà trường, xã hội ... nơi mà các CEO được đào tạo, giao lưu và rèn luyện. Chính vì vậy mà CEO ở các nước phát triển có nền kinh tế thị trường từ rất sớm như Mỹ, Anh, Nhật ... được tiếp cận tốt hơn, họ nhìn nhận về các cơ hội kinh doanh nhanh nhạy hơn các CEO của Việt Nam.
     
    Không những thế, do đặc điểm kinh tế, và xã hội khác nhau ... nên người lao động ở các nước khác nhau thì khác nhau. Nên CEO quản lý đa quốc gia họ còn am hiểu đặc điểm và tính chất, trình độ học vấn và sự nhạy cảm của các nhân viên đa quốc gia.
     
     
    ------------------
    Emanvietnam TH.

     

    Ngày đăng: 20-05-2023 210 lượt xem