-
ĐẰNG SAU CHUYỆN VINAMILK THAY ĐỔI NHẬN DẠNG THƯƠNG HIỆU MỚI
Lần “thay áo mới” này của Vinamilk nhận về không ít những ý kiến tranh luận trái chiều, gây tranh cãi trên mạng xã hội. Trên mạng xã hội ghi nhận nhiều ý kiến không hài lòng với các bình luận như: “Màu sắc không bắt mắt”, “Cũ đẹp hơn”, hoặc việc đặt 2 cụm "EST" và "1976" nằm cách xa nhau ở dưới tên thương hiệu cũng gây tranh cãi….
Về mục đích thay đổi nhận diện thương hiệu
Vinamilk hiện đứng thứ 36 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu, xếp thứ 6 thương hiệu sữa có giá trị nhất toàn cầu và được đánh giá là thương hiệu tiềm năng nhất toàn cầu (năm 2022).
Ngày 6/7 vừa qua, hãng sữa được định giá 2,8 tỉ USD – Vinamilk đã chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới, với tinh thần “táo bạo, quyết tâm và luôn là chính mình” sau 47 năm không ngừng nỗ lực trên thị trường.
Trả lời báo chí, bà Mai Kiều Liên, tổng giám đốc Vinamilk chia sẻ: "Thật ra tái định vị thương hiệu chỉ là bước đầu trong chiến lược của Vinamilk trong 5 năm tới. Sẽ có các thay đổi, chủ yếu là chuyển đổi số ở tất cả lĩnh vực. Và cái cách làm đối với kinh doanh cũng sẽ khác, làm sao tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn, tìm hiểu một cách tốt hơn để phục vụ một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất... Mong đợi lần này của Vinamilk là thay đổi, thay đổi theo hướng là làm sao cho thương hiệu của Vinamilk táo bạo hơn, hiện đại hơn và kết nối trực tiếp nhanh hơn đối với người tiêu dùng".
Bà Liên nói thêm chuyển đổi số được áp dụng trong kinh doanh, trong digital marketing, cách tuyển nhân sự, nói chung là quản trị nhằm tiết kiệm được nguồn lực mà vừa hiệu quả hơn.
Bộ nhận diện thương hiệu của Vinamilk thể hiện rõ nét tính cách “táo bạo, quyết tâm và luôn là chính mình”.
Không tiết lộ về chi phí, nhưng lãnh đạo doanh nghiệp tự tin, mức đầu tư cho đợt thay đổi nhận diện lần này là xứng đáng, vì sẽ chạm tới trái tim người tiêu dùng nhiều hơn nữa, không chỉ ở chất lượng sản phẩm, mà còn từ ánh nhìn đầu tiên.
Góc nhìn của chuyên gia 1
Ở góc nhìn một số chuyên gia về thiết kế, logo mới của Vinamilk được thiết kế đơn giản hóa theo trường phái tối giản (Minimalism) mà nhiều thương hiệu trên thế giới đã áp dụng. Với sự tối giản, xu hướng này không bao giờ lỗi thời và có thể thể hiện tầm quan trọng hơn trong một tương lai nơi mọi người tiếp xúc với quá nhiều thứ phức tạp mỗi ngày, sự cạnh tranh về tâm trí của khách hàng ngày càng gay gắt, thì chính đơn giản sẽ dễ tạo nhắc nhớ.
Tuy nhiên, logo có màu xanh tím mới của Vinamilk thuộc nhóm màu công nghiệp, công nghệ; trong khi Vinamilk hoạt động ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thể là rắc rối trong nhiều khâu ở tương lai.
Góc nhìn của chuyên gia 2
Báo chí đưa tin có một đội ngũ 50 chuyên gia trong và ngoài nước làm việc hơn một năm cùng với Vinamilk để ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới. Số người và thời gian thật ấn tượng!
Tuy nhiên số lượng các thành viên/chuyên gia tham gia vào làm việc này, nhiều hay ít, trong nước hay ngoài nước,… cũng chưa có cơ sở để đảm bảo hiệu quả của chương trình này; bởi quan trọng nhất là phải hiểu được nguyên tắc của Brand Strategy. Chứ không phải số lượng lớn chuyên gia kia tham gia, là đảm bảo sẽ thành công đâu ạ, sẽ dễ thấy cảnh 9 người 10 ý.
Với số lượng quá đông chuyên gia tham gia, từng gặp tình cảnh mà tôi thường gọi "lắm thầy nhiều ma" vì xảy ra những tranh cãi bất tận giữa các chuyên gia, trong đó có không ít chuyên gia chưa đủ tầm, thiếu cả kinh nghiệm lẫn kiến thức, cũng hăng say ý kiến, ý cò loạn xạ. Việc tranh cãi kéo dài thường gây ra mệt mỏi cho những chuyên gia có tầm và họ chán ngán quá nên chấp nhận đi đến một thỏa hiệp là chọn phương án trung dung, dung hòa, ít tranh cãi nhất, và loại bỏ các phương án tốt nhất nhưng gây nhiều tranh cãi. --- Kết quả là sản phẩm làm ra là một sản phẩm thỏa hiệp, là sự pha trộn, lai tạp, thêm bớt cho dung hòa quan điểm của nhiều trường phái, nhiều ý tưởng, nhiều gu thẩm mỹ của các thể loại "chuyên gia". Nó thực sự là một sản phẩm đầy... ngao ngán, nhưng rồi vẫn được chấp nhận cho qua vì không ai còn đủ kiên nhẫn và dũng khí để bảo vệ quan điểm trước bao ý kiến, ý cò các kiểu. Về sau, khi làm các dự án, tôi chọn, hoặc mình là người quyết định (sau khi lắng nghe), hoặc rút lui khi thấy có lắm "thầy" xía vào.
Góc nhìn của chuyên gia 3
Nếu Brand Strategy, Concept đã được Vinamilk phân tích và lựa chọn kỹ, mà logo, hay Brand identity,…đi hướng khác, thì khả năng rất lớn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong nhận dạng thương hiệu: Logo, typeface, typography, color, … bắt buộc phải theo Concept, Brand Strategy (phải được phân tích từ trước đó). Brand Strategy phải được xem xét dựa trên các yếu tố về thị trường, customer insight, competitors… Nhu cầu mua sắm, văn hoá tiêu dùng,…đã thay đổi, buộc Brand Strategy, Concept thay đổi. Nếu Agency nào đó thiết kế logo, làm bộ nhận diện thương hiệu mà không hiểu Brand Strategy, Business Strategy, thì chưa biết là căn cứ vào đâu để tiến hành. Không hiểu các Strategy này, không ra được các Concept, thì sẽ gặp rắc rối về sau với công tác truyền thông (không rõ truyền thông đến ai, truyền thông cái gì, khi nào cần truyền thông, truyền thông như thế nào…), từ đó sẽ dẫn tới hàng loạt các chương trình rầm rộ, đốt tiền khủng, mà hiệu quả thì bỏ ngỏ. Số lượng chuyên gia cũng chẳng đảm bảo là hiệu quả.
Insight của nhóm khách hàng mục tiêu gen alpha, gen z nên được nghiên cứu kỹ. sự khác nhau về insight các thế hệ: gen alpha, gen z, gen y, gen x.., cần được quan tâm.
Tóm lại
Theo sau bộ nhận diện mới này của Vinamilk sẽ là một chiến dịch truyền thông rộng khắp được đầu tư lớn để giải thích, thuyết phục người tiêu dùng nhận biết, thấu hiểu ý nghĩa, để chấp nhận và yêu mến bộ nhận diện mới này! Yes/No?
Bạn thấy sao về việc Vinamilk thay đổi nhận diện thương hiệu lần này? Liệu việc Vinamilk thay đổi logo từ cái cũ sang cái mới và trên toàn bộ hệ thống sản phẩm có phải sẽ “được nhiều hơn mất” hay không?
Eman- tổng hợp
Ngày đăng: 11-07-2023 342 lượt xem
Tin liên quan
- ĐIỂM DANH NHỮNG NƠI LÀM VIỆC TỐT NHẤT VIỆT NAM 2024
- ĐIỂM CHẠM KHÁCH HÀNG - CUSTOMER TOUCHPOINTS
- LÀ LÃNH ĐẠO - KHÔNG LÀM ĐƯỢC 7 ĐIỀU NÀY THÌ XEM NHƯ VỨT
- LÃNH ĐẠO: "NƯỚC TRONG QUÁ THÌ KHÔNG CÓ CÁ"!
- THAY VÌ CỐ TẠO RA ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG SẢN PHẨM - HÃY TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT TRONG CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG
- CÔNG THỨC HOÀN HẢO CHO MỘT DOANH NGHIỆP
- FED TĂNG LÃI SUẤT, KINH TẾ SẼ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO?
- TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN XUẤT SẮC
- KHÁCH TRỌ hay NGƯỜI NHÀ
- NHỮNG CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CẦN LÀM VÀO CUỐI KỲ (THÁNG, QUÝ, NĂM)
- NHỮNG LƯU Ý KHI ĐÓNG SỔ KẾ TOÁN ĐỂ TRÁNH SAI SÓT
- VAI TRÒ NGƯỜI THỦ LĨNH
- DOANH NGHIỆP KHỞI KIỆN KHIẾU NẠI KHÁCH HÀNG - XU HƯỚNG CẦN KHUYẾN KHÍCH VÌ SỰ VĂN MINH ?
- LỢI ÍCH GIỮA BHXH & BẢO HIỂM NHÂN THỌ
- KHÁC BIỆT GIỮA LÀM VIỆC CẦN CÙ VÀ LÀM VIỆC THÔNG MINH