• TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO

    Người ta bảo rằng, sự khác nhau giữa một nhà quản lý và một nhà lãnh đạo là, khi nói chuyện với nhà quản lý, bạn thấy nhà quản lý rất quan trọng; còn khi nói chuyện với nhà lãnh đạo, bạn thấy chính mình rất quan trọng.

    Lời khuyên của tôi là: Nếu bạn là một nhà quản lý, hãy làm sao cho người nói chuyện với bạn cảm thấy họ quan trọng, chứ không phải bạn quan trọng.
     
    Vì sao tôi khuyên vậy? Vì nếu khi bạn nói chuyện với người khác (trong tư cách nhà quản lý), mà bạn không làm cho họ cảm thấy họ quan trọng, không giúp họ cảm thấy tự tin, không khai thác và giúp họ khai thác được sức mạnh tiềm ẩn bên trong họ, bạn chưa đủ năng lực lãnh đạo.
     
    Một nhà quản lý mà không đủ năng lực lãnh đạo, hay năng lực lãnh đạo quá thấp, sẽ không quản lý được đội ngũ. Quản lý ở đây, tôi muốn nói là quản lý con người, không phải quản lý máy móc hay phần mềm vô tri, vô giác!
     
    -----
    Phân biệt rõ giữa quản trị, quản lý và lãnh đạo.
     
    Ngay cả phân biệt giữa “quản trị công ty” và “quản lý công ty”, cũng không có mấy những bài giảng riêng và chuyên sâu để hiểu thật rõ về những đặc thù và khác biệt của hai phạm trù này. Chỉ những ai có trải nghiệm thực tế khi tham gia họp và thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, HĐQT của các công ty đại chúng và công ty niêm yết; và chỉ những ai có nghiên cứu sâu về CGP (Corporate Governance Principles), thường được dịch là “Các nguyên tắc quản trị công ty” thì mới hiểu rõ sự phân biệt này. Đọc lại tại đây.
     
    Hiện có rất nhiều nhầm lẫn khái niệm ngay cả trong giới chuyên gia, trong ngôn ngữ báo chí chính thống, và ngay cả trong tên của các chủ đề hội thảo về quản lý, kinh doanh có quy mô lớn.
     
    Nhà quản lý cấp độ 5 (thế giới toàn nói về nhà lãnh đạo cấp độ 5, và 5 cấp độ lãnh đạo, chẳng ai nói đến các cấp độ quản lý cả);
     
    - Khẳng định nhân viên có thể quản lý cả sếp, giúp sếp thành công để sếp giúp mình thành công!
     
    - Khẳng định quản lý nguồn vốn con người (human capital) quan trọng hơn là quản lý nguồn nhân lực (human resources)! - Một bên là đầu tư (invest), phát triển (raise, develop) để tăng vốn, bên kia là khai thác (exploit) nguồn nhân lực (human resources), không khác gì khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (natural resources).
     
     
     
    Nguyễn Hữu Long

    Xem thêm: Sự khác nhau giữa CEO tầm vóc và tầm trung.

    Ngày đăng: 29-03-2021 856 lượt xem