• TÂM SỰ CÔNG SỞ - THẤT NGHIỆP Ở TUỔI 35

    Cái giá của sự ổn định, Ngừng nâng cấp bản thân nghĩa là dồn mình vào "kiếp nạn". Thất nghiệp ở tuổi 35, mấy tháng trời miệt mài đi phỏng vấn không có kết quả: Tôi suy sụp bởi gánh nặng tiền bạc, gia đình trên vai... và hàng loạt trở ngại về tuổi tác, đề cao quá mức kinh nghiệm nên đòi hỏi ...

    Tôi từng là quản lý của một công ty có tiếng, đã kết hôn và có 1 con trai đầu lòng, năm ngoái gia đình tôi đón thêm cô công chúa. Đằng sau niềm hạnh phúc vì nhà đủ cả nếp cả tẻ, là gánh nặng cơm áo trong tương lai khi những thiên thần của chúng tôi lớn.

    Sau khi sinh công chúa được 3 tháng, gia đình tôi tôi quyết định mua lấy căn chung cư trong nội thành để ổn định cuộc sống, không phải đi ở thuê nữa. Với mức lương của 2 vợ chồng, không dám nói là dư dả, cũng không đến mức túng thiếu.

    Nhưng rồi chuyện tôi không ngờ nhất đã đến, năm 35 tuổi tôi thất nghiệp.

    Người xưa từng nói "Cư an tư nguy, cư trị bất vong loạn", nghĩa là lúc yên ổn vẫn phải nghĩ đến những mối nguy hiểm tiềm ẩn, sống an bình phải nghĩ đến lúc nguy biến. Tôi đã từng tưởng tượng ra cái ngày này trong một vài suy nghĩ vẩn vơ, nhưng chưa bao giờ nghĩ nó sẽ thực sự xảy đến với mình.

    Sáng hôm ấy, bên nhân sự gọi tôi vào nói chuyện, chẳng chút khách sáo, trực tiếp đề cập vấn đề bồi thường. Điều này khiến tôi bị sốc, dù gì tôi đã cống hiến ở đây 5 năm, còn công ty chỉ chưa đầy nửa tiếng đã sa thải tôi không thương tiếc.

    Tôi choáng váng nhưng cũng đành chấp nhận, coi như cho bản thân vài ngày nghỉ ngơi rồi tính tiếp. Với kinh nghiệm làm quản lý bao năm lo gì không có chốn dung thân.

    3 ngày sau, tôi bắt đầu đi tìm việc. Lúc đầu, tôi mạnh dạn nộp hồ sơ vào vị trí quản lý của các công ty lớn, cũng bởi tự tin vào kinh nghiệm của bản thân và đương nhiên đều lọt vào vòng phỏng vấn. Nhưng chẳng một ai hồi âm. Về sau mới biết, vị trí ở mấy công ty đó ưu tiên những người có cả kinh nghiệm và trình độ tiếng Anh - thứ mà trước đây tôi chẳng mảy may quan tâm vì ở công ty cũ đã có trợ lý.

    Tôi cay đắng nhìn nhận thực tế. Khi đến một độ tuổi nhất định, ngoài kinh nghiệm chuyên môn, nếu các kỹ năng khác không giỏi thì khó có thể tìm được một công việc tốt, bởi chẳng ai muốn đào tạo lại một người đã lớn tuổi. Nói thẳng là các doanh nghiệp thường không mấy mặn mà với những người xin việc tầm tuổi này nếu như không phải là một ứng viên với bộ kỹ năng và profile "khủng".

    Nhờ vả vài mối quan hệ cũ, tôi cũng được giới thiệu đến 1 công ty nhỏ. Sếp ở đấy bảo dù gì cũng là người quen nên sẽ thu xếp, nhưng hiện chỉ có vị trí nhân viên bình thường, tôi cứ làm rồi mai này cất nhắc sau. Tôi khéo léo từ chối, không phải vì không chịu làm nhân viên quèn, mà bởi lương lậu ở đó chẳng thể đủ để tôi nuôi gia đình.

    Tôi quay trở lại ngõ cụt, việc lương cao thì không đủ tầm mà việc dễ xin thì không đủ sống. Tôi chỉ còn một cách, đó là phải học tiếng Anh để đưa mình quay trở lại đường đua tuyển dụng. Qua nhiều lần tìm hiểu trên mạng, tôi tìm được một khóa học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm. Khóa học theo lộ trình từ Cơ bản đến Nâng cao, học online hoàn toàn trên điện thoại hoặc máy tính, khá phù hợp với người ngại đến lớp đông và cần học gấp như tôi. Khóa học gói gọn trong 3 tháng nhưng có thể học đi học lại trong 14 tháng đến khi nào giỏi mới thôi, giá lại khá rẻ nên tôi đăng ký ngay và vùi đầu vào học.

    Từ khi mua khóa học, tôi tranh thủ học mọi lúc có thể. Vì mất gốc hoàn toàn nên tôi bắt đầu từ trình độ dễ nhất. Các bài giảng của giáo viên rất chậm rãi và dễ hiểu, thầy cô bản xứ nói cũng dễ nghe, nhất là phần phát âm dạy kỹ lưỡng. Từng bài đều có hướng dẫn cụ thể phải làm gì, học như thế nào, tôi chỉ cần mở tài khoản học ra, ấn vào bài và làm theo chỉ dẫn.

    Khóa này dạy rất ít ngữ pháp, chủ yếu là thực hành giao tiếp, nghe nói rất nhiều. Trong 3 tháng, tôi học theo 90 chủ đề giao tiếp thường gặp trong cuộc sống và công việc. Trong đó có các chủ đề rất cần cho tôi như phỏng vấn xin việc, thương lượng hợp đồng, meeting với đối tác, trình bày kế hoạch kinh doanh,... hoàn toàn bằng tiếng Anh. Càng học, tôi càng thấy nội dung được xây dựng cẩn thận và hợp lý. Ví dụ như việc cho học phát âm từ đầu đúng là rất cần thiết, vì khi đã nói chuẩn thì những học viên lớn tuổi như tôi mới cảm thấy đủ tự tin để học tiếp, hơn nữa khi làm việc với khách nước ngoài thì việc phát âm chuẩn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về một người chuyên nghiệp.

    Nếu đúng theo chỉ dẫn là học 20 - 30 phút/ngày thì sẽ xong trong 3 tháng, nhưng vì tôi dồn lực học nhanh nên chỉ 2 tháng đã xong. Đến khi ấy, tôi đã gần như thuộc làu ngữ điệu và cách phát âm của giáo viên. Tôi hiểu người nước ngoài nói gì, thành thạo từ vựng cơ bản, các cấu trúc câu phổ biến, biết phản xạ và diễn đạt câu bằng tiếng Anh với giọng Mỹ khá chuẩn.

    Nhờ khả năng nói tiếng Anh tốt, cộng với kinh nghiệm, tôi nhận được vị trí team lead ở một công ty agency. Công việc vất vả hơn nhưng khi có client (khách) nước ngoài thì thưởng doanh thu cao, phúc lợi cũng tốt. Công việc này không chỉ cho tôi mức thu nhập đủ để nuôi gia đình, mà còn cho tôi nhiều kiến thức và góc nhìn mới về nghề nghiệp, về thị trường nước ngoài nữa.

    Quay trở lại với câu nói "Cư an tư nguy, cư trị bất vong loạn", tôi thiết nghĩ dù cuộc sống đang ổn định thế nào, các bạn cũng nên chú ý đầu tư phát triển bản thân. Nhất là tôi mong các bạn hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh với sự nghiệp và tương lai sau này. Nếu gặp biến cố, sự đầu tư này sẽ là cứu cánh cho bạn, còn nếu mọi thứ vẫn bình bình đạm đạm thì chắc chắn bạn cũng sẽ thấy chúng có giá trị.

    ------------------------

    Thời gian gần đây tôi làm việc với khá nhiều hồ sơ CV đợi phỏng vấn. Và bất ngờ phát hiện ra, có rất nhiều CV của những người trong tầm tuổi 35 bắt đầu đi xin việc với những vị trí không liên quan gì tới công việc cũ, hoặc sẵn sàng đi làm với mức lương thấp hơn mức lương trước đây.

    Sau khi phỏng vấn 4 trường hợp, tôi nhận ra một câu chuyện tương đối phổ biến, thể hiện rõ nếp suy nghĩ của rất nhiều những người bạn trong thế hệ tôi thời điểm này.

    Vậy vì sao chúng ta có thể trở nên thất nghiệp ở tuổi 35?

    1. Đề cao quá mức “kinh nghiệm”

    Một người muốn trở nên xuất sắc trong 1 công việc bất kỳ sẽ cần khoảng 10,000 giờ luyện tập), mỗi ngày làm việc 8 tiếng, mỗi năm làm việc 250 ngày, thì cơ bản với một công việc chuyên môn nhất định, người ta sẽ thành thạo sau 3-4 năm. Từ năm thứ 5 trở đi, người ta sẽ trở thành một anh công nhân quen tay ngồi trong văn phòng chứ ko phát triển thêm đáng kể nữa. Hay nói cách khác, cùng công việc bàn giấy đó, kinh nghiệm từ năm thứ 5 trở đi của anh ta trở nên vô giá trị.

    “Làm quản lý sẽ không lo thất nghiệp”. Vâng, chỉ đúng khi anh là quản lý cấp cao, còn cỡ team leader, manager thì quả Đất này nhiều như quân Nguyên.

    Mà với vị trí quản lý cấp cao, nhân sự dao động rất ít, ghế thì không nhiều, lý do gì để bạn ngồi được thay chỗ người ta, chưa kể những yếu tố khắt khe khi tuyển dụng cấp cao về tầm nhìn, văn hoá và sự phù hợp.

    2. Giữa một CV người trẻ tuổi và một CV người già có kinh nghiệm, chọn ai?

    Tôi chọn người mang cho mình nhiều giá trị hơn, trả lương thấp hơn và bớt đòi hỏi hơn. Lúc này chính kinh nghiệm lại đang bộc lộ mặt trái của nó.

    Những người già hơn, có “nhiều-kinh-nghiệm” làm quen tay một công việc bắt đầu bộc lộ nhược điểm về sự kém thích nghi, có xu hướng mong muốn áp dụng kiến thức và mô hình từ công ty cũ sang công ty mới mà thiếu điều chỉnh, tự mãn với thành công cũ mà quên đi rằng thị trường và khách hàng đã thay đổi.

    Chưa kể các nhân sự lão đa lão đề thường đòi hỏi mức lương cao cùng nhiều chế độ khắt khe, đi kèm xu hướng mong muốn “thay-máu” bộ máy đang làm việc và văn hoá công ty hiện tại, đôi khi làm người quản lý đứng trước việc tuyển dụng nhân sự dạng này đồng nghĩa với rủi ro thay thế hầu hết đội ngũ nhân sự đang làm việc hiệu quả.

    Với tôi lúc này, một nhân sự trẻ, có khoảng 2 năm kinh nghiệm, cởi mở cầu tiến, tôi tin tưởng sau 6 tháng làm việc hoàn toàn có thể bù đắp và ngang hàng một lão làng 6 năm kinh nghiệm. Khả năng thích nghi cao hơn, kiến thức cập nhật hơn, lương trả thấp hơn và chắc chắn là ít đòi hỏi hơn.

    ---------

    LẦM TƯỞNG "NGƯỜI CÓ KINH NGHIỆM VÌ LÀM LÂU MỘT CHỖ"
     
    Nhiều người nghĩ rằng làm một việc 30 năm là có 30 năm kinh nghiệm, thực ra, họ chỉ có một năm kinh nghiệm và lặp lại nó 30 lần.
     
    Nhiều người nghĩ rằng làm một công việc 30 năm là có 30 năm kinh nghiệm. Thực ra, họ chỉ có một năm kinh nghiệm và lặp lại nó 30 lần mà thôi. Bất kể trong công việc hay cuộc sống, bạn đều phải không ngừng tìm tòi, học hỏi, nếu không muốn bị thay thế. Ngay cả một tập đoàn quốc tế mà vị trí Tổng giám đốc, Chủ tịch... còn có thể thay thế được thì đừng nghĩ thiếu mình là công ty không hoạt động được.
     
    Bạn chỉ là một phần rất nhỏ trong cả bộ máy lớn, ngoài kia luôn có hàng chục ngàn người giỏi hơn, sẵn sàng chờ đợi thời cơ để thay thế vị trí của bạn. Vậy nên, hãy luôn không ngừng nỗ lực đầu tư cho bản thân, tự nâng cao kiến thức và kỹ năng cho mình, để một ngày đẹp trời nào đó, nếu công ty phải cắt giảm nhân sự, bạn vẫn có thể tự tin tìm một công việc khác.
     
    Muốn biết đỉnh cao của bản thân ở đâu, bạn phải biết chân mình đang đứng ở chỗ nào? Nếu không, tư tưởng "sống lâu lên lão làng", "người làm lâu là có nhiều kinh nghiệm" sẽ vẫn chi phối bạn. Cái móng có vững chắc thì ngôi nhà mới lên cao được. Bằng không tất cả sẽ chỉ là phù phiếm mà thôi. Hãy chấp nhận sự thay đổi, tìm cách thích nghi với các môi trường khác nhau. Không phải lúc nào công việc của bạn cũng thuận lợi, và bạn có thể ngồi một chỗ mãi được, nên nếu không có sự chuẩn bị tâm lý từ trước, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực khi rủi ro xảy ra.
     
    Bởi thế, dù bạn có tâm huyết, đam mê công việc của mình đến đâu đi nữa, mà bản thân không có kỹ năng thích ứng với thay đổi thì khả năng cao, sự nghiệp của bạn cũng sẽ "sớm nở tối tàn".
    ----------------------------------------------------

    Chúc bạn và gia đình luôn bình an và gặp nhiều may mắn!

     

    Emanvietnam |Techmaster

    Ngày đăng: 12-04-2021 1,262 lượt xem