-
9 TRÍ THÔNG MINH - BẠN ĐƯỢC BAO NHIÊU?
Bạn vô cùng thán phục một người nói tiếng Anh như gió trong khi bạn nói vài câu giao tiếp cũng không xong. Đừng vội buồn, có thể vì bạn không sở hữu trí thông minh ngôn ngữ như người kia. Hãy thử xem bạn thuộc loại trí thông minh nào để từ đó có thể định hướng công việc cho mình.
Nhiều người trong chúng ta, những người trưởng thành, cũng thường hay so sánh mình với những người đồng trang lứa, hoặc với những người khác như thế.
Nhiều bậc cha mẹ cũng hay bị hội chứng “con nhà người ta”, nên thường so các bé nhà mình với các bé cùng trang lứa biết nói sớm hơn, biết đi sớm hơn, hay giỏi ngoại ngữ, giỏi toán hơn, ... Tuy nhiên, bạn có biết mỗi thiên thần trong gia đình bạn đều là một triệu phú nhí chờ bạn khai quật và khám phá không?
Đừng vội kết luận mình kém thông minh, hoặc không bằng người khác nhé, bởi vì khoa học đã phân chia trí thông minh thành 9 loại hình khác nhau cơ đấy.
1. IQ (Intelligence Quotient) – Chỉ số thông minh logic – toán học
Khả năng trí lực, năng lực nhạy bén với các con số. Khả năng hiểu và xử lý tình huống, suy nghĩ logic, phản biện. Sự nhạy bén trong suy nghĩ.
+ Nhạy với các con số: Nhận ra những quy luật: hiểu được các quy luật của dãy số.
+ Tư duy logic: tư duy theo kiểu nguyên nhân kết quả.
+ Tổng quát hóa nên quy luật: từ những sự vật, hiện tượng tổng quát thành những quy luật chung. Từ quy luật này có thể suy ra những sự vật hiện tượng, tương tự.
+ Làm việc được trong môi trường nhiều quy tắc, quy luật.
+ Tổng hợp thông tin, nghiên cứu, tra cứu tài liệu, thanh tra.
2. EQ (EMOTIONAL QUOTIENT) – Chỉ số cảm xúc:
Yếu tố này đánh giá khả năng kiểm soát và điều khiển cảm xúc. Năng lực tự nhận biết bản thân, đọc vị được cảm xúc của người khác. Từ đó biết cách hòa hợp với những người xung quanh. Để tạo ra những nhóm làm việc hiệu quả, độ nhạy bén trong cuộc sống.
+ Cân bằng cảm xúc với lý lẽ, logic và thực tế.
+ Họ thể hiện cảm xúc rõ ràng và trực tiếp.
+ Họ tự tạo động lực cho bản thân.Cụ thể:
+ Hiểu được cảm xúc: thông qua cảm xúc của bản thân, hiểu được vì sao mình vui, buồn, hạnh phúc. Từ đó cảm nhận được cảm xúc của người khác.
+ Tạo ra cảm xúc: Khi đã hiểu được nguyên nhân của các cảm xúc, ta có thể tạo ra những điều kiện để cảm xúc đó xuất hiện. Ví dụ: Kể một câu chuyện vui trong một bối cảnh thích hợp làm cho mọi người cười vui. Tặng một đóa hoa cho vợ trong một dịp đặc biệt làm cho vợ mình bất ngờ, vui mừng. Tạo sự bất ngờ cho người thân bằng cách tổ chức sinh nhật cho người đó nhưng không thông báo trước.
+ Quản lý cảm xúc: Kiểm soát được những cơn nóng giận, những cảm xúc tiêu cực, có những biện pháp để xoa dịu những cảm xúc đó.3. CQ (Creativity Quotient) – Chỉ số sáng tạo
Nêu bật sức sáng tạo thiên phú trong mỗi người, khả năng hình thành và phát triển ý tưởng. Khả năng dám chấp nhận rủi ro có thể xảy ra để thực hiện ý tưởng của mình.
+ Họ suy nghĩ chính xác, có khả năng, đưa ra kết quả và những ý kiến có liên quan.
+ Dễ dàng chấp nhận cái mới.
+ Họ là người dễ phát triển ý tưởng độc đáo, tìm kiếm các liên kết mới trong thông tin.Cụ thể:
+ Khả năng nhận diện sự khác biệt: cảm nhận được nhân tố có thể tạo nên sự đột phá, mới mẻ trong công việc, cuộc sống.
+ Tư duy theo quy luật bản chất. Xem xét sự thay đổi trong kết quả và tiến trình của sự việc, hiện tượng.
+ Năng lực tìm giải pháp thực thi ý tưởng mới. Suy nghĩ cách áp dụng những ý tưởng mới, nhân tố mới đó vào trong công việc, đời sống.
4. AQ (ADVERSITY QUOTIENT) – Chỉ số thông minh vượt khó.
Khả năng đối diện, xoay sở trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn.
+ Họ thể hiện tốt nhất khả năng của mình khi gặp khó khăn.
+ Dám đối mặt với những thử thách dù lớn hay nhỏ mỗi ngày.
+ Trong thực tế họ không chỉ học hỏi kinh nghiệm từ những thách thức đó, mà còn cũng phản ứng tốt hơn và nhanh hơn.Cụ thể:
+ Đối diện khó khăn: trước những vấn đề, khó khăn không tránh né, cố gắng hiểu được nguyên nhân, bản chất của vấn đề.
+ Xoay chuyển cục diện: khi đã hiểu được mấu chốt của vấn đề có thể đưa ra được những giải pháp, hành động, hướng giải quyết phù hợp.
+ Vượt lên nghịch cảnh: tiến hành giải quyết vấn đề, biến khó khăn thành động lực để thúc đẩy bản thân đi lên.
+ Tìm được lối ra: khi bị dồn đến đường cùng thì bình tĩnh tìm ra được những phương án phá vỡ thế bế tắc, mở ra hướng đi mới.5. SQ (Spiritual Quotient) – Chỉ số thông minh tâm linh:
Thể hiện trí thông minh tâm linh. Năng lực cảm nhận những giá trị linh thiêng.
+ Linh hoạt, dễ cảm nhận những giá trị linh thiêng.
+ Tự nhận thức. Tâm tuy vắng lặng nhưng luôn luôn tỉnh thức.
Cụ thể:
+ Giữ cho tâm hồn tĩnh lặng, mà các giác quan vẫn làm việc, có nghe, có thấy nhưng không suy nghĩ.
+ Hiểu biết về sự sống đang tồn tại trong chính cơ thể của mình với một tư duy tích cực và một trái tim nhân hậu.
6. BQ (Bussiness Quotient) – Chỉ số thông minh kinh doanh:
Chỉ số này thể hiện nhận ra nhu cầu, tìm giải pháp, cảm nhận sự khác biệt có ích, tìm nguồn lực, kiên trì tiếp cận, khát vọng cao, sự chịu đựng nghịch cảnh, nhạy bén và tiên phong, lọc thông tin, ước tính nhanh hiệu quả trong tương lai, khả năng kết nối cung cầu, làm quen nhanh môi trường mới.
+ Nhận ra nhu cầu chính xác: Cảm nhận được những nhu cầu, xu thế của thị trường.
+ Khả năng tạo ra giải pháp: đưa ra được những kế hoạch, cách thức để nắm bắt. Tiếp cận và cung ứng. Giữ được thành quả kinh doanh và tái đầu tư.
7. MQ (Manager Quotient) – Chỉ số thông minh quản trị
Thể hiện năng lực quản trị công việc và con người. Có khả năng tạo được sự đồng cảm, gần gũi để thấu hiển và tạo động lực thể hiện một cách khéo léo và thích hợp. Khả năng dự đoán tình huống và điều chỉnh bản thân để phù hợp môi trường. Để từ đó có những giải pháp thích ứng nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.
+ Có năng lực quản trị công việc và con người.
+ Hiểu rõ mục tiêu kế hoạch: Biết được mục tiêu công việc, từ đó đề ra những kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.
Cụ thể:
+ Khả năng kết hợp các nguồn lực: từ những mục tiêu, kế hoạch đã hoạch định kết hợp những nguồn lực bên ngoài và bên trong nhằm thực hiện mục tiêu.
+ Ảnh hưởng đến người xung quanh bằng vị trí của mình một cách khéo léo.
+ Biết nhận thức và luôn đạt mục tiêu kế hoạch đã vạch ra. Bám sát mục tiêu, kế hoạch của từng giai đoạn công việc và cuối cùng hoàn thành mục tiêu.
8. EntQ (Entertainment)– Chỉ số thông minh giải trí
Chỉ số thể hiện tài năng trước khán giả, khả năng khiến nhiều người đồng cảm tập trung thưởng thức. Nắm bắt được cảm xúc đám đông và ứng biến. Khả năng tự mình tìm hình thức giải trí lành mạnh và phù hợp để giúp mình thư giãn và vui vẻ trong cuộc sống công việc. Cũng như khả năng tạo niềm vui cho người khác bằng những ý tưởng của mình. Khả năng kích thích trí tò mò và hiếu kỳ, năng lực làm thỏa mãn cảm xúc đám đông.
+ Nhận ra và hiểu được năng khiếu thực của mình.
+ Hiểu được năng lực của bản thân có thể làm tốt được trong việc gì. Bản thân cảm thấy vui thích, thoải mái khi được thực hiện những việc này thường xuyên.
+ Khả năng tìm kiếm loại hình giải trí phù hợp.
9. JQ (Job Quotient) – Chỉ số thông minh thực thi nhiệm vụ
Chỉ số này thể hiện khả năng nhanh chóng hiểu và nắm bắt công việc. Thực hiện mau chóng và cải tiến, tổ chức làm việc nhóm hiệu quả. Năng động, mau chóng hội nhập, tập trung vào công việc được giao và khả năng hoàn thành công việc vượt trội.
+ Khả năng đề xuất cải tiến và đạt thành tích cá nhân vượt trội: khi nhận được nhiệm vụ, yêu cầu công việc thì đưa ra các ý tưởng, biện pháp cải thiện, nâng cao hiệu suất công việc.
+ Phối hợp hiệu quả. Hiểu được các yêu cầu của công việc, trách nhiệm của bản thân trong công việc chung từ đó biết cách phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác nhằm thực hiện mục tiêu chung.
+ Khả năng hiểu nhanh và đúng nhiệm vụ. Thực hiện công việc theo đúng quy trình.
+ Tuân thủ theo hướng dẫn, trình tự các bước, khi xong bước này rồi mới chuyển sang bước kế tiếp.
Emanvn T/H
Ngày đăng: 13-12-2018 1,628 lượt xem
Tin liên quan
- CHÙA NHỎ, CHÙA TO, CHÙA ‘SIÊU TO’... CHÙA NÀO CÓ PHẬT?
- NGƯỜI ĂN MÀY THAY ĐỔI VÌ MỘT CÂU NÓI
- LÀM GIÀU VÀ CÓ CON NGHÈO: TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ĐÁNG SUY NGẪM CỦA NGƯỜI ĐỨC
- NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI UNESCO NHẤT ĐỊNH PHẢI GHÉ THĂM Ở CHÂU Á
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT KHI NÀO BẠN THỰC SỰ CÓ THỂ SAI
- LỐI TƯ DUY KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KINH DOANH THÀNH CÔNG
- ÔNG BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG?
- SỬA CHỮA THÓI GHEN ĂN TỨC Ở CỦA NGƯỜI VIỆT
- CHUYỆN CÁI GIỌNG SÀI GÒN
- MỸ: ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA KHÁC NHAU THẾ NÀO?
- 5 KHÁC BIỆT KINH TẾ MỸ TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ TT TRUMP
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: SẮP 30 TUỔI MÀ VẪN CHƯA GIÀU NỔI THÌ RẤT CÓ THỂ BẠN SẼ NGHÈO CẢ ĐỜI
- NHỮNG HƯƠNG VỊ TRONG CỐC CÀ PHÊ CỦA BẠN
- LÀM SAO ĐỂ HỌC NHANH MỌI THỨ TRÊN ĐỜI? NHÀ VẬT LÝ ĐOẠT GIẢI NOBEL ĐÃ CHỈ RA 3 BƯỚC SAU ĐÂY
- CHỌN NHẦM NGHỀ GIỐNG NHƯ ĐI NHẦM ĐƯỜNG TRÊN CAO TỐC, MUỐN QUAY LẠI PHẢI “ĐÚNG LUẬT”