• UY TÍN - ĐỨC TÍNH KHÔNG THỂ THIẾU Ở NGƯỜI LÃNH ĐẠO

    Từ chữ tín trong giao dịch, buôn bán - thử liên tưởng đến uy tín của người lãnh đạo, quản lý có gì tương đồng và vì sao uy tín lại có vị trí không thể thiếu trong lãnh đạo, quản lý...

    Uy tín - đức tính không thể thiếu ở người thành công.
     
    Những cách mua bán, trao đổi cam kết với nhau hằng ngày bằng miệng là dựa vào chữ tín, là uy tín của cả bên bán lẫn bên mua, của người A với người B trong cùng tổ chức. Uy tín ở đây là sự tin tưởng, là niềm tin của người này đối với người kia, là sự “giữ lời”, thực hiện lời hứa của đôi bên một cách tự nhiên, tự giác…
     
     
    Uy tín của người được xây dựng trên cái nền niềm tin và sự tôn trọng. Thiếu một trong hai sẽ không có uy tín. Có uy mà không có tín thì không thể làm chủ/lãnh đạo được.
     
    Trong việc bố trí cv, tổ chức hãy tìm những người có tín, rồi mới giao uy quyền!
     
    Cái gì làm nên uy tín? Như đã nói ở phần trên, uy quyền do tổ chức “cấp”, còn tín do cá thể phải tự tạo ra, tự xây dựng mà nên. Cái việc “tự tạo ra” cần chú ý trước hết là năng lực tổ chức. Đây là yếu tố quyết định. Năng lực tổ chức được xây dựng trên cơ sở của trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, của các phẩm chất đạo đức, tính cách, phong cách lãnh đạo…
     
    Uy tín là “giá trị linh hồn” của người lãnh đạo, quản lý.
     
    Người lãnh đạo cần rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức: khách quan, sáng suốt trong mọi vấn đề - nhất là việc đánh giá sự việc cụ thể, sự khách quan đánh giá sẽ làm cho người thừa hành phấn khởi, yên tâm, tin tưởng vào người lãnh đạo. Công bằng trong khen thưởng, xử phạt sẽ động viên và ngăn ngừa những tiêu cực không đáng có.
     
    Sự quan tâm, thấu hiểu đến người khác, đến cấp dưới là phẩm chất cần thiết của người lãnh đạo. Thái độ quan tâm của người lãnh đạo sẽ tạo ra tình cảm ấm cúng trong quan hệ với các thành viên trong tập thể, động viên, khích lệ được họ làm việc. Tạo điều kiện cho mọi người phát triển và thăng tiến, giúp họ trong lúc khó khăn.
     
    Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số chủ cả/ lãnh đạo /quản lý... mang phong cách gia trưởng, độc đoán, mệnh lệnh. Họ lầm tưởng những mệnh lệnh, độc đoán đó sẽ làm tăng uy tín, vị trí lãnh đạo của mình. Thái độ thô bạo đối với cấp dưới như xúc phạm, lăng mạ… sẽ gây ra hậu quả khó lường.
     
    Người lãnh đạo không nhất thiết là người có chuyên môn giỏi nhất, nhưng phải đủ ở mức độ thành thạo. Đó là yếu tố cần thiết để mọi người tin tưởng vào các quyết định của người đó. Người lãnh đạo không nhất thiết “cái gì cũng giỏi”, nhưng phải là người biết sử dụng “người giỏi hơn mình”, biết ủy quyền cho cấp dưới, phát huy được sức mạnh của tập thể để hoàn thành mục tiêu chung; khi đó sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người.
     
    Uy tín người lãnh đạo là đức tính, là nhân cách của chính lãnh đạo được mọi người trong tập thể thừa nhận và tôn trọng. Nói đến uy tín là nói đến sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến người dưới quyền. Đó là sự ảnh hưởng được đón nhận một cách tự nhiên.
     
     
    8 lỗi khiến bạn dễ mất uy tín:
     
    1) Bạn không chủ động xin nhận xét từ đồng nghiệp: Đừng ngần ngại xin ý kiến nhận xét của quản lý/bạn bè để bạn có thể cải thiện bản thân.
     
    2) Bạn không giữ lời hứa: khi bạn nói có với các tình huống mà bạn không thể thực hiện được, bạn đang đánh mất niềm tin mà đồng nghiệp và cấp trên dành cho bạn.
     
    3) Bạn không biết lắng nghe và bảo thủ.

    4) Bạn cố gắng làm bạn với tất cả mọi người, kể cả người ko uy tín.

    5) Bạn thường xuyên đến muộn, làm muộn so thời hạn đã hứa.

    6) Bạn không kiểm soát được giọng nói và nét mặt của mình: thường xuyên trợn mắt trong một cuộc họp và đáp lại ý tưởng của người khác bằng giọng điệu chua chát hay chế giễu thì chính bạn đang làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của bạn.

    7) Bạn không nhận thức được lỗi lầm của mình: nếu bạn không dành thời gian tự kiểm điểm bản thân và để cho sai lầm của mình ảnh hưởng đến người khác và chính bản thân bạn, thì bạn đang tự làm xấu đi hình ảnh của mình.

    8) Bạn tự cho phép bản thân không hiệu quả: nhận thấy rằng mình đang làm theo một số thói quen (trì trệ) đã ăn sâu vào trong tiềm thức, thì bạn nên tự đánh giá lại cách làm của mình để loại bỏ các bước dư thừa.

     
    Emanvietnam
    Ngày đăng: 12-04-2021 1,282 lượt xem