• LỐI TƯ DUY KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KINH DOANH THÀNH CÔNG

    Trải qua hơn 3 thập kỷ để nghiên cứu về các đặc điểm của người thành công. Cuối cùng, Carol Dweck cũng tìm ra một số điểm khác biệt lớn nhất để trả lời cho việc tại sao đến bây giờ bạn vẫn chưa thể giàu có.

    Điểm mấu chốt xuất phát từ 2 cách tiếp cận vấn đề của mỗi người, chính là tư duy cố định, và tư duy phát triển.

    Tư duy cố định là lối suy nghĩ phổ biến của hầu hết mọi người trong xã hội. Theo lối suy nghĩ này, sự thành công của mỗi con người bắt nguồn từ trí thông minh hoặc nền tảng vững chắc của hoàn cảnh. Đó chính là tư duy lối mòn, áp đặt và tự thủ tiêu những giấc ước.

    Tư duy phát triển là lối suy nghĩ tập trung vào sự cố gắng học hỏi, tìm tòi và phát triển những kỹ năng mà không quá chú trọng vào việc chỉ số thông minh của bản thân là bao nhiêu. Họ dám suy nghĩ, dám làm và dám theo đuổi giấc mơ của bản thân dù thậm chí đang ở vạch xuất phát.

    Những người có tư duy phát triển sẽ dễ dàng thành công hơn. Thay vì phải lãng phí thời gian về việc lo lắng, rèn luyện trí thông minh của bản thân, thì họ lại tập trung toàn bộ năng lượng và thời gian vào việc phát triển và học hỏi những kỹ năng cần thiết trong công việc. 

    Đặc biệt, với lối tư duy phát triển, những người này hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện ước mơ của mình bởi họ sẽ luôn sẵn sàng chấp nhận thách thức và sự thất bại với suy nghĩ bản thân phải thử nhiều lần để đạt được thành công. Trong khi những người có tư duy cố định thường có xu hướng đánh giá cao trí tuệ bản thân và khả năng rất khó muốn làm lại khi đã gặp thất bại.

    Doanh nhân, có lẽ hơn ai hết, là những người rất thích nói về sai lầm của mình. Họ được trang bị để coi thất bại như một trải nghiệm học hỏi chứ không phải là kết thúc của một cái gì đó.

    Công ty điều tra thị trường Ipsos đã tiếp cận 1007 người, và hỏi xem họ có tự coi mình là những doanh nhân hay không, tiếp đó yêu cầu họ đưa ra phản ứng cho một loạt các thử thách kinh doanh. Kết quả là: Các doanh nhân có sự can trường nổi bật hơn hẳn.

    Nhiều câu hỏi được đưa ra từ cuộc khảo sát – từ buộc phải đóng cửa doanh nghiệp, cho đến cắt giảm nhân sự - và hỏi xem họ có coi đây là một thất bại hay không. Họ trả lời:

    Tương tự, với những câu hỏi khác về mở doanh nghiệp, họ xem đây không phải là những trở ngại lớn:

    Trong cả 2 chủ đề câu hỏi, kết quả đều gần như thống nhất: Khi được đặt trước một tình huống có vẻ khó khăn, các doanh nhân ít khi coi đó là giới hạn. Ngoại lệ duy nhất với họ là ở "quản lý nhân viên". Có lẽ nó cho thấy một điều mà mọi doanh nhân đều gặp: Quản lý người khác là cực kỳ khó khăn.

    Ở một câu hỏi khác: Phản ứng tối ưu nhất khi doanh nghiệp thất bại là gì? Các câu trả lời thu được khá thú vị: 

    - Câu trả lời 1: "Triển khai một phiên bản đã được cải thiện của chính doanh nghiệp cũ". Doanh nhân: 32%. Người khác: 25%.

    - Câu trả lời 2: :"Làm cái gì đó mới hoàn toàn". Doanh nhân: 32%. Người khác: 42%.

    Điều này cho chúng ta thấy gì? Ai cũng dễ dàng đoán ra được: Doanh nhân là những người rất cứng đầu. Và không như phần đông chúng ta, họ không dễ dàng từ bỏ.

     

    Emanvn T/H | Trí thức trẻ

    Ngày đăng: 02-01-2019 1,291 lượt xem