• LÀM ĐÚNG VÀ LÀM CÓ KẾT QUẢ ĐI - DỪNG ÁP DỤNG NHỮNG TRI THỨC NHIỄM ĐỘC

    Tri thức cũng như kim cương. Người hiểu được thì trân quý, nhặt về nâng niu, ngắm nghía suốt. Người không hiểu thì thờ ơ, ghẻ lạnh như thấy những hạt sỏi rẻ tiền. Và người hiểu và biết dùng kim cương đa số đều giàu!

    Nhiều quản lý/lãnh đạo/doanh nghiệp bị đầu độc bởi tư duy không đúng của rất nhiều "thánh" khi đi tư vấn doanh nghiệp, nhiều "thánh" đi dạy quản lý/lãnh đạo doanh nghiệp. Có thể nêu ra như sau:

    - Họ cứ thao thao bất tuyệt về mô hình kinh doanh, mà không hiểu gì về chiến lược, và không nói gì đến chiến lược; họ cứ chém gió huyên thuyên về chiến lược mà không hiểu gì về năng lực lõi và lợi thế cạnh tranh; phát biểu hoành tráng trên tivi mà nhầm lẫn năng lực lõi với giá trị cốt lõi, xưng là chuyên gia chiến lược mà nói toàn chiến thuật và các hoạt động cải thiện vận hành, rồi bảo đó là chiến lược...
     
    - Rồi thì giảng về content mà không hiểu gì về thương hiệu và chiến lược thương hiệu; tư vấn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà không hiểu gì về khái niệm giá trị cốt lõi; mở lớp "trải nghiệm khách hàng" mà không hiểu gì về marketing và branding; dạy OKRs mà lại chê bai cái không thể thiếu của nó là KPI...
     
    - Và cứ dạy kỹ năng sales mà không hiểu triết lý và các nguyên lý quan trọng của nghề sales, và mối quan hệ không tách rời giữa sales, marketing và branding; dạy tuyên ngôn doanh nghiệp mà không phân biệt được sứ mệnh với tầm nhìn; giảng chiến lược đại dương xanh mà không hiểu thế nào là cạnh tranh gián tiếp; dạy "khác biệt hay là chết" mà không hiểu khái niệm "tổng giá trị cảm nhận"; làm chuyên gia tư vấn "quản trị doanh nghiệp" mà không phân biệt được thế nào là quản trị công ty, thế nào là quản lý công ty, và thế nào là lãnh đạo; dạy xây dựng "ngôi nhà doanh nghiệp" mà không biết đâu là nền móng, đâu là trụ cột, đâu là cái mái nhà...
     
    - Và còn nhiều những điều phi lý khác, cần một nguồn tri thức/một sự trải nghiệm thực tế ở các doanh nghiệp đã học được tri thức đúng, đã tự tay làm rồi để "nói lại cho rõ" và "giải độc doanh nghiệp" cho những "nạn nhân" dính độc chưa biết đường ra:
     
    ---
    Có một group được lập ra để chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản trị và quản lý doanh nghiệp cho các nhà quản lý và doanh nhân Việt Nam, nhằm thực hiện sứ mệnh NÂNG TẦM và PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT.
     
    Hơn 5 năm qua, những người kiên trì và chuyên tâm đi theo Group, ít nhất đã học được những thứ này vào trong hoạt động quản lý kinh doanh của mình, và đã tạo nên kỳ tích cho doanh nghiệp của mình khi đưa vào áp dụng NGHIÊM TÚC và KIÊN TRÌ:
     
    - Hiểu đúng, xây dựng, và truyền thông các câu tuyên ngôn doanh nghiệp (triết lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi…).
     
    - Hiểu đúng về chiến lược và các cấp chiến lược trong công ty.
     
    - Cách thức phân tích, hoạch định chiến lược tập đoàn đa ngành, chiến lược kinh doanh đơn ngành, bao gồm phương pháp, quy trình, công cụ phân tích chiến lược.
     
    - Hiểu đúng về các chiến lược chức năng (marketing, bán hàng, nhân sự, tài chính, sản xuất, cung ứng…).
     
    - Hiểu đúng về mô hình kinh doanh và cách thiết kế mô hình kinh doanh.
     
    - Thành tố quan trọng của mô hình kinh doanh.
     
    - Thiết kế MHKD.
     
    - Quan hệ giữa mô hình kinh doanh với chiến lược kinh doanh.
     
    - Chiến lược marketing.
     
    - Chiến lược thương hiệu, cách thức xây dựng thương hiệu mạnh.
     
    - Chiến lược bán hàng, chiến lược phân phối.
     
    - Lập kế hoạch bán hàng & kế hoạch KD.
     
    - Hiểu đúng về bán hàng chuyên nghiệp (triết lý bán hàng, các quá trình bán hàng, hành trình khách hàng, quy trình bán hàng,
     
    - Chốt sales bền vững...
     
    - Quan hệ giữa marketing và thương hiệu.
     
    - Quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm…
     
    - Xây dựng thương hiệu bằng chìa khóa thương hiệu (Brand Key).
     
    - Thấu hiểu khác hàng (customer insight), chuyển giao giá trị (value delivery).
     
    - Marketing & Sales.
     
    - Hiểu đúng về trải nghiệm khách hàng.
     
    - Trải nghiệm KH và marketing, branding.
     
    - Quản lý chất lượng (QM, QP, QA, QC, QI, PDCA, 7M trong sản xuất, quan hệ giữa chi phí và chất lượng…).
     
    - Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân.
     
    - KPI, OGSM, Balanced Scorecard (BSC).
     
    - Các thành tố chủ yếu của ngôi nhà doanh nghiệp.
     
    - Năng lực quản lý và lãnh đạo (management & leadership).
     
    - Khởi nghiệp - yếu tố thành công, yếu tố thất bại.
     
    - Khởi nghiệp và lựa chọn MHKD.
     
    - Hiểu đúng về R&D.
     
    - Quản lý rủi ro tài chính.
     
    - Xử lý khủng hoảng truyền thông.
     
    - Hệ thống lương 3P (cảnh báo cẩn trọng khi áp dụng).
     
    - Hiểu thế nào là chi phí chìm (sunk cost).
     
    - Phân công, giao việc, tổ chức hộp họp.
     
    - Nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm việc của NV.
     
    - Khai phóng sức mạnh đội ngũ...
     
    - Lập kế hoạch làm việc.
    - …….
     
    Đó là những thứ mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường rất quan tâm. Tất nhiên, trong số đó, rất nhiều thứ ngay cả các tập đoàn lớn cũng rất cần và nên áp dụng.
    Ngoài ra, hàng loạt các chủ đề dưới đây cũng đang và sẽ được chia sẻ cho các công ty, tập đoàn đa ngành có quy mô lớn và rất lớn:
     
    - Corporate Governance Principles (Các nguyên tắc quản trị công ty).
    - Corporate Governance vs Corporate Management (Quản trị và Qlý công ty)
    - Network Level Strategies (Chiến lược liên kết tập đoàn đa ngành)
    - Corporate Strategies (Chiến lược tập đoàn đa ngành)
    - Business Unit Strategies (Chiến lược kinh doanh)
    - Functional Strategies (Chiến lược chức năng dành cho các khối chức năng)
    - Corporate Restructuring / Recreating ( Tái lập, tái cấu trúc tập đoàn)
    - Company Restructuring (Tái cấu trúc công ty)
    - Corporate Model (Mô hình tập đoàn – sao cho tối ưu nhất)
    - Business Model / Business Model Canvas (Mô hình KD)
    - Company Orgnanizational Structure (Cơ cấu tổ chức công ty)
    - Corporate/Company Culture (Văn hóa doanh nghiệp)
    - Brand Startegies (Chiến lược thương hiệu);
    - Marketing Strategies (Chiến lược Marketing)
    - Sales Strageies (Chiến lược bán hàng)
    - Distribution Channel Strategies (Chiến lược kênh phân phối)
    - Supply Chain Strategies (Chiến lược chuỗi cung ứng)
    - Communication Strategies (Chiến lược truyền thông)
    - Finance Strategies (Chiến lược tài chính)
    - Procurement Strategies (Chiến lược mua hàng)
    - Investment Strategies (Chiến lược đầu tư)
    - HR Develoment Strategies (Chiến lược phát triển nguồn nhân lực)
    - Human Capital Management (Quản lý vốn con người)
    - Change Management (Quản lý sự thay đổi)
    - Quality Management (Quản lý chất lượng)
    - Investor Relatrions Management (IRM - Quản lý quan hệ nhà đầu tư)
    - Organization Development Management (Quản lý phát triển tổ chức)
    - Balanced Scorecard (Thẻ cân bằng điểm)
    - OGSM (Objectives – Goals – Strategies – Measures)
    - Business Plan (Xây dựng kế hoạch kinh doanh)
    - EDR (Executive Development Review)
    - Succession Planning (Hoạch định nhân sự kế thừa)
    - PMP (Performance Management Program - Quản trị hiệu quả làm việc)
    - Salary Structure (Cấu trúc lương, 3P – Position-Person-Perfomance)
    - Management System (Hệ thống quản lý)
    - Risk Management (Quản lý rủi ro)
    - Financial Risk Management (Quản lý rủi ro tài chính)
    - Internal Control System (Hệ thống kiểm soát nội bộ)
    - Production Management (Quản lý sản xuất)
    - Suply Chain Management (Quản lý chuỗi cung ứng)
    - S&OP (Hoạch định bán hàng-sản xuất)
    - SOP (Quy trình chuẩn)
    - ISO, TQM, TPM, Kaizen, 5S, Lean, 6-sigma, SQC, SPC…
    -...
     
    Và còn hàng trăm chủ đề khác nữa, chúng tôi không thể liệt kê hết. Đó là những thứ chúng tôi từng trải nghiệm, từng lăn lộn nhiều năm trong môi trường đa quốc gia lẫn DN Việt, không phải chỉ lấy từ sách vở, tài liệu. Chúng tôi vẫn đang thực hiện sứ mệnh của mình bằng các bài viết chia sẻ online và thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo offline để chia sẻ các chủ đề thiết thực mà nhiều doanh chủ và cấp quản lý cả trong và ngoài Group quan tâm.
     
    Long Nguyen Huu - Founder Group PTDNV
     
    ----------
     
    LÀM ĐÚNG VÀ LÀM CÓ KẾT QUẢ ĐI, LÀM ƠN ĐỪNG SAI NỮA KHI ĐÃ CÓ MẶT TẠI GROUP NÀY.
     
    Lúc chưa biết đến group thì Mình nghĩ chỉ số hành động của mình thuộc dạng vô đối ...và rồi khi ở đây mình nhận ra, mình có thể x10 x100 chỉ số hành động đó cho bản thân và cả team.
     
    Mới áp dụng HÀNH ĐỘNG quyết liệt 10 ngày mới đây thôi mà mình và team đã hoàn toàn lột xác.
     
    1. Trước đây mình giao việc và hướng dẫn cho AE rất kĩ nhưng thiếu xót của mình là quá dễ dãi với AE, mình chấp nhận AE làm không tốt lần 1, và cho AE sửa sai 3 lần để hoàn thành như cách mình đã khôn lên là cứ sai rồi sửa, sửa sai cho tới đúng.
    - Hiện tại mình giao việc và yêu cầu AE báo cáo KẾT QUẢ cụ thể, mình không chấp nhận việc sai sửa quá 3 lần, mình yêu cầu AE quyết liệt hơn, làm là phải có kết quả và hạn chế tối đa mọi sai lầm..để giờ đây KẾT QUẢ hoàn toàn khác.
     
    2. Trước đây mình đặt MỤC TIÊU không bao giờ yêu cầu AE đưa ra từng cách cụ thể để đạt mục tiêu đó, mình chỉ đưa ra cách làm của mình mà ko yêu cầu AE đưa ra giải pháp riêng của từng người để cùng hành động thực thi.
    - Hiện tại AE phải đưa ra hành động và việc làm cụ thể để đạt được mục tiêu từng ngày..từng tuần từng tháng và cụ thể lúc nào đạt được.
     
    3. Trước đây mình cho rằng thất bại là thứ không thể thiếu để thành công vì chính mình đã trải nghiệm như thế nên vô tình ủng hộ AE như thế.
    - Hiện tại mình chỉ cho phép thất bại nếu việc đó là việc mới hoàn toàn, chấp nhận đo lường và xem nếu thất bại đó mình có làm chủ hay chịu đựng được hay không, tất cả AE đều nhất quán không được phép lặp lại những thất bại mà người khác đã thất bại, phải học và tránh thất bại đó bằng cách học cả sai lầm của người đi trước.
     
    4. Trước đây mình chỉ biết cho đi giá trị để nhận lại.
    - Hiện tại mình chỉ biết cho đi và tạo giá trị mà không còn quan tâm sẽ nhận được gì, chia sẻ và tạo giá trị đơn giản chỉ là việc mình yêu và thích làm.
     
    5. Trước đây mình nghĩ sản phẩm ngon là thắng vì mình thành công là nhờ sản phẩm ngon.
    - Hiện tại mình hiểu làm thương hiệu tốt là đã bao gồm chọn sản phẩm phù hợp rồi.
     
    6. Trước đây mình thích chia sẻ kinh nghiệm thành công và thất bại cho mọi người và hay tạo động lực cho mọi người khởi nghiệp.
    - Hiện tại mình chỉ chia sẻ những gì mới nhất, phù hợp nhất tại thời điểm này bởi vì những cái cách đây nhiều năm đã lạc hậu hoặc cách làm đó chỉ phù hợp với tố chất riêng của chính mình thôi.
     
    7. Trước đây mình từng cho rằng không nên đọc sách, đọc sách làm các bạn ngộ chứ béo não và ngáo ngơ chả làm gì được
    - Hiện tại mình ủng hộ việc đọc sách vì mình hiểu rằng phải đọc sách của người có trải nghiệm thật, có kết quả thật thì bạn sẽ thích hành động và biết cách hành động để tạo ra kết quả.
     
    8. Trước đây mình chưa hiểu hết được sự quyết liệt và yêu cầu KẾT QUẢ KHỦNG KHIẾP của người e làm cùng của mình.
    - Hiện tại mình biết ơn em mình hơn, trân trọng e mình hơn, hiểu e mình hơn nhờ thay đổi tư duy lẫn hành động khi mình có mặt tại đây.
     
    Mình dù chưa tiếp thu được hết vì kiến thức tại đây rất rộng, nhưng TINH THẦN và sự nhiệt huyết máu lửa của group thực sự đã ngấm dần vào máu của mình. Mình và AE đã thay đổi khi có mặt tại đây.
     
    Còn bạn thì sao? Trước đây và hiện tại của bạn thế nào?
    Cmt cho mình và cả nhà biết nào.
     

    Chu Tứ - G.PTDNV

    Ngày đăng: 11-03-2021 619 lượt xem