• NHỮNG “SÁT THỦ” GIẾT CHẾT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM TRÍ

    Khả năng của mỗi người là không giới hạn nhưng đôi khi chính những suy nghĩ và hành động của mỗi người lại vô tình đặt ra những giới hạn cho chính mình.

     

    Làm việc không sáng tạo, cả đời "giậm chân tại chỗ"

    Biết những gì KHÔNG NÊN làm, cũng quan trọng như việc biết những gì NÊN làm. 

    Người ta chỉ thường thấy điều gì đó sai trong những việc mình đã làm, chứ ít ai nhìn thấy sai trong những việc mình chưa làm. Chính vì điều đó nên ta cần xem xét sự việc ở mọi khía cạnh để tìm ra những mặt tiêu cực kìm hãm sự phát triển.

    Những hành động sắp chia sẻ dưới đây được xem là những "sát thủ giết chết sự phát triển tâm lý" mà tất cả chúng ta nên hạn chế và tránh khỏi. Và ít có ai hoàn toàn chưa gặp phải những hành động và suy nghĩ nàyChính vì thế, hãy tìm hiểu qua danh sách này để xem bản thân mình có dính dáng gì đến những "sát thủ" đó hay không và mau chóng tìm ra phương pháp để né tránh.

    Những "sát thủ" đó là

    Thường xuyên nói nhàm chán với thứ gì đó

    Khi bạn nói rằng một thứ gì đó nhàm chán, não bộ bạn sẽ tự động tạo ra một niềm tin rằng đó là một việc tiêu cực và bạn cần nên tránh. Nhưng thật không may, những thứ mà bạn nói nhàm chán đó lại có thể là một cánh cửa mới mở ra những cơ hội cho bạn. Bất cứ khi nào nói về thứ gì đó nhàm chán thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đóng lại bớt một cánh cửa cơ hội cho bản thân rồi đấy.

    Bởi sự tò mò lại chính là một trong những yếu tố giúp phát triển tâm trí của mỗi người. 

    Luôn đọc sách, blog hoặc tạp chí - cùng loại

    Cần phải phân nhánh ra các lĩnh vực mới trong kho tàng kiến thức của mình. 

    Nếu bạn không tò mò thì sẽ có rất ít động lực để đọc một cái gì đó mới ngoài những thứ gì bạn thường xuyên đọc.

    Chỉ muốn làm những việc dễ dàng

    Nghĩ rằng mình đã đủ tốt, đã hài lòng với một điều gì đó thì bạn sẽ không có động lực để cải thiện bản thân.

    Thực tế cho thấy rằng, sự cải thiện sẽ đi liền với sự khiêm tốn. Khiêm tốn bởi càng biết nhiều người ta sẽ càng thấy mình thiếu nhiều. Đó là động lực để họ thử thách điều mới. Steve Jobs luôn nói "Hãy cứ khao khát, hãy cứ dại khờ". Đừng bao giờ xem là đã đủ và dừng lại.

    Ngừng hỏi tại sao

    Liệu có mấy ai tự đặt cho mình những câu hỏi tại sao tôi phải làm điều đó, tại sao nó lại cần thiết cho mình, tại sao mình phải thực hiện nó theo cách này mà không phải cách khác... Và thậm chí nếu bạn có tự hỏi mình thì cũng chưa chắc bạn đã tự đi tìm câu trả lời. Mọi người đều luôn rất "bận rộn" để tự đặt câu hỏi đó cho chính mình, nguyên nhân gây ra sự "bận rộn".

    Sự chấp nhận thường là một cạm bẫy ngăn chặn sự phát triển của bản thân.

    Tôi không phải là người sáng tạo

    Nghĩa rằng bạn đang tự tạo cho mình một lời tiên tri tiêu cực cho chính bản thân mình. 

    Niềm tin chính là giới hạn, nếu nghĩ được thì chắc chắn bạn sẽ cố làm được, còn ngược lại, nghĩ không được, thì bạn đã đúng rồi.

    Vậy nên, hãy ngừng tạo ra những hạn chế tự áp đặt bản thân mình vào một khuôn khổ nhất định để mở đường cho sự sáng tạo, bạn có cơ hội giải phóng và phát triển.

    Sợ những giấc mơ lớn

    Nếu ước mơ của bạn nhỏ thì thử thách cũng sẽ nhỏ và đồng nghĩa với điều mà bạn sẽ đạt được trong tương lai hay hiện tại.

    Có lẽ bạn đã bị thất bại trong quá khứ hoặc mọi người nói rằng bạn sẽ không thể thành công. Tất cả những điều này có thể sẽ khiến bạn trở nên sợ việc vẽ ra những giấc mơ lớn.

    Hãy có cái nhìn đúng đắn về sự thất bại, và cho bản thân một cơ hội mở rộng phạm vi ước mơ của mình. Bạn mới có thể vận động đầu óc của mình và phát triển những năng lực tiềm ẩn của bản thân.

    Không biết "SAY NO"

    Chọn đúng bạn thì sống không đau đầu, từ chối đúng người thì sống không vướng mắc: Nguyên tắc đơn giản mà mấy ai làm được?

    Khi người khác gặp khó khăn, muốn nhờ bạn giúp đỡ, nếu chuyện đó nằm trong tầm khả năng của mình, có thể giúp thì nhất định phải giúp. Có thể chìa bàn tay giúp người trong lúc hoạn nạn, họ sẽ trân trọng và nhớ ơn bạn suốt đời. Tuy nhiên, nếu gặp những yêu cầu không hợp lý, chúng ta nên tỉnh táo để đưa ra lời cự tuyệt thích đáng. Cho dù hoàn cảnh lúc ấy khó xử đến mấy thì vẫn phải tìm cách nói ra, chỉ có tiếng "Không" rõ ràng mới có thể giúp cuộc sống của bạn thanh thản hơn, bình tĩnh hơn.

    Bởi khi yêu cầu được giúp đỡ, ai cũng đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để chấp nhận cả hai kiểu đáp án. Vì vậy, cho dù chúng ta đưa ra bất kỳ câu trả lời nào cũng đều nằm trong dự kiến của họ.

    Chuyện không muốn làm thì tốt nhất đừng cố ép, cũng như chuyện không đủ khả năng thì tốt nhất đừng bao giờ nhận. Cho dù trong công việc hay trong cuộc sống hàng ngày, một lời từ chối thẳng thắn, rõ ràng, không quanh co và thỏa đáng sẽ giải quyết rất nhiều rắc rối không đáng có. Có thể khi vừa bị từ chối, đối phương nhạy cảm và khó chịu trong lòng nhưng một thời gian sau, đặt mình vào hoàn cảnh người khác, nếu là người thông tình đạt lý thì sớm muộn gì họ cũng cảm thông cho chúng ta.

    Hãy nhanh chóng loại bỏ những "sát thủ" trên để có thể mở ra một con đường mới cho cuộc sống của mình.

    Ai trong chúng ta cũng có khả năng phát triển tâm lý mà đôi khi chính bản thân ta cũng không thể nhận ra và không thể ngờ đến. Nhưng chính vì những suy nghĩ và hành động sai lệch trong cuộc sống hằng ngày lại vô tình giết chết đi khả năng phát triển đó và khiến ta cứ mãi ở sau lưng người khác. Thế nên hãy nhanh chóng loại bỏ những "sát thủ" trên đây để có thể mở ra một con đường mới cho cuộc sống của mình.

     

    Emanvn | Trí thức trẻ

    Ngày đăng: 07-03-2019 1,160 lượt xem