• SỬA CHỮA THÓI GHEN ĂN TỨC Ở CỦA NGƯỜI VIỆT

    Với các biểu hiện như mâu thuẫn, sốt ruột, kích động, bực tức, luôn cảm thấy hậm hực, oán thán cuộc đời khi thấy sự thành công hay vị thế của người khác. Tâm trạng đó cản trở tinh thần công tác và phấn đấu.

    Có thể thấy rằng, việc thể hiện thái độ bất mãn trước người giỏi hơn mình (hoặc chưa biết có giỏi hơn mình hay không?) với các biểu hiện như mâu thuẫn, sốt ruột, kích động, bực tức, luôn cảm thấy hậm hực - bằng cách gây khó khăn, tranh luận thắng - thua, hay đâm sau lưng, chẳng khác nào tự thừa nhận ta yếu kém, sợ hãi và không dám đương đầu một cách công bằng, thiếu năng lực.

    Với các biểu hiện như mâu thuẫn, sốt ruột, kích động, bực tức, luôn cảm thấy hậm hực, oán thán cuộc đời khi thấy sự thành công hay vị thế của người khác.

    Thực chất, để bản thân rơi vào tâm lý này là của những kẻ yếu kém bất lực.

    Người sống có mục đích, có ước mơ, trong sáng vô tư lợi sẽ không có thời gian để soi mói xét nét người khác. Người quân tử biết phân biệt đúng sai, biết nhìn vào điểm mạnh của người khác để soi xét bản thân, học tập và tiến bộ. Kẻ tiểu nhân chỉ nhìn thấy điểm yếu, lỗi sai, bới lông tìm vết để phán xét, để tự đề cao bản thân mình.

    Họ là kẻ yếu kém năng lực, nhất là năng lực làm việc nhóm.

    Tại sao người việt nam cứ 2 người làm việc chung là sẽ rã? Đối với người Việt trẻ, từ “teamwork” đã được nói đến rất nhiều, nghe rất "sang", nhưng hình như nó vẫn chỉ được “nghe nói” chứ chúng ta chưa khi nào thực hiện đúng nghĩa. Họ ít khi thành công trong những dự án làm việc theo nhóm và sự hỗ trợ của nhiều thành viên, ở nhiều bộ phận chuyên biệt.

    Phần nhiều là do thái độ, cái tôi, ..., nhân cách hình thành qua sự giáo dục và môi trường trưởng thành, chứ không đơn giản chỉ là qua mấy chương trình đào tạo Team Building, nó không có tác dụng. Bởi đó là kết quả của những tật xấu sau đây:

    Chứng tỏ cái tôi hay năng lực cá nhân. Biết nhiều nhưng không biết sâu. Suy nghĩ cảm tính không dựa trên dữ kiện và tư duy logic. Văn hóa làng xã, bề trên... Bạn có thể tham khảo thêm ở đây.

    Cách bạn nhìn người cũng có thể chứng tỏ bạn là ai.

    Đề cao, tôn trọng và thừa nhận điểm mạnh của người khác không làm ta thụt lùi hơn họ mà chính là thể hiện thiện chí học hỏi, ý thức cầu tiến, biết mình biết người, trăm trận trăm thắng.

    Ngược lại, moi móc, hạ bệ, coi thường người khác chẳng khác nào tự đóng chặt mọi cơ hội tiến bộ của bản thân, sống trong ảo tưởng, ếch ngồi đáy giếng.

    Chỉ những kẻ không có tiếng nói, không có năng lực mới dùng đến cách này để hạ bệ, "dìm hàng" người khác.

    Còn nếu bạn là đối tượng bị nói xấu, GATO? Hãy vui lên, vì bạn "vĩ đại" hơn bạn tưởng!

    Không phải ai cũng có thể trở thành đối tượng "được nói xấu". Sự đố kị thường chỉ xuất phát từ những kẻ đứng dưới.

    Bởi vậy, khi có ai đó có ý định đàn áp, hãm hại bạn bằng những lời lẽ giảo biện thì cũng chỉ là biểu hiện của sự sợ hãi trước những gì bạn có mà thôi. Thời gian sẽ là câu trả lời xứng đáng nhất cho câu hỏi bạn là ai, con người bạn thế nào. Chỉ cần bạn luôn là chính mình, luôn chân thành và tốt đẹp.

     

    Do vậy khi mọi việc còn ở phía trước, bạn hãy tỉnh táo đừng để mình rơi vào cạm bẫy mà không có cơ hội cứu vãn.

    Như câu chuyện dưới đây:

    Có một thầy giáo trẻ, khi mới bước vào nghề dạy học, anh rất tích cực học hỏi cải tiến, say mê yêu nghề, cống hiến sức lực trí tuệ một cách vô tư cho học sinh thân yêu, được nhà trường và các bậc phụ huynh ca ngợi, tin yêu. Thế nhưng trong một bữa liên hoan, anh thấy nhiều người giàu có, sung sướng hơn hẳn mình, trong lòng không còn yên ả như trước.

    Sau bữa đó, anh thường trăn trở, nghĩ suy, làm sao để mình được giàu có sung sướng như họ?

    Đến nỗi trong tiết giảng bài anh cũng chỉ mơ làm giàu, lơ là cả nghiệp vụ dạy học. Học sinh và phụ huynh đều tỏ ra hết sức bất bình, ban giám hiệu đưa ra lời cảnh báo, nhưng anh ta không chịu hối cải, vì dường như giấc mộng giàu sang luôn ngự trị trong tâm hồn anh.

    Một lần nghe lời xúi bẩy của bạn bè, anh lao vào vụ buôn lậu, thật không may anh bị bắt, kết quả không những chẳng trở nên giàu có mà phải vào nhà giam trở thành phạm nhân.

    Mất thăng bằng tâm trạng thực ra là do phương pháp so sánh không thỏa đáng, sai lầm trong cách chọn đối tượng so sánh, bản thân yếu kém về các kỹ năng. Vì vậy chúng ta không được để mình rơi vào tình cảnh đáng sợ đó, nếu đã mất thăng bằng, thì phải nhanh chóng thoát ra.

    Dưới đây xin giới thiệu một số biện pháp giúp bạn tham khảo:

    Trước hết khuyên bạn biết cách so sánh theo phương hướng tích cực: Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì cũng chẳng ai bằng mình. Nghĩ được như vậy sẽ cảm thấy mình đã đủ, lòng dạ thanh thản và vui sống.

    Nếu chịu nhìn xuống, sẽ thấy bao người lao động chân tay khổ cực, vất vả khác, thì ta sẽ không còn ấm ức, đau khổ nữa, không những thế còn có tấm lòng bao dung đồng cảm với người khác. Hành động sẽ chia mang lại niềm vui, sự từ ái, vì thế mà thói ích kỷ sẽ bị triệt tiêu. Ngoài ra phải luôn luôn giữ cho lòng trong sáng, vô tư, thì mới duy trì được tâm trạng thăng bằng.

    Thứ hai là sửa chữa những thói quen tật xấu ảnh hưởng đến năng lực, ví dụ như làm việc nhóm, giao tiếp cộng đồng...

    Tâm hồn trong trắng vô tư được ví như bài thuốc quý chữa trị thói ghen ăn tức ở.

    Chúng ta cần xác định nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn, tự mình biết phân biệt đúng sai, biết tự tin, tự lập, tự trọng, luôn luôn cảnh báo bản thân phải giữ mình, luôn tự động viên mình hăng hái vươn lên. Chớ nghĩ nhiều về thành công của người khác để khỏi rơi vào tình thế mất thăng bằng, như vậy đã đạt tới một cung bậc tư tưởng cao hơn.

     

    Emanvn T/H | Trí thức trẻ | Quốc Bảo

    Ngày đăng: 20-12-2018 1,378 lượt xem