-
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: SẮP 30 TUỔI MÀ VẪN CHƯA GIÀU NỔI THÌ RẤT CÓ THỂ BẠN SẼ NGHÈO CẢ ĐỜI
Nếu những công việc đầu tiên trong cuộc đời - trong khoảng giai đoạn từ 20 - 30 tuổi, bạn có mức thù lao không đáng là bao thì dường như bạn sẽ mãi như vậy vài chục năm cuộc đời tiếp theo.
Còn những ai bắt đầu đi làm đã tiếp cận được những công việc với mức lương cao thường dễ có thu nhập tốt trong cả sự nghiệp sau này của họ.
Đó là kết luận của một nghiên cứu do hai nhà kinh tế học Michael D. Carr và Emily E. Wiemers tiến hành. Với nghiên cứu này, Carr cho rằng: "Bất kể học vấn của bạn có ra sao thì xuất phát điểm của bạn sẽ có ý nghĩa quan trọng và quyết định vị trí cuối cùng bạn trong tương lai".
Carr và Wiemers đã dùng dữ liệu từ Cuộc khảo sát của Cục Điều tra Dân số Mỹ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, không chỉ công nhân mà những người có bằng đại học cũng vấp phải tình trạng này. Nhiều lao động trình độ đại học bắt đầu sự nghiệp ở bậc thang thu nhập cao hơn so thế hệ trước, nhưng đến khi về hưu thì thu nhập của họ lại chỉ được xếp ở bậc trung bình, thậm chí còn thấp hơn thế hệ trước.
Trong khoảng giai đoạn từ 20 - 30 tuổi, bạn có mức thù lao không đáng là bao thì dường như bạn sẽ mãi như vậy vài chục năm cuộc đời tiếp theo.
Cơ hội và nguy cơ nào đợi chúng ta
Đi xin việc thực chất là đi "bán mình", bạn xứng đáng với mức lương bao nhiêu thì hãy "bán" cho đúng giá!
Đừng nghĩ 3 năm sau tốt nghiệp bạn sẽ trở thành người giàu có từ số lương bạn nhận được. Đó là chuyện viển vông!
Tốt nghiệp - tìm chỗ làm ổn định cho "đúng quy trình" của một đời người. Đi làm lúc này giống như khoảng thời gian lấp chỗ trống để tránh né số phận thất nghiệp. Không đầu tư, không tìm hiểu kỹ càng, thái độ không hiểu mình, không hiểu người, mơ hồ về yêu cầu của thị trường.
Chưa kể, có bạn còn mang tâm thế "ảo tưởng sức mạnh". Ôm giấc mơ lớn là tốt, nhưng mới bước chân vào môi trường làm việc chuyên nghiệp đã nhầm tưởng mình là nhân vật tầm cỡ, dẫn đến cách ứng xử không phù hợp.
Đi xin việc thực chất là đi "bán mình", nơi xin việc là thị trường lao động, nhà tuyển dụng thực chất là đi "mua người". Bạn cần là học cật lực, tạo nội hàm cho mình gồm có: kiến thức, kĩ năng, thái độ, khí chất. Hãy thể hiện khả năng của bạn để người ta phải hiểu rõ giá trị của bạn, bạn xứng đáng với mức lương bao nhiêu thì cho họ biết đúng giá của bạn. Đằng sau thành công bao giờ cũng có bóng dáng của lao động, không thể có con đường nào khác.
Thực chất, người nào dùng sở trường của mình để làm việc thì chỉ mất 1/3 của cuộc đời để thành “ngôi sao” trong lĩnh vực đó. Nếu làm bằng sở đoản vì không hiểu mình thì cả cuộc đời chỉ là nhân vật trung bình trong lĩnh vực mà mình góp mặt hoặc là thất bại.
Sản phẩm cho công việc, đọc thông số cv để mua
Dưới đây là 7 lời khuyên xây dựng con đường đi cho những người trẻ đang bắt đầu tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm một công việc chuyên nghiệp trong môi trường chuyên nghiệp, để mình ngày càng "có giá".
1. Tập làm những việc mà bạn cho rằng dễ, chưa xứng với "vị thế bằng cấp" của mình
Đừng nề hà, đừng cảm thấy khó chịu khi được giao làm những công việc dễ hơn năng lực của bạn. Bạn được tuyển dụng vào làm một kỹ sư phần mềm nhưng chị kế toán nhờ bạn bấm lại dây mạng, hay bạn được tuyển dụng làm chuyên viên content marketing nhưng lãnh đạo yêu cầu bạn đi tổng hợp các website trong ngành, độ khó không có chỉ tốn nhiều thời gian...
Đôi khi những công việc như vậy giúp chúng ta rèn luyện tính kiên nhẫn và đôi tay của một người thợ. Sau này, "lỡ" trở thành lãnh đạo bạn sẽ thấy rằng kỹ năng đó là cần thiết.
2. Đặt một mục tiêu ngắn, trung hạn vô cùng nhỏ
Những mục tiêu nhỏ và trong khả năng thực hiện, ví dụ: tự mua được chiếc máy tính, được đi ra nước ngoài du lịch/công tác... Khi thực hiện được những mục tiêu nhỏ đó, bạn sẽ có động lực để thực hiện những dự định khác, to lớn hơn.
Phần lớn nhiều người trẻ đều nghĩ rằng với mức lương của mình hiện tại thì chắc "ba đời" không mua nổi một ngôi nhà, vậy nên không cần phải tiết kiệm. Điều đó vừa đúng vừa không đúng. Đúng ở yếu tố số học. Nhưng lại chưa đúng ở điểm bạn chưa biết dùng hàm số mũ và chưa tính được giá trị thặng dư theo năm tháng.
Mới đi làm tất nhiên không mua được nhà. Nhưng có thể mua được những thứ đơn giản hơn nếu bạn có kế hoạch, dám lập kế hoạch để hướng tới mục tiêu đó. Biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, hoàn thành nhiều mục tiêu nhỏ thì mục tiêu to sẽ tự hoàn thành.
3. Khi đi xin việc, đừng hỏi tôi sẽ được trả bao nhiêu mà hỏi tôi sẽ được làm việc với ai và được làm công việc gì
Đề nghị lương cao không sai. Nhưng nó không nên là điều kiện tiên quyết. Những năm đầu, các bạn nên đặt yếu tố học hỏi, tích luỹ kiến thức, cơ hội thăng tiến lên trên hết. Đừng hi vọng rằng sau 3 năm bạn sẽ thành người giàu có từ lương mình nhận được. Mà hãy hi vọng sau 3 năm bạn sẽ là người có chuyên môn uyên bác từ công việc bạn được làm.4. Đọc nhiều, tìm hiểu, hoàn thiện các kỹ năng
Đừng dành thời gian đọc những tin tức vô bổ, vừa mất thời gian vừa đem lại năng lượng không tốt. Thay vì đó, hãy cố gắng trở thành một người toàn diện hơn bằng cách đọc, tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích, hoàn thiện các kỹ năng còn yếu và phát triển thêm kỹ năng ở các lĩnh vực mới.
Hãy gắng cải thiện trình độ thông thạo khi làm việc với văn bản, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng phân tích dữ liệu, không ngừng đưa ra các ý tưởng sáng tạo và khả thi.
Nên nhớ, trường học dạy bạn nhiều điều, nhưng trường đời sự học tập sẽ là không bao giờ kết thúc. Trong suốt sự nghiệp của mình, bạn cần phải có được và phát triển những kỹ năng nhất định.
5. Làm những công việc mà bạn chưa từng được đào tạo hay hiểu biết
Các bạn nhìn mà xem, rất nhiều người đã thành công với ngành nghề chả liên quan gì đến tấm bằng đại học của mình. Công việc từ những môn "trái ngành" cho bạn sự trải nghiệm phong phú, kinh nghiệm và sự hiểu biết rộng hơn. Những người làm được việc trái nghề cũng là người có khả năng thích ứng, năng lực sinh tồn cao hơn bình thường.
6. Bắt đầu nghiêm túc trong tìm mối quan hệ hôn nhân
Trải nghiệm mới thấy rằng đôi khi tất cả những nỗ lực, những thành công trong sự nghiệp chỉ một chốc một lát tiêu tan vì những thay đổi liên quan đến người bạn đời. Nhưng người khôn thì nên có những mục tiêu cụ thể hơn, lí trí hơn để sau này không phải kêu ca: "Số tao nó thế, cái duyên cái số nó chụp lấy nhau". Chuyện tình yêu không giống như chuyện cổ tích đâu. Hãy tìm một người thật giàu trí tuệ và khát vọng mà yêu chứ đừng tìm một người giàu... bố mẹ.
7. Hiểu về tiền và sự hạnh phúc
Kiếm nhiều tiền có thực sự khiến ta hạnh phúc hơn? Thực tế đã chứng minh, càng kiếm được nhiều tiền thì vấn đề của bạn càng lớn.
Tiền luôn đi kèm với một cái giá. Bạn càng có nhiều khoản đầu tư, bạn càng mất nhiều tiền. Cũng giống như việc bắt đầu kinh doanh, khi một công ty càng phát triển thì bạn càng có thêm nhiều trách nhiệm và vấn đề.
Cuộc sống không đơn giản. Cho dù bạn có kiếm được nhiều tiền đi chăng nữa.
Theo Tiến sĩ "triệu view" Lê Thẩm Dương, chúng ta có thể bắt đầu sự nghiệp ở bất kỳ giai đoạn nào tùy thuộc vào khả năng, ý chí của mỗi người.
Muốn "khá" lên được thì mỗi người cần phải hiểu được 4 giai đoạn và 4 cách kiếm tiền này.
1. Đầu tiên, một bạn nghèo mới ra trường, giơ tay lên, hô bóc lột em đi, đó là kiếm tiền bằng cách làm thuê để tạo vốn ban đầu. Sau đó phải vượt được chính mình, người ta gọi đó là vượt ngưỡng.
2. Nhảy sang giai đoạn 2, đó là kiếm tiền bằng ý chí của mình, thì gọi là tự doanh. Hiện nay có nhiều hình thức tự kinh doanh mà rất nhiều người đang áp dụng.
3. Giai đoạn 3, khi đã đạt được một thành quả nhất định, thì chúng ta cần phải vượt ngưỡng, đừng giới hạn bản thân mình. Khi đó, ta bước sang giai đoạn được gọi là kẻ điều hành. Tôi không làm mà ngồi bàn giấy và điều hành người khác làm việc và tạo ra các giá trị cho tôi.
4. Giai đoạn 4, nó chuyển sang giai đoạn vốn. Đó là khi bạn cũng không cần ngồi điều hành, mà bỏ vốn thuê người điều hành, cho nhân viên làm việc và bản thân có thể tự do về thời gian, thoải mái đi giải trí như chơi tennis. Người ta gọi đó là giai đoạn làm ông chủ. Ở giai đoạn này, bạn sẽ có dòng tiền hoàn toàn thụ động, lúc đó bạn được tự do tài chính. Bạn chỉ được tự do hoàn toàn nếu bạn được tự do tài chính.
Emanvn T/H | Trí thức trẻ
Ngày đăng: 27-11-2018 1,772 lượt xem
Tin liên quan
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT KHI NÀO BẠN THỰC SỰ CÓ THỂ SAI
- LỐI TƯ DUY KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KINH DOANH THÀNH CÔNG
- ÔNG BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG?
- SỬA CHỮA THÓI GHEN ĂN TỨC Ở CỦA NGƯỜI VIỆT
- 9 TRÍ THÔNG MINH - BẠN ĐƯỢC BAO NHIÊU?
- CHUYỆN CÁI GIỌNG SÀI GÒN
- MỸ: ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA KHÁC NHAU THẾ NÀO?
- 5 KHÁC BIỆT KINH TẾ MỸ TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ TT TRUMP
- NHỮNG HƯƠNG VỊ TRONG CỐC CÀ PHÊ CỦA BẠN
- LÀM SAO ĐỂ HỌC NHANH MỌI THỨ TRÊN ĐỜI? NHÀ VẬT LÝ ĐOẠT GIẢI NOBEL ĐÃ CHỈ RA 3 BƯỚC SAU ĐÂY
- CHỌN NHẦM NGHỀ GIỐNG NHƯ ĐI NHẦM ĐƯỜNG TRÊN CAO TỐC, MUỐN QUAY LẠI PHẢI “ĐÚNG LUẬT”
- "HÃY THEO ĐUỔI ĐAM MÊ" - SLOGAN DỄ KHIẾN NGƯỜI TRẺ TIẾN NHANH TỚI THẤT BẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI
- GỬI CÁC TÂN SINH VIÊN....
- 8 QUY LUẬT "THEO THÌ SỐNG CHỐNG THÌ CHẾT"
- ĐĂNG TIN TUYỂN DỤNG & TÌM VIỆC – TÍNH NĂNG MỚI TRÊN FACEBOOK