• KHÁC BIỆT GIỮA LÀM VIỆC CẦN CÙ VÀ LÀM VIỆC THÔNG MINH

    Rất nhiều người chủ trả lời họ đánh giá cao những nhân viên làm việc trách nhiệm, chăm chỉ, chịu khó, yêu mến công ty, sẵn sàng nhận thêm việc mà không nề hà khó khăn, tôn trọng cấp trên... Tuyệt nhiên không có một câu trả lời nào nói rằng họ đánh giá cao những nhân viên tạo ra #KẾT_QUẢ tốt cho công ty.

    Rất nhiều người chủ trả lời họ đánh giá cao những nhân viên làm việc trách nhiệm, chăm chỉ, chịu khó, yêu mến công ty, sẵn sàng nhận thêm việc mà không nề hà khó khăn, tôn trọng cấp trên...
     
    Tuyệt nhiên không có một câu trả lời nào nói rằng họ đánh giá cao những nhân viên tạo ra #KẾT_QUẢ tốt cho công ty.
     
    Đó là một thực tế đau lòng. Ngay bây giờ đây, vô số các công ty vẫn chưa đánh giá và đo lường nhân viên, nhất là những NV lao động gián tiếp như hành chánh, nhân sự, kế toán, thư ký... bằng #KẾT_QUẢ, vì thực tế cty đâu có thiết lập mục tiêu, KPI để đo lường kết quả làm việc của NV.
     
    Vậy nên, như mọi thói quen lâu đời, một sức ì tâm lý, các sếp vẫn khoái NV làm việc cần cù, chăm chỉ, "lao động quên mình" vì công ty... Và họ quyết tâm, quyết liệt bảo vệ quan điểm NV phải làm việc cần cù!????
     
    Bạn nào muốn đánh giá bằng kết quả, hãy "quán triệt" và giúp NV biết cách làm việc thông minh để tạo kết quả. Ngược lại, nếu bạn muốn đo lường, đánh giá NV bằng sự cần cù, việc dễ nhất là cứ đếm số thời gian ngồi ở văn phòng của họ!
     
     
    ----------------
    8 ĐIỀU PHÂN BIỆT GIỮA LÀM VIỆC CẦN CÙ VÀ LÀM VIỆC THÔNG MINH
     

     

    NV làm việc cần cù

    NV làm việc thông minh

    1

    sẽ vui vẻ nhận hết mọi việc được giao, kể cả những việc họ biết là họ làm chẳng ra gì, và chăm chỉ làm theo ý cấp trên.

    sẽ dám nói lời từ chối và phân tích cho sếp nghe vì sao không nên giao cho mình việc này mà hãy giao cho mình việc kia.

     

    2

    làm rất nhiều việc.

    chỉ tập trung vào những việc tạo giá trị và loại bỏ khỏi danh sách những việc không tạo giá trị hoặc tạo giá trị thấp.

    3

    hướng tới công việc

    hướng tới mục tiêu, kết quả và bám sát mục tiêu, kết quả.

    4

    khi nhận việc, bắt tay làm ngay

    suy nghĩ, tính toán, lập kế hoạch và lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện kế hoạch.

    5

    dành hết thời gian cho công việc

    dành bớt thời gian để học hỏi nâng cấp và nghĩ cách làm sao đem lại hiệu quả cao hơn mà tiêu tốn ít thời gian, công sức và tiền bạc hơn.

    6

    làm việc quên sức lực và thời gian

    cân đối thời gian và sức lực một cách khoa học để vừa duy trì sức bền vừa đạt kết quả cao nhất.

    7

    lv cần cù chỉ biết cần cù

    biết cần cù đúng lúc, đúng cách, đúng mức, chứ không cần cù cật lực

    8

    chỉ biết vâng lời và cặm cụi làm việc

    biết cách quản lý cả sếp, giúp sếp thành công để sếp giúp mình thành công.

     
    Bạn thích loại NV nào?
    -------------

    Cần cù có bù được thông minh, liệu có phải cứ nỗ lực, cố gắng chắc chắc thành công?

    Các nhà khoa học cũng đã khám phá ra nhiều bằng chứng chống lại quan điểm cho rằng luyện tập có định hướng là nhân tố chính quyết định thành công. Trong nghiên cứu này, họ đã phân tích lại 1083 kì thủ và 628 nhạc công.

    Khi phân tích mối quan hệ giữa việc luyện tập và cấp độ kĩ năng, họ đã tìm ra những chênh lệch lớn trong số giờ mà các chuyên gia bỏ ra để luyện tập. Trong một trường hợp, một kì thủ phải mất 26 năm để đạt được đến cùng cấp độ với một người mới chỉ bỏ ra 2 năm trời. Khi xem xét lại những nghiên cứu trước, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng: Có một vài người, dù có nỗ lực bao nhiêu, cũng không thể chạm đến cấp độ mà người khác đạt đến chỉ trong một thời gian ngắn.

    Những yếu tố khác góp phần vào thành công là việc biết nên đổ công sức vào đâu, và sau đó chỉ việc luyện tập lặp đi lặp lại theo một quy trình nhất định. Bạn có thể tập trung vào điều gì là quan trọng. Khi bạn tự tìm ra rằng kĩ năng nào mà bạn học nhanh hơn những cái khác, bạn có thể đầu tư sự nỗ lực của mình vào đó. Khi bạn tập trung sức mạnh, bạn sẽ tìm thấy lí do.

    Liệu có thể cho một người trung bình qua luyện tập để trở thành một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp? Có lẽ là không. Mỗi người chúng ta có thời gian và sức lực giới hạn để đầu tư vào một điều gì đó. Nếu chúng ta không bắt đầu làm việc trong một lĩnh vực nhất định, thì tốt hơn là nên lựa chọn một lĩnh vực mà xu hướng tự nhiên của chúng ta phù hợp hơn.

    Bản thân mình đang là người theo đuổi một công việc sáng tạo, nhưng lại không phải là người được trời phú cho có khả năng sáng tạo mạnh mẽ. Mình luyện tập để sáng tạo, học hỏi mỗi ngày để sáng tạo nhưng khi đứng trước những con người với đầu óc sáng tạo thiên bẩm, mình luôn cảm thấy bản thân có cố gắng mấy cũng không thể bằng họ.

    Cứ mãi đam mê, cứ mãi dại khờ thôi. Nhưng tuổi trẻ cần tỉnh táo để nhận ra năng lực của mình có phù hợp với cái mình mê hay không. Ông trời luôn sinh ra mỗi người có một thế mạnh, năng khiếu riêng... Bạn có thể dùng cần cù và cố gắng để đạt được 80%, nhưng để có 100% cần phải có tài năng và cả may mắn.

     

    Nguyenhuulong | cafef 

    Emanvietnam

    Ngày đăng: 14-04-2021 1,429 lượt xem