-
NHỮNG BÍ MẬT CỦA TỐC ĐỘ ĐỌC
Một ngày làm việc bận rộn, làm sao để chúng ta có thể đọc được từ 3-5 cuốn sách? Tất nhiên, tốc độ đọc liên quan mật thiết đến số lượng sách đọc được của mỗi người.
Trở lại những năm 1960, Tổng thống John F. Kennedy tuyên bố ông có thể đọc được 1.200 từ/ phút, cao gấp 4 lần mức trung bình của một độc giả Mỹ.
Trong ấn bản năm 1990 của Sách kỷ lục Guinness Thế giới, Howard Berg có thể đọc hơn 80 trang văn bản/ phút, tương đương khoảng 25.000 từ/ phút.
Tuy nhiên, mỗi người đều có tốc độ đọc và mức độ hiểu biết khác nhau, tùy vào năng lực của mỗi người.
Chúng ta không cần phải đọc sách để đạt được 1 con số nhất định, như 100 cuốn sách mỗi năm. Thay vào đó, nên đọc sách vì những lý do cao cả hơn, như tìm kiếm một giải pháp nhất thời, làm giàu tri thức hay thưởng thức vẻ đẹp của văn chương. Thậm chí, có những cuốn sách nên đọc chậm và thưởng thức như một ly rượu vang.
Cách đọc sách
Đọc sách được chia ra làm 3 loại:
- Loại thứ nhất, khi bạn lướt qua tiêu đề.
- Loại thứ hai, đọc nhằm mục đích thu thập thông tin.
- Loại cuối cùng, kết nối với từ ngữ và các chủ đề, đọc nghiên cứu.
Khi bạn biến việc đọc sách trở thành một điều thú vị, bạn sẽ không quên những câu chuyện, những nội dung trong cuốn sách, chủ động tiếp thu những ý tưởng, kiến thức mới.
“Đối với những cuốn sách hay, vấn đề không phải là bạn có thể đọc hết bao nhiêu trong số đó, mà là bao nhiêu cuốn sách có thể hoàn thiện bạn”, nhà triết học người Mỹ Mortimer J.Adler viết.
"Chỉ đọc sách KHÔNG BAO GIỜ giúp bạn thành công hay trở nên giàu có"
Bạn phải tìm được những cuốn sách tốt, học cách đọc và hiểu những gì sách nói, song không quên điều quan trọng nhất là phải hành động, lao động & sáng tạo.
Những người đọc sách thông minh tối đa hoá giá trị họ nhận được từ lượng thời gian họ đầu tư vào việc đọc sách.
Một số người đọc sách thông minh thường hành động ngay khi họ nhận được kết quả họ đang tìm kiếm. Giá trị của kiến thức lý thuyết sẽ thể hiện trong các ứng dụng thực tiễn mà người đọc áp dụng được.
Nếu Bill Gates hoàn thành tất cả những khóa học như Harvard và sau đó đi khởi nghiệp thì rất có thể thế giới này chỉ có thêm một tiến sĩ chứ không có Microsoft. Sáng tạo không chờ đợi một ai, đừng đợi đến khi bản thân có đủ kiến thức phong phú thì mới bắt đầu sáng tạo. Những cái đầu toàn chữ sẽ luôn bị trói buộc bởi những kiến thức đã học, và sẽ chẳng thể bật ra được ý tưởng mới mẻ nào.
Bill Gates lại hiểu rõ rằng tinh thần sáng tạo không nằm ở việc nắm bắt được bao nhiêu kiến thức trong sách vở, mà là có biết sử dụng đầu óc một cách linh hoạt hay không.
Jack Ma nói rằng đã chứng kiến rất nhiều người thành công mà không cần đọc sách nhưng sau khi thành công rồi mà không chịu khó trau dồi kiến thức chắc chắn sẽ dần trượt dốc trên con đường sự nghiệp.
Dưới đây là 1 vài lời khuyên giúp bạn tìm thấy cuốn sách của chính mình
Đối với những ai thực sự dành thời gian để đọc và nghiên cứu cách học, những cuốn sách chưa một lần đụng tới, nằm rải rác khắp nhà lại thực sự là một dấu hiệu của sự thông minh.
Không những thế, việc này còn đem lại cho bạn cảm giác có sức mạnh vĩ đại nào đó đang đồng hành cùng mình. Những người bạn thành công của tôi chỉ đọc từ 20 đến 40% sách họ mua. Nhiều người trong số họ vẫn đang đọc 10 cuốn cùng lúc.
Đắm mình trong những cuốn sách viễn tưởng và cổ điển là thói quen đọc sách phổ biến của nhiều người. Tuy vậy, tôi đọc sách là để học hỏi chứ không phải là để giải trí.
Sau đây là những cách đọc sách thông minh nhất mà tôi học hỏi được từ các doanh nhân đẳng cấp thế giới:
1. Coi việc đọc sách như một thí nghiệm
Điều chúng ta biết về sự thử nghiệm này là bạn càng tiến hành nhiều thí nghiệm thì bạn càng dễ tìm thấy một lựa chọn mang tính đột phá, làm thay đổi tất cả.
Các nhà khoa học vĩ đại và các công ty thành công nhất chủ yếu là những người thực hiện những thí nghiệm gây chấn động nhất.
Theo kinh nghiệm của mình, tôi làm nghiên cứu, thường mua và khám phá 10 cuốn sách trước khi tôi tìm ra một cuốn sách chứa đựng nhiều kiến thức giá trị nhất.
Hãy là một người ưa thử nghiệm và sẵn sàng thất bại. Vì vậy, mỗi khi bạn mua một cuốn sách, đó có thể là một kế hoạch vô dụng nhưng điều bạn đạt được là bạn đã tiến thêm một bước tới gần hơn cuốn sách làm thay đổi cuộc đời bạn.
2. Đọc theo kiểu mô hình hóa cấu trúc (Fractal Reading)
Đọc 2-3 bản tóm tắt sách (Tra trên Google): Đối với bất cứ cuốn sách nào, bạn sẽ tìm thấy một số bản tóm tắt sách chứa những thông tin quan trọng nhất trong cuốn sách (20% ý tưởng tạo nên 80% giá trị).
Lắng nghe bài phỏng vấn của tác giả (posdcasts, Google): Các bài phỏng vấn ngày càng có sức hút lớn và người phỏng vấn thường hỏi tác giả về những điều ấn tượng nhất trong cuốn sách.
Xem bài thuyết trình của tác giả (TED, Google hoặc các bài nói chuyện trên thế giới): Khi một tác giả bị ép phải cắt giảm một cuốn sách 200 trang thành một bài nói chuyện trong 20 phút, họ sẽ chia sẻ những ý tưởng quan trọng nhất và câu chuyện hay nhất.
Đọc những phần reviews 1-sao, 2-sao, 3-sao, 4-sao và 5-sao trên Amazon: Amazon hay các trang chuyên bán sách như Tiki sẽ giúp tất cả chúng ta nhanh chóng phân loại bài đánh giá tốt nhất của độc giả.
Đọc chương đầu và chương cuối của cuốn sách: Các chương đầu và cuối của một cuốn sách thường chứa đựng những nội dung giá trị nhất của cuốn sách (điều này hiển nhiên không có tác dụng nếu bạn hy vọng bị lạc trong một cuốn tiểu thuyết). Ngoài ra, những đoạn văn đầu tiên và cuối cùng của mỗi chương sách cũng mang những ý tưởng chính của mỗi chương
3. Xem những cuốn sách chưa đọc như một cách nhắc nhở rằng, kiến thức của bạn còn ít ỏi.
Khiêm tốn chẳng có giá trị ngoài việc là một đức tính. Nhưng tính cách ấy giúp hiểu chính bản thân mình và vị trí của chúng ta trên thế giới.
Không cần biết bạn đã đọc hết bao nhiêu là sách, chỉ cần biết những gì bạn đang nói, đang thực hiện, đang chia sẽ, tất cả đến từ sự chiêm nghiệm của chính bạn qua thực tế, và mô tả lại việc đó bằng ngôn ngữ của mình, thay vì rập khuôn từ ngữ của sách vở. Cũng đừng quá hào hứng khi tung hô những điều tâm đắc bạn vừa bắt gặp bởi điều đó có khi đã quá quen với người khác. Nên hãy từ tốn, và điềm đạm, thu thập và góp thêm một góc nhìn để mở rộng tư duy.
Điều này giúp chúng ta điều khiển cuộc sống của mình hiệu quả và hài hoà hơn. Chẳng hạn, sự khiêm tốn giúp chúng ta đưa ra quyết định chuẩn xác hơn và truyền cảm hứng để chúng ta học hỏi nhiều hơn nữa.
Đây là cách tôi nghĩ về bí quyết này: Hàng tỷ người đang sáng tạo và ghi lại bao tri thức quý giá suốt hàng ngàn năm qua. Những gì chúng ta biết so với những gì nhân loại đã đã tìm ra chỉ là một giọt nước trên đại dương. Và đại dương đó đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đến mức chúng ta không thể nắm bắt được.
4. Bỏ những cuốn sách hay và giữ lại những cuốn sách cực hay
Tại mọi thời điểm, bạn nên đọc cuốn sách tốt nhất mà bạn biết trên thế giới này. Tuy nhiên, ngay khi bạn tìm ra thứ gì đó dường như thú vị hơn hoặc quan trọng hơn, bạn nên loại bỏ ngay cuốn sách mình đang đọc…
Nói cách khác, chúng ta hãy làm ngược lại những gì chúng ta được dạy. Thay vì cố gắng đọc hết mọi cuốn sách mình chọn, bạn hãy cho phép bản thân bỏ qua cuốn sách bạn đang đọc nhưng việc này chỉ áp dụng khi bạn tìm thấy cuốn sách hay hơn thôi nhé.
Và hãy cẩn trọng để không đi chệch hướng, rời bỏ những cuốn sách hay chỉ bởi vì chúng ta nhìn thấy một cuốn sách có tiêu đề hấp dẫn.
Cuộc sống quá ngắn và chúng ta có quá nhiều cuốn sách hay cần đọc.
5. Ghi chú
Bạn sẽ ghi nhớ nhiều thông tin hơn nếu ghi chú thủ công, như đánh dấu các phần, viết nghệch ngoạc trong sách, hay viết vào một cuốn sổ ghi chú.
Tích cực liên kết các ý trong sách giúp bạn tiếp thu và hiểu rõ hơn về các thông điệp.
6. Sử dụng sách để tạo cảm hứng cho những ý tưởng táo bạo
Bạn của tôi nghĩ một giá sách như là một danh sách những người có học vấn uyên bác ở mọi thời đại tập trung vào một chỗ.
Ai cũng hiểu rằng, các quảng cáo có mục đích đều mang lại tính hiệu quả cao. Chúng gây ấn tượng cho người xem trên cả phương diện nhận thức lẫn vô thức. Tương tự như vậy, sách được đặt vào tay đúng người đang cần đến nó cũng có ý nghĩa tương tự như vậy.
Có nhiều cuốn sách quan trọng nhất trên giá sách của bạn mà bạn vẫn chưa đọc. Nhưng khi bạn nhìn thấy một cuốn sách tại đúng thời điểm, bạn sẽ tò mò về nó và lấy nó ra khỏi kệ sách.
7. Cuối cùng, vấn đề không nằm ở số lượng cuốn sách bạn đã đọc
Thật khó để nói lên sự khác biệt giữa một người thích sưu tập sách và một người đọc sách thông minh.
Mỗi ngôi nhà chúng ta đến thăm đều tràn ngập sách. Nhưng dưới cái bề nổi mà ai cũng nhìn thấy, ba điểm sau sẽ giúp bạn phân biệt rõ đâu là người chỉ đi sưu tập sách và một người đọc sách thật sự:
1) Những người đọc thông minh họ thường tạo ra một cách thức đọc nhất quán.
2) Những người đọc sách thông minh đều nghiên cứu cách học. Nói cách khác, họ tối đa hoá giá trị họ nhận được từ lượng thời gian họ đầu tư vào việc đọc sách.
3) Một số người đọc sách thông minh thường hành động ngay khi họ nhận được kết quả họ đang tìm kiếm. Giá trị của kiến thức lý thuyết sẽ thể hiện trong các ứng dụng thực tiễn mà người đọc áp dụng được.
Emanvn TH | Châu Anh | Minh Phương
Ngày đăng: 13-03-2019 3,419 lượt xem
Tin liên quan
- DẤU HIỆU CHỨNG TỎ BẠN NGHÈO NHƯNG KHÔNG HỀ HAY BIẾT
- NHÀ TUYỂN DỤNG CHỈ RA NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI PHỎNG VẤN
- BÍ KÍP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON
- BÍ KÍP #6789 GIÚP PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
- BẠN SẼ MANG GIÁ TRỊ GÌ ĐẾN TỪNG BUỔI GẶP GỠ HÔM NAY?
- TƯ THẾ LÀ MỘT DẤU HIỆU KHÔNG LỜI CHO BIẾT "BẠN LÀ AI"
- KHÔNG ĐI CHƠI VỚI NGƯỜI NHÀN RỖI!
- KHOẢNG CÁCH TUỔI TÁC VÀ KHOẢNG CÁCH TRÍ TUỆ
- CẢ ĐỜI NÀY KHÔNG THỂ QUÊN NHỮNG NGƯỜI CHO MÌNH VAY CHO MÌNH MƯỢN
- CHỈ ĐỌC SÁCH KHÔNG BAO GIỜ GIÚP BẠN THÀNH CÔNG HAY TRỞ NÊN GIÀU CÓ
- NHỮNG “SÁT THỦ” GIẾT CHẾT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM TRÍ
- ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM: NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM BẠN CẦN BIẾT
- CHÙA NHỎ, CHÙA TO, CHÙA ‘SIÊU TO’... CHÙA NÀO CÓ PHẬT?
- NGƯỜI ĂN MÀY THAY ĐỔI VÌ MỘT CÂU NÓI
- LÀM GIÀU VÀ CÓ CON NGHÈO: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ĐÁNG SUY NGẪM CỦA NGƯỜI ĐỨC