-
3 CÁCH TẠO GIÁ TRỊ CHO KHÁCH HÀNG
Cách thức tạo giá trị (mà các tập đoàn, công ty lớn thường áp dụng), doanh nghiệp nhỏ và vừa của VN không dễ dàng làm được. Vậy có cách nào để doanh nghiệp nhỏ và vừa của VN đối phó ?
"Trải nghiệm khách hàng" tốt mang lại “Tổng giá trị cảm nhận” hay gọi tắt là “giá trị cảm nhận” (Customer Perceived Value) của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ, và xem đó là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt, đa phần là DN nhỏ và vừa (SME).Tôi cũng nói rằng, muốn bán được hàng và giữ được khách, các cty phải làm sao cho giá trị cảm nhận của khách hàng đối với SPDV của mình phải DƯƠNG và CAO HƠN ĐỐI THỦ!Lý do đơn giản là vì doanh nghiệp Việt rất khó theo đuổi các chiến lược cơ bản mà các tập đoàn lớn của nước ngoài thường theo đuổi để giành lợi thế cạnh tranh. Có 3 loại chiến lược cơ bản, đôi khi gọi là 3 cách tạo giá trị cho khách hàng:1. Product Leadership (dẫn đầu về sản phẩm), tức luôn tạo ra những sản phẩm dịch vụ đầy sáng tạo, như những giải pháp đột phá, có khả năng dẫn dắt xu hướng tiêu dùng và dẫn đầu thị trường (kiểu như iPhone của Apple, Uber, Grab..)2. Operartional Excellence (xuất sắc về vận hành), tức có hệ thống quản lý, vận hành (sản xuất, cung ứng, quản lý chất lượng, xử lý đơn hàng, giao nhận...) xuất sắc, giúp cho doanh nghiệp dẫn đầu về chi phí thấp và vận hành tốt để tạo sức cạnh tranh, kiểu như Wal-Mart, FedEx…3. Customer Intimacy (phục vụ riêng theo nhu cầu khách hàng), tức doanh nghiệp có khả năng phục vụ theo kiểu “may đo” cho từng khách hàng với nhu cầu khác nhau (ví dụ, lắp ráp và giao các máy tính có cấu hình khác nhau theo yêu cầu của từng khách hàng riêng lẻ, thiết kế website riêng cho từng khách hàng, đóng bàn ghế, tủ kệ riêng theo kích thước nhà và mong muốn riêng của từng khách hàng...)Ba cách thức tạo giá trị trên (mà các tập đoàn, công ty lớn thường áp dụng), doanh nghiệp nhỏ và vừa của VN không dễ dàng làm được. Và vì không làm được theo hướng riêng lẻ nào, nên chúng ta phải tiếp cận theo hướng TỔNG HỢP – so từng yếu tố riêng lẻ thì có thua, có thắng, nhưng cộng lại tất cả các yếu tố lại thì chúng ta thắng "chung cuộc", tức chúng ta tạo được tổng giá trị (cảm nhận) vượt trội so với đối thủ.Cạnh tranh bằng tổng giá trị vượt trội và giữ được tổng giá trị vượt trội (so với đối thủ) giúp các DN Việt Nam có được cơ hội chiến thắng DN nước ngoài. Điều này, tôi chưa thấy ở đâu thực sự coi trọng và thường xuyên nhắc nhở!Tuy vậy, tôi luôn nhấn mạnh yếu tố KHÁC BIỆT là rất quan trọng, vì nếu không khác biệt, chúng ta sẽ không tạo được sự chú ý và không có sức thu hút khách hàng, và họ rất khó để nhớ đến chúng ta! Và đừng quên, KHÁC BIỆT phải gắn liền và mang lại tổng giá trị vượt trội, còn nếu khác biệt mà chẳng đem lại giá trị vượt trội thì cũng thua.#Nguyễn Hữu LongNgày đăng: 03-11-2020 1,057 lượt xem
Tin liên quan
- TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG - PHÙ HỢP Hay XUẤT SẮC!
- GIÁ TRỊ CẢM NHẬN hay GIÁ CẢ ?
- THÀNH CÔNG LÀ "MƯỢN LỰC" CHỨ KHÔNG PHẢI “TẬN LỰC”
- NHỮNG NHẬN THỨC VÀ NGUYÊN LÝ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ KINH DOANH.
- DOANH NGHIỆP ĐỪNG CHẾT VÌ CHÍNH GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA MÌNH!
- LÀM THƯƠNG HIỆU - PHÂN BIỆT HAY KHÁC BIỆT?
- BẠN HIỂU THẾ NÀO LÀ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG?
- SAI LẦM LỚN NHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHI HỌP ?
- HIỂU THẾ NÀO VỀ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC? - LÀM ĂN, HỢP TÁC CẦN CHÚ Ý NGƯỜI ĐỒNG HÀNH !!
- THE BEST SELLER KHÔNG BÁN NỔI 1 ĐƠN HÀNG !
- NGHỊCH LÝ NGHỀ SALES – QUÁ GIỎI KỸ NĂNG, COI CHỪNG LỢI BẤT CẬP HẠI!
- LẤY KHÁCH HÀNG LÀM TRUNG TÂM?
- BỚT "ĐOÀN KẾT", HÃY CAM KẾT!
- "MARKETING NGÀY NAY KHÔNG CÒN TẬP TRUNG VÀO THƯƠNG HIỆU NỮA MÀ LÀ TRẢI NGHIỆM", ĐÚNG HAY SAI?
- DOANH NGHIỆP VÀ TIỀN - CON CHƯA KHÓC, MẸ ĐÃ DỤ CHO BÚ?