• LÀM SAO ĐỂ TÂM BÌNH AN, GẶP CHUYỆN CÀNG "KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA" THÌ CÀNG "TĨNH TÂM NHƯ NƯỚC"

    Trong cuộc đời, rất nhiều người mong muốn cho Tâm của mình được yên bình, nhưng rất ít người biết được rằng “tịnh” (thuần khiết) và “tĩnh” (tĩnh lặng) là có quan hệ mật thiết với nhau. Khi Tâm của một người ở vào thời khắc tĩnh lặng thì trí tuệ của họ khởi tác. Trái lại, khi tâm của một người là lo âu, bồn chồn thì tuyệt đối không thể sản sinh được trí tuệ.

     
    Một người bình thường gặp phải lúc thất bại sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng, khi bị người khác làm tổn thương thì cảm thấy vô cùng thống khổ, khi bị phỉ báng thì cảm thấy rất oan ức, khi vì câu nói trái ý mà về mất ngủ, dễ sinh sân hận nóng nải bực tức, còn khi bị những vật chất hấp dẫn ham muốn, họ sẽ lưỡng lự hoang mang, khi bị phản bội thì thấy phẫn nộ, khi đứng trước lựa chọn giữa sống và chết thì cảm thấy vô cùng sợ hãi.
     
    Hầu như người trẻ tuổi thường bị ảnh hưởng bởi bạo lực, áp lực… khiến trong lòng luôn bất an. Thậm chí có người còn cho rằng, nói mấy lời tranh cãi, dùng mấy đường võ thuật thì đã có thể tự cho mình là hơn người. Còn bậc trí huệ đều cho rằng, gặp chuyện mà rút đao thì đây là cái dũng của kẻ thất phu, không phải kẻ đại dũng. Các bậc trí huệ là những người đại khí, càng gặp chuyện “kinh thiên động địa” thì càng có thể “tĩnh tâm như nước”, bình tĩnh mà ứng phó mới giải quyết được việc lớn.
     
    Trong cuộc sống hiện đại ngày nay có vô vàn thứ đủ để hấp dẫn dục vọng của con người, bởi vậy, một người không tu luyện thì thật khó có để giữ nội tâm an tịnh. Họ thường bị kéo vào những lợi ích hiện thực và được-mất, hơn-thua, nên rất khó để xem nhẹ “thất tình lục dục” của bản thân. Vì thế, thường không khống chế được oán hận, vui buồn, không thể đạt đến trạng thái tĩnh lặng của Tâm.
     
    Khi một người không thể xem nhẹ mọi việc, không thể buông bỏ những chấp trước và tạp niệm khởi phát như lửa đốt trong lòng, thì họ sẽ luôn thấp thỏm, không an định. Lúc ấy họ sẽ rất khó để đưa ra được phán đoán và nhận định chính xác đối với những sự tình xảy ra xung quanh, do đó họ cũng không thể lý trí và bình tĩnh để suy xét giải quyết cho được. Sự xốc nổi hời hợt, phiền não luôn đeo bám.
     
    Sự bình an của trí tuệ. Người tu luyện hiểu được chân lý, họ có thể xem nhẹ công danh lợi lộc, cũng có thể khoan dung, nhường nhịn. Loại trí tuệ và phong thái này tự nhiên giúp họ ở tầng trên cao so với người bình thường, họ có thể tương đối dễ dàng mà tiến nhập vào trạng thái tĩnh lặng của Tâm bình an, và sẽ có được loại trí huệ mà người bình thường không thể có được.
     
    Phật gia có câu: “Do giới nhi định, định năng sinh tuệ.” Ý nói, bởi vì có thể giới cấm hết thảy dục vọng mà có thể định được, định được rồi mới có thể sản sinh ra trí huệ. Nho gia thì cho rằng: Biết đến cùng rồi mới định được, định mới có thể tĩnh, tĩnh rồi mới có thể suy nghĩ tinh tường, suy nghĩ tinh tường rồi mới có thể lĩnh ngộ được.
     
    “Tĩnh” khiến cho con người đạt được trí tuệ, hoàn thành được việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Người có thể tĩnh thì đứng trước một việc, gặp nguy mà không loạn, tự có thể sản sinh ra vô số trí tuệ, hóa giải được khó khăn.Trái lại, người lo âu, phấp phỏng thì không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm hỏng việc.
     
    Một người có thể tu luyện được tới cảnh giới “tĩnh tâm như nước” thì trong lòng người ấy sẽ nở rộ những đóa hoa sen tinh khiết, chính là đã đắc đạo rồi.
     
     
    TÂM bao gồm các tính:
     
    1) Diệt tính Tham:
    Khi lòng ham muốn quá nặng về một trong những thứ nhu cầu của con người cao hơn mức bình thường, con người sẽ nảy sinh lòng tham. Họ đắm say, ham muốn, đê mê, và thôi thúc sự chiếm hữu: 5 nhu cầu của con người: Tài (tài sản), sắc (sắc đẹp, hình thức bên ngoài), danh (địa vị, danh thơm, tiếng tốt), thực (ăn uống), thùy (ngủ nghỉ). 
     
    - Tham tài vật: Là lòng tham những thứ vật chất, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ....
    - Tham sắc dục: Là mạng sống dục, vọng sắc đẹp nói chung là về “thân”.
    - Tham danh vọng: Là sự tham về sự nổi tiếng, quyền lực, địa vị.
    - Tham ăn + tham ngủ nghỉ.
     
    Lòng tham được biểu hiện ra bằng những hành động, lời nói:
    - Tham của người: trộm cắp, ăn cướp (tài sản, sắc, danh, thực, thùy).
    - Tham của mình: không muốn bớt ra, chỉ muốn thêm vào, ăn uống thì quá cố, tham nhàn lười lao động sinh ra bệnh tật.
    - Tham của mình cho người: bắt người khác giống như mình, bắt con mình học và hiểu như mình => điên, người lớn lao động hằng chục năm, bao nhiêu trải nghiệm sống - còn con nhỏ thì làm sao mà ép như mình !
     
    “Lòng tham càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán”. Vì sao?
    - Lòng tham lớn dần lên theo năm tháng, qua những bể dâu mà mỗi người gặp phải. Người không biết tiết chế lòng tham thì lòng tham cứ lớn dần mãi lên, đưa lối dẫn đường đến những hành động sai trái.
    - Tham thường đi liền với ác. Người tham muốn đoạt được thứ mình muốn, lại sinh làm điều ác để thỏa mãn cho mình. Người vì lòng tham mà lao vào cờ bạc, cá độ, lô đề, dẫn đến tán gia bại sản, dẫn đến phạm tội, làm điều sai quấy.
     
    Để diệt được lòng tham?
    - Khi ta nhận biết được lòng tham trong lòng mình trỗi dậy. Bản thân của chúng ta biết rằng làm như vậy là sai trái, chúng ta không được làm điều đó. Nếu bạn có thể kiềm chế được nó thì bạn sẽ là một người chính trực. Còn không thể khống chế, thì bạn sẽ trở thành một con người tham lam và dẫn đến tệ nạn của xã hội. Ngay lúc đó mọi thứ của bạn sẽ vụt mất đi về nhân cách và mất đi những người thân yêu xung quanh mình.
     
     
    2) Diệt tính Sân: là tầng thấp nhất, được hiểu là sự tức giận, dễ nổi nóng thậm chí có thể nảy sinh thù hằn mỗi khi không vừa lòng điều gì đó hoặc khi không có được thứ mình muốn.
     
    Nếu người ta mắng nhiếc chê bai kẻ nào khác ta, ta sẽ không thấy giận. Nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta, hoặc làm trái ý của ta, lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần sẽ trở thành nóng giận. Đôi khi vì lời nói mà mất ăn mất ngủ, trong lòng sân hận.
     
    Nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian.
     
    Để diệt được tính sân, cần hiểu rằng mỗi người là một cá thể khác nhau nên sẽ có sở trường và sở đoản riêng. Vì vậy, mỗi người sẽ có những ưu điểm, kỹ năng riêng và thành công riêng. Hãy luôn tự hào về bản thân và làm tốt công việc của mình. Hiểu rằng bản thân phải tự lập, cuộc đời này không ai nợ bạn điều gì, kể cả cha mẹ bạn, họ không có nghĩa vụ phải giúp đở bạn.
     
    Hiểu rằng sân giận: không hề tốt cho tim mạch, làm cho tim đập mạnh, máu lên dễ đột quỵ, giận quá hại gan dễ bị mắc các bệnh về gan, nộ khí thương cang. Giận quá mất khôn, không giải quyết tốt vấn đề mà gieo phiền phức.
     
    Sự vui buồn bên ngoài đường ko được mang về nhà, hãy bỏ nó ngoài cánh cửa và mở nụ cười tươi khi vui bước vào nhà. Tương tự vào công ty cũng thế, hãy rủ bỏ hết ưu phiền bên ngoài, thì công suất làm việc của bạn mới cao. Làm được như thế, tâm ta quán chiếu sự việc đúng sai, kiềm chế những tư tưởng tiêu cực, luôn nở nụ cười tươi với tâm hoan hỉ.
     
     
    3) Diệt tính Si: là si mê, tâm phân biệt yêu cái này, ghét cái kia. Si được hiểu là si mê, u muội, không suy xét đúng sai mà chỉ dựa trên cảm tính để phán đoán việc tốt xấu, lợi hại… dễ bị xúi giục làm ra những việc có hại cho cả bản thân và người xung quanh. Những người này rất bảo thủ và khó thuyết phục.
     
    Những người này thường là công cụ để đạt được mục đích của nhóm người hay một mưu đồ nào đó, và họ không hề biết bản thân mình đang bị dụ dỗ, lợi dụng, chỉ tin vào những lời mồm mép và những gì hào nhoáng bên ngoài mà không tỉnh ngộ.
     
    Si cũng được chia làm nhiều loại như:
    - Mất đi khả năng nhận biết đạo lý làm người.
    - Mất đi khả năng nhận biết bản chất của mọi chuyện.
    - Mất đi khả năng nhận diện tâm, thân của bản thân.
     
    Diệt tính si, mình nên học cách tôn trọng người khác, và luôn nhìn nhận mọi thứ theo hướng đa chiều chứ không chỉ nhìn vào điểm tốt hoặc chỉ nhìn vào điểm xấu.
     
    Con người cần phải có tri thức, tâm thế mở nắp chai để học hỏi thêm + chiêm nghiệm từ lao động thực tế = thì mới có thể nhận thức được cái đúng cái sai, cái ngu dốt của bản thân, cái bản chất của sự việc. Từ đó việc làm mới chính đáng, tránh khỏi những điều tai hại, vừa lợi ích cho mình và vừa lợi ích cho người, ở hiện tại cũng như ở tương lai.
     
     
    4) Diệt tính ngạo Mạn: là ngạo mạn, có một chút thành tựu là chạy khắp làng khoe khoang khoác lác.
    - Sinh ra ngạo mạn không coi ai ra gì -> nhìn trời chứ không nhìn đất.
    - Mở miệng là khoe mẻ, là khoe tiền.
    - Mở miệng ra là dạy đời, có một chút kiến thức về kinh doanh thôi nhưng đụng ai là phán kinh doanh của người này sắp chết, người kia sắp chết - còn chỉ mỗi mình là sống !
     
     
    5) Diệt tính Nghi: Bởi tự coi mình khôn quá - nên nhìn ai cũng nghi ngờ.
    - Nghi không trung thực: không dám giao tiền.
    - Nghi năng lực: không dám giao việc.
    -> cả cuộc đời ôm khư khư đống tiền.
    -> hay ôm việc nên chất lượng cuộc sống rất tệ.
     
     
    6) Thân kiến: coi thân mình hơn thân người khác. Lúc không tiền thì nằm xó nhà không sao, lúc có tiền thì ví thân mình là long thể.
    -> đi xe phải xe đẹp, ăn phải ăn sang, mặc phải hàng hiệu vì hàng thường mặc bị ngứa !.
     
     
    7) Biên Kiến: khôn quá rồi nên hay phán, biết 1/2 chuyện là kết luận luôn cả câu chuyện mặc dù không biết đúng sai.
    -> mất đi khả năng lắng nghe, học hỏi, quay về vô minh.
     
    8) Kiến thủ kiến: khôn quá rồi nên sinh ra bảo thủ, không nghe ai, căng lên bảo vệ sĩ diện và ý kiến của mình.
    -> cha mẹ sai ko xin lỗi con -> vì sĩ diện -> đó là sai.
    -> Ai sai cũng phải xin lỗi.
     
     
    9) Giới cấm thủ kiến: khôn quá rồi nên coi mình như thánh, người khác chưa nói hết là biết nói gì rồi, biết nói câu này ra là biết ngay ý người kia sẽ nói gì, ruồi bay qua là biết đực hay cái ... !
    - Cho rằng mọi thứ đã ngộ rồi, đã biết hết rồi, nên ko đọc, ko học, ko nghe thêm nữa -> quay về vô minh.
    - Bắt người khác làm theo mình, họ mà làm khác đi là kết luận họ chém gió. (Bắt con học theo nguyện vọng của bản thân mình thực hiện ước mơ của mình, thay vì của con).
    - Bỏ được sẽ phát triển rất cao.
     
     
    10) Tà kiến: cho rằng mình là người của trời về phổ độ chúng sinh !, tạo ra các giáo phái mang danh nghĩa không chính thống.
     
     
    11) Tâm không: ko phải là không nghĩ gì, mà là chỉ tập trung yêu thương, cho gì ăn đấy, bỏ hết 10 tầng trên. Giúp người khác đi lên đỉnh giống mình.
     
     
    Cuộc đời con người tu qua 3 cách:
    1. Nhờ lao động: bỏ 1,2,3 -> nếu chưa bỏ được mà thiền sẽ bị loạn tâm.
    2. Nhờ quản lý người khác: bỏ 4,5 -> nếu chưa bỏ được mà thiền sẽ bị loạn.
    3. Nhờ Thiền: bỏ 6,7,8,9,10.
     
    Phật gia cho rằng con người có 3 phần: THÂN, TÂM, TUỆ.
    - Sửa THÂN: chỉ tháng hoặc vài tháng.
    - Sửa TÂM: vô lượng kiếp. Sửa được Tâm sẽ sinh được Tuệ.
     
    Nên nào ngắn thì sửa trước, mỗi ngày một ít. Mỗi sáng ra tổng kết xem hôm qua mình đã làm gì tổn thương cho người khác không ?, hay làm cho người khác khó chịu không? -> biết để sửa -> đó là TU (sửa).
     
    Những đức tính này đều là những thứ vô cùng độc hại bên trong con người. Không thể khẳng định 100% rằng, không ai có đức tính này. Bất kì ai sống trong cộng đồng này cũng đều có, họ khác nhau ở điểm người có ít, người có nhiều, người biểu hiện ra bên ngoài, người giấu kín ở bên trong, người biết tiết chế chúng hay người cố tình khiến chúng trở thành bản năng.
     

    LỜI KẾT

    Xã hội và gia đình khi có quá nhiều người tham, sân, si ... thường không thể phát triển được bởi vì khi này, mọi người ra sức vùi dập lẫn nhau, hãm hại nhau để đạt được mục đích của mình. Những người tham sân si thường đều là những người chậm tiến bộ, chậm tiếp thu, tư tưởng bảo thủ rất khó để làm cho họ hiểu được lẽ phải.

    Để tránh được tính tham sân si ..., chúng ta cần phải biết tiết chế ham muốn bản thân, biết bản thân muốn gì và cần gì, làm thế nào để đạt được chúng một cách quang minh, chính đại. Nhìn nhận sự việc trên nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ của mình và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác.

    Bên cạnh đó, không nên quá tin tưởng vào người khác, biết phân biệt đúng sai, phải trái, tránh làm công cụ để người khác lợi dụng đạt mục đích. Ngoài ra, chúng ta phải luôn giữ được một cái tâm trong sáng, an nhàn, tĩnh lặng để nhìn nhận cuộc sống.

    Các doanh nghiệp cũng có thể áp dụng để quan sát và đánh giá, tuyển dụng nhân sự bên dưới của mình, có thể dựa vào đây để giáo dục và xây dựng văn hóa doanh nghiệp: gắn kết, chính trực, trách nhiệm với từng cá nhân và với cộng đồng.

    Cái hơn, cái đáng tuyên dương ở mỗi người là có thể biết hạn chế chúng một cách tối đa. Phát huy tính rộng lượng, hoà đồng với mọi người, học tập tiếp thu cái mới, loại bỏ cái xấu xa, cái lạc hậu. Cha mẹ có thể dạy dỗ con cái, rèn luyện con những đức tính tốt, là những cá nhân ưu tú, không về tài thì về tâm.

     
    Emanvietnam

     

    Ngày đăng: 08-04-2021 908 lượt xem