-
ĐỪNG MANG BỰC TỨC VỀ NHÀ - NHÀ LÀ NƠI ĐỂ VỀ, GIA ĐÌNH LÀ NƠI ĐỂ YÊU THƯƠNG
Cuộc sống không phải bao giờ cũng thoải mái, thuận lợi. Hơn nữa, trong thời hiện đại, những áp lực, căng thẳng đến với con người dường như nhiều hơn. Những thất bại, bất đồng, mệt mỏi, stress là điều không thể tránh khỏi. Nhưng quan trọng hơn là vấn đề ứng xử với điều này như thế nào.
1. Đem áp lực công việc trở về nhà và trút giận vào người thân ?
Không ai đi làm mà không bị áp lực, những tâm trạng bực bội tủi cực tích tụ lâu dài mà không dám phát "điên" ở nơi làm việc thường được đem về nhà tút cho "hạ hỏa".
Trong chủ quan bạn nghĩ rằng bạn được phép làm thế vì bạn là chủ, là trụ cột, người khác phải phục tùng và nghe theo bạn. Bạn cho mình có quyền, và những người thân sẽ không oán trách, và không có hành động gì quá khích cho dù bị trút giận. Thói xấu này kiếm bạn đem lại nguồn năng lượng tiêu cực, uất ức dồn nén cho cả gia đình.
Áp lực cuộc sống ngày càng tăng khiến con người dễ sa vào những lối mòn suy nghĩ này và hành động gây tổn thương cho mối quan hệ gia đình.
2. Trút giận lên con cái ?
Chồng đi làm về, ném cái cặp xuống bàn, vợ hỏi không trả lời, tự dưng buông lời chửi đổng. Cô con gái 4 tuổi đang ngồi chơi đồ hàng, thấy bố về định chạy lại ôm chân bố như mọi khi bỗng giật mình không hiểu vì sao bố cáu. Vợ thấy con sợ hãi liền trách chồng vô duyên vô cớ làm con sợ, tiếng qua tiếng lại không dưng cãi nhau, nhà đang bình yên bỗng trở nên căng thẳng.
Mỗi lúc gặp sự cố gì trong công việc hay có xung đột xích mích với ai đó, tâm trạng chồng tôi rất tồi tệ. Tôi biết chắc chắn là anh lại vừa gặp chuyện gì đó không vui, và mỗi lần như thế anh lại cho phép mình về nhà cáu bẳn với vợ một cách vô cớ, và tôi lại vô cớ cáu bẳn với con mình.
Biết thế là vô lý ầm ầm đấy, sau cơn tức cũng biết là mình sai, nhưng biết thì sự cũng đã rồi. Tôi đoán chắc là lúc mình tức giận mà lỡ nặng lời với ai đó, khi hiểu ra họ cũng sẽ không trách mình đâu, chỉ là có chút buồn, có chút ấm ức, có chút oan khiến người đó cảm thấy nặng nề.
Ở ngoài xã hội thì không nói, nhưng nếu bố hay mẹ mang nỗi bực dọc về nhà thì người chịu hậu quả cuối cùng thường là những đứa con.
Những trò nghịch ngợm hay những đòi hỏi thường ngày hôm nay lại khiến bố mẹ nổi nóng, không hiểu vì sao một chút nũng nịu cũng trở thành nỗi phiền phức khiến mình bị ăn đòn. Ngơ ngác rồi khóc òa không hiểu vì sao. Con sẽ nhanh nguôi ngoai thôi bởi trẻ con dễ giận nhưng ít để tâm hơn người lớn, nhưng không ai dám chắc rằng điều đó tái diễn nhiều lần sẽ không khiến con trẻ sợ hãi và tổn thương, ảnh hưởng đến tâm lý và nghiêm trọng hơn là nhân cách của trẻ.
Có một người mẹ đã tâm sự trên trang cá nhân mình đại ý rằng: “Ở cơ quan tranh cãi với đồng nghiệp, ức đến sôi máu mà không làm gì được. Về nhà thấy con lèo nhèo thì không chần chừ phát vào mông con một cái. Tại sao khi chồng đánh không đánh lại, khi đồng nghiệp gây khó dễ thì không phản kháng mà khi con phiền phức một chút thì lại đánh con. Vì điên quá? Vì không kiềm chế được? Sao ta kiềm chế được với người khác mà lại không kiềm chế được với con mình? Hay vì tại con còn bé không biết cãi, vì con còn bé nên không thể tự bảo vệ mình?”
Rất lâu rồi tôi đã được đọc một câu chuyện, nội dung đại ý thế này: Có một người thợ mộc ngày nào cũng trở về nhà trong trạng thái buồn phiền mệt mỏi vì công việc của anh có nhiều khúc mắc, nhiều đòi hỏi và phật ý của khách hàng. Suốt cả chặng đường về, tâm tư anh rất mệt mỏi. Khi về đến nhà anh đứng im một lúc trước cửa, dùng tay vuốt vuốt lên cây cảnh ở góc thềm. Và khi anh mở cửa bước vào nhà, anh như biến thành một người khác, gương mặt anh rạng rỡ nụ cười, anh ôm con và dịu dàng hôn vợ. Rồi mỗi sáng anh lại đứng trước cái cây một lúc rồi vui vẻ ra đi. Người hàng xóm lấy làm lạ trước hành động này của anh nên tò mò hỏi:
- Mỗi khi đi làm về tôi hay thấy anh đứng vuốt cây cảnh trước nhà, điều đó có nghĩa là gì vậy?
- “Ồ, đó là cây phiền muộn của tôi”. Anh vui vẻ đáp. “Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc, cũng chắc chắn là không nên đem những phiền toái ấy để gây khó chịu với vợ con, những người đã đợi tôi suốt một ngày dài. Vì vậy, mỗi buổi chiều về nhà, tôi đem hết muộn phiền, bực dọc của mình gửi lên ngọn cây”.
“Cây phiền muộn” nếu như có thật, hẳn là dù đắt cỡ nào chúng ta cũng sẽ cố mua cho được một cây để có thể giữ cho gia đình luôn yên ấm. Để chúng ta sẽ không vô cớ trút nỗi buồn bực của ta lên những người thương yêu mỗi khi trở về nhà, để rồi sau đó lại ăn năn hối hận. Chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một cây phiền muộn cho riêng mình. Nhiều khi ta cứ nghĩ rằng chỉ cần một câu xin lỗi là sẽ bỏ qua hết cả. Nhưng những lời ta nói khi tức giận giống như việc ta đóng một cái đinh lên tường. Dù đinh có được nhổ ra, thì trên đó vẫn sẽ có những lỗ hổng, rất khó để bức tường trở nên không tỳ vết như lúc đầu.
Liệu có thể không mỗi lúc bước vào nhà, hãy trút mọi mối bận tâm, mọi nỗi lo toan, mọi phiền hà ở ngoài cách cửa? Để nơi mình trở về luôn là nơi khiến mình nhẹ nhõm nhất chứ không phải là nơi trút bỏ mọi ấm ức bực dọc của xã hội ngoài kia. Để vợ chồng luôn là những người bạn sẻ chia chứ không phải chỗ để ta xả buông bực tức. Để con thơ được vui hát cười đùa, được nũng nịu được yêu thương chứ không phải tủi hờn quệt tay lau nước mắt vì bị mẹ cha trách đòn vô cớ.
--------
Tôi có nhiều lần tiếp xúc với các nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt ở các nhà mở, mái ấm. Ở đó có những gương mặt u buồn và có lần tôi được hỏi một câu không dễ trả lời. Tại sao nhiều người lớn hay bực dọc, quát tháo, đánh đập, thậm chí bỏ đói trẻ em? Vì sao có những ba mẹ không yêu thương, ôm ấp em như những bạn khác?
Có em kể rằng sau khi ba mình bỏ đi với người phụ nữ khác, mẹ trở nên cay nghiệt hơn, dễ buông lời mắng chửi, em cố gắng ngoan hơn, không làm mẹ buồn thêm nhưng mẹ không nguôi những cơn giận.
Những điều đơn giản vậy nhiều khi là xa xỉ với nhiều trẻ em vẫn đang sống cùng cha mẹ. Người lớn, một số ít người tâm tính hung dữ nhưng cũng không ít người vì cuộc sống không như ý, bao bực dọc, tức tối được dồn sang con trẻ. Họ đánh, chửi, nói lời xúc phạm con trẻ như một thói quen, chuyện bình thường trong nhà.
Ở những gia đình ấy không có khái niệm quyền trẻ em và quên mất pháp luật, họ vi phạm. Không ít người đánh con tàn bạo bao lần vẫn không ý thức đó là chuyện phạm pháp, có thể bị xử tù.
Thực tế, người lớn có nhiều thương tổn mà cuộc đời với những thử thách nghiệt ngã đã làm họ mất đi thấu cảm dành cho mọi người, cả những người yêu thương họ. Một cuộc hôn nhân đổ vỡ, một gia cảnh đầy bạo lực, nợ nần..., người trong cuộc có thể mang những gánh nặng tâm lý và trẻ con, người thân có thể hứng chịu thiệt thòi.
Phía sau câu chuyện bạo hành trẻ em là những người lớn không bình thường về tâm lý và hạn chế hiểu biết pháp luật.
--------
A. Theo triết lý đạo phật, đó là vì tính "sân" của bạn.
Bạn có từng hay mất ngủ vì câu nói của người khác chưa, cảm giác bức rức khó chịu ?
Bạn rất hay đỏ mặt, tía tai khi nghe thấy người khác nói hay làm trái ý, hay xúc phạm bạn ?
Trong lúc nóng giận, bạn hay to tiếng lấn áp, hoặc thậm chí không kiềm chế hành vi dễ dẫn đến xô xát ?
Bạn từng nghe tâm "Tham-sân-si" rồi chứ. Theo đạo phật, con người có thân-tâm-tuệ, trong đó tâm sẽ hình thành tính cách con người bạn, tâm bạn rộng đến đâu, tính cách của bạn sẽ rộng mở đến đó.
Tâm "sân" trong bạn còn quá nhiều, cứ luôn chực chờ bùng phát khi có ai đó trái ý bạn. Nó xuất điểm từ tính ngạo "mạn" của bản thân bạn mà ra, mạn là ngạo mạn, khi có chút thành tựu thì tính ngạo mạn của bản thân càng cao, hay khoe mẻ, nói khoát, nói quá lên.
Theo đạo phật, tu chính là sửa. Biết cái tâm "Tham-sân-si-mạn-nghi" của mình ở mức nào để mà sửa, sửa mỗi ngày một ít, mỗi ngày dành thời gian xem xét lại trong ngày đã "tham-sân-si-mạn" với ai rồi để mà sửa, mà giảm bớt. Ví dụ, mỗi ngày tức giận một lần, thì nay 1 tuần 1 lần, rồi tháng 1 lần, năm 1 lần, ... cứ thế để tâm bạn dần nhẹ nhàng với mọi cảnh, mọi việc.
Còn không, tính sân của bạn dễ dẫn đến các hệ lụy trên.
------
B. Theo khoa học, nguyên nhân và cách điều trị:
Theo các chuyên gia, cáu gắt là cảm xúc thường gặp. Nó phát sinh bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài hoặc ngay chính bên trong cơ thể bạn, ví dụ như áp lực khó khăn trong cuộc sống gây căng thẳng, tụt đường huyết, hay thay đổi nội tiết tố.
Bên cạnh đó, tính cáu gắt kéo dài còn có thể cảnh báo về một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc đái tháo đường. Ngoài ra, nó cũng có thể là dấu hiệu của một số rối loạn tinh thần như chứng lo âu hoặc trầm cảm.
Mặt khác, cảm giác khó chịu, dễ cáu gắt ... đi chung với những triệu chứng sau:
- Khó tập trung, lơ đễnh.
- Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức.
- Nhịp tim nhanh.
- Thở nhanh hoặc nông.
Để chấm dứt tình trạng trên, bạn cần thăm khám bác sĩ, để tìm hiểu sự cáu gắt của bạn bắt nguồn từ đâu.
Trong đó, phổ biến nhất có thể là 8 nguyên do như sau:
1)- Áp lực cuộc sống đè nặng khiến bạn dễ cáu gắt với mọi người
Chịu đựng áp lực đè nặng lên tinh thần trong thời gian dài có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn bình thường.
Căng thẳng trong cuộc sống thường gắn liền với công việc, học tập, gia đình hoặc chấn thương. Một người trải qua cuộc sống căng thẳng có thể gặp khó khăn trong việc quản lý tâm trạng. Nếu tình trạng trên kéo dài, bạn có nguy cơ bị chai sạn về mặt cảm xúc.
Ngoài ra, một cuộc sống đầy áp lực cũng là nguyên nhân khiến bạn trở nên ít khoan dung hơn với những người xung quanh mình. Điều này khiến các mối quan hệ dễ rạn nứt.
2)- Trầm cảm và những tâm trạng tiêu cực đi kèm
Tình trạng sức khỏe này có thể dẫn đến hàng loạt cảm xúc tiêu cực như buồn bã, mệt mỏi và khó chịu. Thêm vào đó, một trong những triệu chứng sớm của trầm cảm là dễ cáu gắt.
Theo một số nghiên cứu, trạng thái dễ cáu gắt thường phát sinh trong trường hợp trầm cảm ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, nó còn thường đi chung với:
- Cảm giác hung hăng.
- Chấp nhận rủi ro lớn (liều mạng).
- Lạm dụng chất gây nghiện.
Bạn nên tìm gặp bác sĩ để điều trị trầm cảm nếu bắt gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây kéo dài hơn hai tuần:
- Cảm giác tội lỗi, vô dụng.
- Mất hứng thú với những thú vui bình thường.
- Mệt mỏi.
- Gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc ghi nhớ.
- Đau đầu.
- Hệ tiêu hóa có vấn đề.
- Thay đổi đột ngột về cân nặng hay cảm giác thèm ăn.
3)- Lo lắng quá nhiều cũng dẫn đến cáu gắt
Thông thường, cảm giác lo lắng xuất hiện nhằm đáp lại những tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Triệu chứng trên sẽ kéo dài cho đến khi áp lực biến mất. Tình trạng này có nguy cơ ảnh nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh cuộc sống thường ngày của một người, chẳng hạn như:
- Hiệu suất công việc.
- Hoạt động hàng ngày.
- Mối quan hệ cá nhân.
Mặt khác, nếu trạng thái lo lắng quá mức kéo dài từ nửa năm trở lên, bạn có nhiều nguy cơ mắc phải chứng rối loạn lo âu toàn thể (GAD). So với những tình trạng rối loạn lo âu khác, dấu hiệu của bệnh GAD có thể gồm:
- Hay cáu gắt.
- Nhịp tim nhanh.
- Hô hấp yếu.
- Căng cơ.
- Khó tập trung và đưa ra quyết định.
- Gặp vấn đề về giấc ngủ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ trải qua cơn hoảng loạn, tình trạng sợ hãi mãnh liệt dẫn đến những phản ứng vật lý nghiêm trọng. Tác nhân gây hoảng loạn ở mỗi người sẽ khác nhau, thậm chí đôi khi nguyên nhân không rõ ràng.
Những người từng trải nghiệm cảm giác hoảng loạn sẽ vô cùng lo lắng về việc tình trạng này có thể tái phát. Lúc này, họ có xu hướng làm mọi cách để ngăn chặn điều đó xảy ra. Chính vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy quá sức và dễ cáu gắt trước bất kỳ thứ gì làm phiền họ.
4)- Chứng ám ảnh sợ hãi
Thuật ngữ ám ảnh mô tả nỗi sợ hãi hoặc ác cảm mãnh liệt đối với một đối tượng, có thể là người, vật hoặc tình huống nhất định.
Suy nghĩ nhiều hoặc tiếp xúc với tác nhân gây ám ảnh có nguy cơ khiến bạn cảm thấy dễ hoảng loạn, khó chịu và cáu gắt hơn bình thường.
Những người mắc chứng ám ảnh sợ hãi có thể cảm thấy lo lắng về một số yếu tố như:
- Bay.
- Độ cao.
- Kim tiêm.
- Máu.
- Ngoài trời.
- Tình huống xã hội.
- Động vật.
5)- Thiếu ngủ: nguyên nhân gây cáu gắt hàng đầu
Việc không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ) thường dẫn đến cảm giác khó chịu, gắt gỏng. Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị kích động và bộc lộ cảm xúc khác thường nếu ngủ không đủ giấc.
Nguyên nhân thiếu ngủ có thể xuất phát từ những rối loạn giấc ngủ, ví dụ như chứng mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ. Nếu rơi vào các trường hợp trên, bạn có xu hướng tỉnh giấc vào giữa đêm và khó ngủ lại.
Theo thống kê từ nhiều nghiên cứu, hiện nay có khoảng 1/3 người trưởng thành bị thiếu ngủ. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Đối với trẻ vị thành niên, giấc ngủ nên kéo dài 8–10 giờ, trong khi trẻ sơ sinh có thể cần đến 16 giờ để ngủ.
Thực tế, chất lượng giấc ngủ có khả năng ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần cũng như thể chất, như:
- Nâng cao tâm trạng.
- Cải thiện sự tập trung.
- Hỗ trợ hoạt động của tế bào miễn dịch.
- Giảm thiểu nguy cơ phát sinh một số bệnh lý như các bệnh về tim, trầm cảm…
Do đó, nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:
- Không ăn quá nhiều hoặc tiêu thụ caffeine hay cồn (rượu, bia…) trước khi đi ngủ.
- Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh.
- Không dùng thiết bị điện tử (tivi, máy tính, điện thoại…) khi chuẩn bị đi ngủ.
- Tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ mỗi ngày.
- Thường xuyên rèn luyện thể chất.
6)- Lượng đường trong máu hao hụt cũng sẽ làm cho bạn khó chịu, cáu kỉnh
Hạ đường huyết là một trong những vấn đề dễ tác động đến tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần. Thông thường, mức đường huyết thấp chủ yếu phổ biến ở người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) do sử dụng insulin hoặc một số thuốc trị tiểu đường khác không đúng cách.
Mặc dù vậy, người bình thường vẫn có khả năng hạ đường huyết tạm thời khi nhịn đói trong nhiều giờ liền.
Lượng đường trong máu thấp có thể kéo theo một loạt triệu chứng như:
- Cáu gắt.
- Khó tập trung.
- Nhịp tim nhanh.
- Tứ chi run rẩy.
- Đau đầu.
- Buồn ngủ.
- Cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng.
Ngoài ra, tình trạng tụt đường huyết cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Lúc này, bạn có thể gặp ác mộng hoặc đổ nhiều mồ hôi suốt đêm.
7)- Mất cân bằng nội tiết tố gây thay đổi tâm trạng
Người bị mất cân bằng nội tiết tố có thể bộc lộ nhiều triệu chứng vật lý và tinh thần khác nhau, điển hình nhất là sự khó chịu và dễ cáu gắt. Các tình huống căng thẳng, chế độ dinh dưỡng kém và thiếu ngủ là những yếu tố trực tiếp gây nên sự rối loạn hormone.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố phổ biến khác có thể gồm:
- Đái tháo đường.
- Cường giáp.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
- Mãn kinh.
Ở nam giới, nồng độ estrogen cao hoặc mức testosterone thấp cũng là nguyên nhân gây cáu gắt.
8) Đừng xem nhẹ hội chứng tiền kinh nguyệt!
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt là ví dụ cụ thể cho tình trạng mất cân bằng hormone gây thay đổi tâm trạng theo hướng tiêu cực.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, hội chứng tiền kinh nguyệt rất phổ biến. Hơn 90% phụ nữ có thể bắt gặp những dấu hiệu bất thường vào khoảng 1–2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt của họ, bao gồm:
- Đau đầu.
- Mệt mỏi.
- Tâm trạng tệ, thường xuyên cáu gắt.
- Dễ lo lắng hoặc khóc.
- Thèm ăn.
- Đầy hơi.
- Ngực nhão hoặc sưng.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
-------
C- Làm thế nào để đối phó với tình trạng cáu gắt, khó chịu?
Để chấm dứt tình trạng khó chịu và cáu gắt, bạn cần xác định rõ nguyên nhân. Điều trị đúng nguyên nhân sẽ nhanh chóng xóa bỏ những triệu chứng như trên.
Đối với những vấn đề sức khỏe tinh thần như trầm cảm, bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc chống trầm cảm cho bạn. Ngoài ra, trải lòng cùng một chuyên gia tâm lý cũng giúp giảm bớt một số triệu chứng như sợ hãi, lo lắng hoặc khó chịu.
Nếu bạn dễ cáu gắt do mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sinh hoạt cần được ưu tiên hàng đầu.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn liệu pháp hormone để điều trị. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng biện pháp này không hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung nội tiết tố.
Tâm trạng không tốt, chẳng hạn như khó chịu và dễ cáu gắt, có nguy cơ khiến chất lượng cuộc sống của bạn đi xuống. Vì vậy, nếu nhận thấy những cảm xúc tiêu cực thường xuyên bộc lộ, bạn nên nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ y tế từ các chuyên gia trị liệu tâm lý.
------
D- Ngược lại, Cha mẹ nên làm gì khi con đem buồn bực về nhà?
Mọi người thường bảo, gia đình là nơi ta để lại mọi muộn phiền ngoài cửa. Nhưng nếu hôm nay con có một ngày không vui và đem theo buồn bực về nhà, ba mẹ sẽ ứng xử như thế nào? Liệu bạn có trách mắng con vì lầm lì nhăn nhó, có bắt con “tươi lên, cười lên”? Hay bạn sẽ lắng nghe con, gợi mở cho con chia sẻ cảm xúc của mình? Làm cách nào để đối diện với cảm xúc tiêu cực từ con mà mình không bị “lây”? Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp ích cho bạn.
Khi con mở cửa bước vào với tâm trạng bực bội, đây là những cách bạn có thể làm.
- Nhìn nhận cảm xúc của con, nhưng không chịu trách nhiệm về những cảm xúc ấy. Nhìn nhận cảm xúc của con và cho con biết bạn sẵn sàng lắng nghe con chia sẻ. Bạn có thể nói “Con đang buồn/giận à? Hôm nay có chuyện không vui hả? Vào tắm rửa thay đồ rồi kể ba/mẹ nghe. Ba/mẹ sẵn sàng lắng nghe con.” Biết tạo giới hạn khi con gắt gỏng, quăng ném đồ đạc “Ba/mẹ biết con đang giận. Nhưng con không được quăng ném đồ đạc/gắt gỏng với ba mẹ như vậy. Ba/mẹ đâu có lỗi trong chuyện này. Con hãy đi tắm rửa thay đồ rồi ra kể ba/mẹ nghe. Con càng vùng vằng lâu càng khó chịu đấy. Đi tắm nhanh đi, con sẽ thấy dễ chịu hơn.” Trạng thái cơ thể cũng góp phần làm tâm trạng khó chịu, vì vậy hãy khuyến khích con tắm rửa, thay quần áo để tâm trạng thoải mái hơn.
- Khi con kể chuyện, hãy hoàn toàn tập trung hiện diện bên con, lắng nghe, và khoan phán xét. Đây là một kỹ năng cần tập luyện, bởi lắng nghe, phân tích, đáp trả đã là chuỗi phản xạ quá quen thuộc rồi. Bạn có thể tưởng tượng mình là một chiếc máy ghi âm đang thu lại tất cả những điều con nói, quan trọng nhất là phải thu vào câu chuyện trước đã, phân tích và phán xét đúng sai để sau. Có thể chỉ cần được lắng nghe trọn vẹn thôi là con đã cảm thấy được chia sẻ rất nhiều.
- Tôn trọng cảm xúc của con. Đừng bắt con phải cảm thấy khác đi, phải thay đổi cảm xúc của mình hoặc cho rằng cảm xúc của con là không đáng. Đừng nói những câu như “có vậy mà cũng buồn”, “đáng gì đâu mà con giận” hay “thôi quên đi!”. Thay vào đó, hãy nói “ừ, hẳn là con phải giận lắm”, “nếu là ba/mẹ, chắc ba/mẹ cũng buồn”, “ba/mẹ có thể hình dung là con cảm thấy như thế nào”. Một số ba mẹ không muốn thừa nhận cảm xúc tiêu cực của con vì sợ con làm quá lên hay ngập chìm trong nỗi buồn giận, nhưng thực ra khi bạn tìm cách phủ nhận hoặc đè nén những cảm xúc tiêu cực đó, chúng sẽ càng bùng phát lên để chứng tỏ sự hiện diện của mình. Hoặc khi con không được thừa nhận cảm xúc, con sẽ cứ suy nghĩ về nó mãi dẫn đến nỗi buồn giận không tiêu tan đi được.
- Hãy thông cảm với nỗi buồn giận của con, cho con biết rằng việc con trải qua những chuyện đó, có những cảm xúc đó là bình thường, là không có gì sai, có thể chia sẻ chuyện của bạn nếu bạn đã từng có trải nghiệm tương tự như con. Tuy nhiên hãy hạn chế và cẩn thận khi đổ lỗi cho hoàn cảnh hay những người xung quanh, khiến con cảm thấy mình là nạn nhân duy nhất, mình thật đáng thương hại và mọi việc chỉ có thể tốt lên nếu mình được ở trong một hoàn cảnh khác hoặc hoàn cảnh của mình tự nhiên thay đổi. Ví dụ, “thầy đó thật bất công! Mọi chuyện là tại thầy ấy cả.” Đặc biệt, không nên dùng “quyền lực phụ huynh” can thiệp vào tình huống thay con, như “con có muốn đổi lớp không?” hoặc “ba sẽ nói chuyện với thầy hiệu trưởng!”. Nếu bạn thấy tình huống đặc biệt nghiêm trọng phải can thiệp, hãy hỏi ý kiến của con hoặc ít nhất thông báo cho con biết là bạn sẽ có hành động của mình.
Đối diện với cảm xúc tiêu cực của người khác không dễ, nhất là sau một ngày làm việc dài về nhà bạn chỉ mong được nghỉ ngơi. Nhưng hãy vì lòng yêu thương con mà kiên nhẫn và điềm tĩnh hơn một chút, cho con làm chỗ dựa chia sẻ một ngày buồn bực. Nếu làm được điều này thường xuyên, bạn sẽ không sợ con giấu diếm mình điều gì bởi con tin tưởng bạn là chỗ lắng nghe tuyệt vời để kể hết mọi điều tốt xấu.
----
KẾT
“Sự tức giận có thể dập tắt những ý tưởng vĩ đại”. Bạn chỉ có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo khi hạnh phúc.
Chúc cho sự hạnh phúc của gia đình bạn!
Tổng hợp
Ngày đăng: 19-01-2021 7,328 lượt xem
Tin liên quan
- GIÁ TRỊ HOÀN LẠI CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRƯỚC HẠN
- TÂM SỰ CÔNG SỞ - THẤT NGHIỆP Ở TUỔI 35
- MUA NHÀ, ĐỪNG VỘI LÀM LIỀU RỒI NGHĨ "THUYỀN ĐẾN ĐẦU CẦU ẮT SẼ THẲNG"
- UY TÍN - ĐỨC TÍNH KHÔNG THỂ THIẾU Ở NGƯỜI LÃNH ĐẠO
- LÀM SAO ĐỂ TÂM BÌNH AN, GẶP CHUYỆN CÀNG "KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA" THÌ CÀNG "TĨNH TÂM NHƯ NƯỚC"
- SỨC NẶNG CỦA ĐỒNG TIỀN !
- NHỮNG ĐIỀU NÊN NÓI VỚI TRẺ TRƯỚC KHI NGỦ
- 4 CÂU CHA MẸ HÃY HỎI TRẺ HÀNG NGÀY, CHẲNG CẦN KÈM CẶP CON VẪN HỌC GIỎI VÀ THÔNG MINH
- ĐƯỢC MẤT GIỮA CÔNG VIỆC VĂN PHÒNG & LÀM TỰ DO FREELANCER
- KHÁM PHÁ GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ TẦN SỐ PHÁT SÓNG CỦA BẠN!
- ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI KHÁC THẾ NÀO? ĐỪNG CỨ TƯ DUY THEO LỐI MÒN!
- CÓ 4 THỨ NÊN HIỂU RA CÀNG SỚM CÀNG TỐT
- 7 CẤP ĐỘ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH - BẠN Ở MỨC NÀO ?
- MẸ!
- BANG HỘI – BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI HOA Ở CHỢ LỚN