• CHỈ ĐỌC SÁCH KHÔNG BAO GIỜ GIÚP BẠN THÀNH CÔNG HAY TRỞ NÊN GIÀU CÓ

    Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định, rất nhiều thanh niên Việt Nam có mộng làm giàu, dám nghĩ, dám làm, nhưng điều đó chưa đủ, mà phải biết cách thực hiện nữa: “Nếu không ước mơ, làm sao có hiện thực? Nếu không hành động, đừng mong có thành quả”.

    Công thức thành công của ông Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ là:

    1. Phải có ước mơ lớn.
    2. Lựa chọn đúng lĩnh vực.
    3. Giải quyết vấn đề một cách thông minh.

    Chính nhờ yếu tố thứ 3 mà những ước mơ lớn của ông Vũ không hề viển vông mà đang dần trở thành hiện thực khiến nhiều người khâm phục. Nghĩ được, làm được, còn gì tuyệt vời hơn thế nữa!

    Ông Vũ đã bắt đầu việc “truyền lửa” đến các bạn trẻ bằng việc tặng sách “Nghĩ giàu làm giàu” và “Quốc gia khởi nghiệp” cho thanh niên cả nước. Trong năm 2014, ông tiếp tục tặng các cuốn sách tiếp theo gồm “Khuyên học” và “Đắc nhân tâm”. Ông tin rằng, có những cuốn sách sẽ làm thay đổi cuộc đời.

    Nhưng ông cũng nhắn gửi, không có công thức chung cho tất cả và từng bạn trẻ cần tìm đọc có chọn lọc để tìm ra kiến thức cần để nâng tầm cho chính bản thân mình, nuôi sự sáng tạo để tìm ra một ước mơ lớn, và giải quyết vấn đề một cách thông minh. Bởi quan trọng là ở cách bạn thực thi.

    "Chỉ đọc sách KHÔNG BAO GIỜ giúp bạn thành công hay trở nên giàu có"

    Bạn phải tìm được những cuốn sách tốt, học cách đọc và hiểu những gì sách nói, song không quên điều quan trọng nhất là phải hành động, lao động & sáng tạo.

    Những người đọc sách thông minh tối đa hoá giá trị họ nhận được từ lượng thời gian họ đầu tư vào việc đọc sách.

    Một số người đọc sách thông minh thường hành động ngay khi họ nhận được kết quả họ đang tìm kiếm. Giá trị của kiến thức lý thuyết sẽ thể hiện trong các ứng dụng thực tiễn mà người đọc áp dụng được. 

    Nếu Bill Gates hoàn thành tất cả những khóa học như Harvard và sau đó đi khởi nghiệp thì rất có thể thế giới này chỉ có thêm một tiến sĩ chứ không có Microsoft. Sáng tạo không chờ đợi một ai, đừng đợi đến khi bản thân có đủ kiến thức phong phú thì mới bắt đầu sáng tạo. Những cái đầu toàn chữ sẽ luôn bị trói buộc bởi những kiến thức đã học, và sẽ chẳng thể bật ra được ý tưởng mới mẻ nào.

    Bill Gates lại hiểu rõ rằng tinh thần sáng tạo không nằm ở việc nắm bắt được bao nhiêu kiến thức trong sách vở, mà là có biết sử dụng đầu óc một cách linh hoạt hay không.

    Jack Ma nói rằng đã chứng kiến rất nhiều người thành công mà không cần đọc sách nhưng sau khi thành công rồi mà không chịu khó trau dồi kiến thức chắc chắn sẽ dần trượt dốc trên con đường sự nghiệp.

    Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định, rất nhiều thanh niên Việt Nam có thể có mộng làm giàu, dám nghĩ, dám làm, nhưng điều đó chưa đủ, mà phải biết cách thực hiện nữa: “Nếu không ước mơ, làm sao có hiện thực? Nếu không hành động, đừng mong có thành quả”.

    Tạp chí Forbes đặt danh vị “zero to hero”. 18 năm qua, cái tên này là hình ảnh đại diện cho những hoài bão, tham vọng, khát khao vươn ra thế giới của doanh nhân Việt…

    Bắt đầu từ nghĩ khác

    Cách nghĩ khác đầu tiên làm thay đổi cuộc đời Đặng Lê Nguyên Vũ có lẽ là quyết định rời bỏ đại học y, chuyển sang thu mua cà phê về rang xay. Nghe kể lại, mẹ ông khóc ròng vì quyết định này. Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ đã quyết bỏ 6 năm học ngành y đối mặt với ẩn số biến cuộc đời mình trở nên vô dụng.

    Trên chiếc xe đạp cà tàng, đến từng đại lý thu mua cà phê để bắt đầu sự nghiệp, những ý tưởng lớn dần theo những vòng quay bánh xe. Nung nấu trong đầu chàng trai Tây Nguyên này là câu hỏi: Tại sao Việt Nam, mà chủ yếu là Buôn Ma Thuột, nơi có hạt cà phê vào loại ngon nhất thế giới, xuất khẩu cà phê cũng vào hàng đầu thế giới, nhưng giá trị thu về vẫn thấp, nông dân vẫn nghèo?

    Cách nghĩ khác tiếp theo làm thay đổi sự nghiệp của anh chàng kinh doanh cà phê rang xay đó là chỉ có chế biến mới tạo nên giá trị. Tư duy này hiện giờ là phổ biến, nhưng cách đây 18 năm, khi Hãng cà phê Trung Nguyên ra đời, xuất khẩu cà phê thô vẫn là mục tiêu chính. Thậm chí, ý tưởng chế biến cà phê của Vũ bị kêu là khùng, chứ chưa nói đến tham vọng chế biến cà phê ngon để xuất khẩu.

    Ngay cả việc Đặng Lê Nguyên Vũ đã đặt tên cho doanh nghiệp của mình cũng rất khác, nghe khá ngông, đó là “Hãng cà phê Trung Nguyên”. Trong tiếng Việt và trong ý niệm của giới kinh doanh nói chung, hãng là một cơ sở to tát, chứ không thể là một căn nhà nhỏ ọp ẹp và chiếc máy rang xay cà phê cũ kỹ công suất thấp như của ông chủ Hãng cà phê Trung Nguyên khi đó.

    Trái ngược với những lời bàn tán, không lâu sau, thương hiệu cà phê Trung Nguyên vượt ra khỏi ranh gười Đắk Lắk. Năm 1998, cuộc đổ bộ rầm rộ, với sức công phá mạnh đã giúp cà phê Trung Nguyên phủ khắp các ngõ ngách của Sài Gòn, tới từng dân nghiền cà phê. Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra cách thức để khách hàng tự mình trở thành người sành điệu về cà phê, tự tạo hình ảnh cá nhân qua sự lựa chọn khác nhau trong từng hương vị của cà phê.

    Thậm chí, người ta đã gọi tất cả các loại cà phê ngon, có gu là cà phê Trung Nguyên như một chỉ dẫn cho thị trường cà phê Việt Nam, như cách mà người Việt vẫn gọi xe máy là Honda…

    Tháng 2/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua cà phê” một cách chính thức trên tờ tạp chí uy tín National Geographic Traveller và vào tháng 8/2012, Tạp chí Forbes nhắc lại danh hiệu này với lời ca ngợi “zero to hero” (nhân vật từ vô danh thành anh hùng).

    Đến cách làm khác

    Nhưng thương hiệu Đặng Lê Nguyên Vũ được tạo nên không chỉ bởi nghĩ khác mà chính là dám làm khác, dám thay đổi thói quen, thông lệ. Quan trọng hơn, nhìn lại một chặng đường, có thể gọi đúng tên chìa khóa của sự thành công trong sự nghiệp của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ là tầm nhìn.

    Qua phân tích bài toán kinh tế của xuất khẩu cà phê, rằng nhà xuất khẩu cà phê thô chỉ được hưởng một phần nhỏ, trong khi lượng tiền khổng lồ rót vào túi những hãng chế biến cà phê, doanh nhân Nguyên Vũ bắt tay ngay vào nghiên cứu và chế biến cà phê. Nghĩa là thay đổi cách làm cũ, con đường cũ.

    Đối diện với vua cà phê, lúc nào cũng thấy sức sáng tạo, hay đúng ra là nhu cầu sáng tạo luôn chảy trong con người ông.

    Đặng Lê Nguyên Vũ của thời khởi nghiệp và "Qua" của ngày hôm nay.

    Lúc nào cũng thấy ông nghĩ về việc làm sao để đưa cà phê Việt Nam lên vị trí xứng đáng trên thị trường thế giới, bí quyết xây dựng thương hiệu cà phê của các nước khác, các hãng cà phê hàng đầu khác trên thế giới là thế nào; làm cách nào để chế biến cà phê ngon nhất…

    Chính Đặng Lê Nguyên Vũ tìm ra điểm hạn chế của cà phê Việt Nam, nghiên cứu và đệ trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, các dự án phát triển ngành cà phê Việt Nam, trong đó phần quan trọng là giúp đỡ nông dân trồng cà phê từ khâu canh tác đến thu hoạch và tiêu thụ, hướng tới mục tiêu đưa ngành cà phê Việt Nam đạt 20 tỷ USD/năm…

    Rồi ông cũng lên quy trình trồng cà phê theo triết lý khoa học – văn hóa – tâm linh. Nghĩa là, trồng cà phê theo lối tự nhiên, không độc hại, gây tổn thương môi trường; thu hoạch, chế biến theo tiêu chuẩn tiên tiến, cùng tổ chức các lễ hội cà phê, lễ hội cồng chiêng, tôn vinh những sáng tạo trong lĩnh vực cà phê và xây những biểu tượng, niềm tin trong một thế giới đang khủng hoảng.

    Không lúc nào thấy Vũ mệt mỏi khi nói và khi hành động vì cà phê Việt Nam, vì giấc mơ đưa Đắk Lắk trở thành thiên đường cà phê, “Thánh địa cà phê toàn cầu”… 

    Nói như Đăng Lê Nguyên Vũ, ước mơ – khao khát – hành động chưa bao giờ là những điều không tưởng. Với ông, ước mơ phải thật lớn, khao khát phải cháy bỏng và thực hiện chúng với niềm tin mãnh liệt bằng tất cả sức mình và theo đường lối cấp tiến khoa học.

    Không hề quá khi nói rằng sự xuất hiện của Đăng Lê Nguyên Vũ đã đánh thức cà phê Việt Nam, làm cho tầm vóc cà phê lớn lên, có sức sống, có hồn. Trước Vũ và đến tận giờ này, không có ai trăn trở đi tìm và xây dựng học thuyết về cà phê, xây dựng văn hóa về cà phê…

    Tháng 11/2012, Đăng Lê Nguyên Vũ là người châu Á duy nhất được mời tham dự Hội thảo “Thiết lập chương trình nghị sự quốc tế” tổ chức tại lucerne (Thụy Sĩ) và gây kinh ngạc khi khẳng định “học thuyết cà phê” sẽ thay thế các học thuyết đã gãy đổ. Tham luận của ông đã được đăng trên cuốn Bác cáo chỉ số hòa bình toàn cầu 2012 và Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp toàn cầu 2012.

    Bán hàng kiểu Đặng Lê Nguyên Vũ

    Dẹp bỏ tự ti để lớn lên

    Mỗi khi tiếp cận, thì vẫn cứ như bao lần, anh lại tuôn trào những suy tư về văn hóa Việt, về khát vọng chinh phục thế giới của dân tộc Việt. Với anh Vũ, chuyện người Việt dùng hàng Việt cũng chỉ là một thứ tư duy khu trú.


    Phải vứt bỏ cái tư duy khu trú đó đi, thì dân tộc Việt mình mới có thể vươn ra được. Sao lại không đặt ra là ‘người nước ngoài dùng hàng Việt’? Đất nước này, dân tộc này đâu có thiếu các điều kiện để bay cao, vươn xa, và lẽ ra chúng ta đã làm được điều đó từ lâu rồi!”, anh quắc mắt nhìn lên, sáng bừng những tia nhiệt huyết.

    Nhưng điểm yếu nhất của người Việt là tính vừa tự mãn, vừa tự ti. Tự mãn thì hài lòng và không còn động cơ phấn đấu. Còn tự ti thì thấy mình luôn thua sút, chẳng dám lao ra thương trường cọ xát. Vì vậy mà, ta cứ mãi ì ạch đi sau các quốc gia khác trong cuộc trường chinh này.

    Tại sao có người giàu - người nghèo? Tại sao có quốc gia hùng mạnh, lại có quốc gia èo uột? Việt Nam ta đứng ở đâu khi các điều kiện về địa lý, tài nguyên, con người... đều không hề thua kém các nước khác, thậm chí có những điều kiện thuận lợi, lý tưởng mà không phải quốc gia nào cũng có. Vậy thì tại sao?”, anh nói.

    Hỏi, rồi chính anh cũng đưa ra câu trả lời. “Chỉ khi dám vứt bỏ cái suy nghĩ tự ti đó đi thì mới lớn dậy được”, anh nắm tay thành hình nắm đấm, dằn chặt trên mặt bàn.

    Anh cho rằng, nếu không có kẻ thù lớn thì không có quốc gia dân tộc vĩ đại được. Cũng như, chỉ có dám bước vào cuộc chơi với những ông lớn thì mới có thể trở thành ông lớn có vai vế ngang hàng.

    Có thị trường ở 60 nước, thường xuyên đi ra nước ngoài, nên với Đặng Lê Nguyên Vũ, bán hàng hiện giờ không chỉ còn là việc bán hàng đơn thuần mà phải xây dựng được từ trong ý thức, đó là đưa văn hóa Việt ra với thế giới, hòa nhập thế giới và tạo nên một sức mạnh chinh phục thế giới!

    Đặt tương lai vào lớp trẻ

    Hiện năng lực, nguồn lực thì ta đã có nhưng vì tính tự ti khiến thanh niên không nhận ra cơ hội cho mình, nên họ hoàn toàn không có động lực. 

    “Thanh niên hiện tại khó lập chí vì họ không tin vào năng lực của mình, mà họ lại tin vào số phận. Giờ phải làm thế nào để đánh bật những tư tưởng tự ti đó ra. Cần có người thúc đẩy, thổi lửa cho họ”, anh nói.

    Theo anh, thế giới hiện nay vừa là nguy cơ nhưng cũng vừa là thời cơ nếu biết xem đó là cơ hội. Trong khi đó, Việt Nam với một vị trí địa chính trị quan trọng, và quốc gia có diện tích lý tưởng, tức Thiên thời và Địa lợi đã có. Kể cả, hiện Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng”, tức về con người - nguồn lực cũng đã sẵn.

    Vấn đề là làm sao đánh thức được cái tinh thần lập chí nơi thanh niên để hình thành yếu tố “Nhân hòa”, là đủ 3 yếu tố để nắm bắt “thời cơ vàng” này.

    Tôi tin thanh niên Việt Nam đủ sức để làm được điều đó. Nhưng cần có một người thổi lửa, thúc đẩy họ, kích hoạt sự tự tin và động lực của họ”, anh nói.

    Như chất cà phê đã khơi đúng mạch nguồn, dòng suy tư của Vũ cứ thế tiếp tục tuôn trào. Có lúc anh vung tay lên dữ dội, hoặc nắm chặt thành nắm đấm, đấm mạnh xuống mặt bàn. Nhưng cũng chợt có lúc anh lại lặng đi, mắt nhìn ra xa xăm. Tuy có bâng khuâng, nhưng tôi vẫn nhìn thấy trong ánh mắt đó một thứ. Đó là những tia lửa đốt cháy tâm can anh về những niềm trăn trở cho một hình ảnh Việt Nam vươn cao, bay xa.

    Emanvn TH | VOV | Dùng hàng việt

    Ngày đăng: 12-03-2019 2,433 lượt xem