• NĂNG LỰC NHÌN THẤY TƯƠNG LAI

    Đây là năng lực duy nhất có thể làm thay đổi THÁI ĐỘ. Khi thấy trước, thấy xa, thấy rộng hơn, tự khắc thái độ, tư duy, hành vi đều thay đổi.

     
    - Nếu biết chiều nay xổ số kiến thiết ra số 13495..... thì bạn sẽ làm gì ? Tiếp tục làm việc, hay nghỉ phép đi mua vé số ?
     
    - Nếu biết chính xác chỗ đang giữ tấm vé độc đắc, bạn sẽ chạy lung tung nhiều chỗ hay đến chính xác chỗ giữ vé ?
     
    - Nếu đến nơi thấy có một người khác đang lựa vé để mua và đang chạm tay vào tấm vé độc đắt (nhưng chưa mua) thì bạn làm gì ? Để người ta thong thả lựa hay giành trước ?
     
    Bạn thấy không, khi thấy trước, thấy xa, thấy rộng hơn, tự khắc thái độ, tư duy, hành vi đều thay đổi.
     
    ----------
    NĂNG LỰC NHÌN THẤY TƯƠNG LAI.
     
     
    Viết cho hấp dẫn thôi, thật ra đó là tầm nhìn. Trong một rối bồng bông, bạn nhìn thấy được gì ?
     
    Tầm nhìn lại là từ học thuật, mà học thuật khó bấm like lắm.
     
    - HR thấy trước tương lai, hình dung được bức tranh tổng thể về nghề sẽ không bao giờ nói câu "Mắc gì phải đi học Sales & Marketing, có liên quan gì đến nghiệp vụ đâu ?"; cũng ko bao giờ đối xử với ứng viên một cách thiếu chuyên nghiệp; cũng không bao giờ đi học mấy khóa excel hay lương 3Ps đội lốt Giám Đốc Nhân Sự; cũng ko bao giờ tốn phí đi mua CV tuyển dụng,...
     
    - Ai làm Sales sẽ không đi học mấy khóa chốt Sales thần thánh, một phát ăn ngay của mấy thằng nói phét.
     
    - Ai làm Marketing cũng sẽ biết rằng không nên lùa gà, phải biết chính xác ai là khách của mình, tâm lý họ thế nào để gãi đúng chỗ ngứa.
    Khi tầm nhìn mở ra, người ta biết chính xác nên làm gì, làm như thế nào, tại sao phải làm, làm cái nào trước cái nào sau,... thay vì bị thao túng bởi ai đó.
     
    -------
    LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỞ RỘNG TẦM NHÌN ?
     
    1. Đọc sách và đi học.
    Sách là kiến thức, trải nghiệm của người đi trước. Giúp bạn tận dụng "tầm nhìn" của các bậc tiền bối và biến thành của mình.
     
    Khuyết điểm: Thầy dùi viết sách truyền cảm hứng quá nhiều, kiến thức sai tè le vì ko hề làm nhưng đi dạy. Đầu trọc, mái ngố, tiến sĩ, thạc sĩ VN viết sách cực kỳ nguy hiểm, trừ một số ít ông ko có tóc nhưng thật sự giỏi (đã PR mấy bài trước, ko nói lại). Uống thứ kiến thức đó vào như thuốc độc xong càng nguy hại hơn, thà ko đọc. Do đó nếu tìm đọc hãy chịu khó phân tích.
     
    2. Tự chịu đau thương.
    Vấp ngã đủ nhiều, trả tiền ngu đủ nhiều sẽ ngu hơn (quá tiêu cực bài xích mọi thứ) hoặc khôn lên. Người ta thay đổi khi "tầm nhìn mở" hoặc trái tim "tan vỡ" là thế. Tự làm, tự sai, tự trả giá khiến người ta dần nhận thấy nên làm gì và ko nên làm gì. Đây cũng là lý do tại sao nên kệ bọn đa cấp bất hợp pháp, bọn ngộ độc NLP, bọn cuồng thầy dùi. Cứ để trả tiền ngu đi, ko khuyên nổi đâu.
     
    Khuyết điểm: Thất bại nhiều quá sẽ kiệt quệ và ko đứng lên nổi nữa. Chưa kể những hậu quả kèm theo (đau khổ quá nên hút cái lá có hình chong chóng tre của Doraemon rồi sa đà, nghiện ngập).
     
    3. Có một mạng lưới Cố Vấn xịn.
    Họ ko chỉ cho bạn kiến thức mà còn cho vô số trải nghiệm giúp bạn mở rộng tầm nhìn cực nhanh, làm việc cực hiệu quả. Với họ mới gọi là thầy, còn thầy đứng bục giảng thì hên xui lắm. Mạng lưới càng nhiều cố vấn giỏi càng giúp bạn mở rộng tầm nhìn nhanh chóng.
     
    Khuyết điểm: Rất khó để họ nhận lời làm cố vấn cho bạn. Mời thầy dùi thì dễ, còn mời thầy xịn ko phải trả bằng tiền là được.
     
    4. Kết hợp cả ba thứ ở trên nhưng không phải một chiều mà rất đa chiều.
     
    ------------
    Nguyễn Thanh Phong

    G.PTDNV

    Ngày đăng: 13-03-2021 1,062 lượt xem