• TẠI SAO NGƯỜI HOA RẤT GIÀU NHƯNG LẠI Ở NHÀ CŨ ?

    Ở Thành phố Hồ Chí Minh, người gốc Hoa chưa đến 10% dân số, nhưng các hoạt động kinh tế chiếm 30% số doanh nghiệp (của 23.000 người gốc Hoa) đăng ký kinh doanh. Họ tập trung vào các lĩnh vực bán buôn, sản xuất hàng tiêu dùng quy mô vừa và nhỏ, chiếm lĩnh một số lĩnh vực bán sỉ quan trọng như hàng kim khí, điện máy, vàng, vải...

     
    Một số doanh nghiệp người Hoa nổi tiếng như: Bitis, thời trang Thái Tuấn, Công ty Kinh Đô,...
     
     
    Nguồn gốc của người Hoa
     
    Thế hệ người Hoa đầu tiên di dân vào miền Nam Việt Nam là những người Hán theo phong trào Phù Minh diệt Thanh (hay Phản Thanh phục Minh) năm 1644, tức những người theo nhà Minh, không thuần phục nhà Thanh. Các nhóm được 2 danh tướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch dẫn dắt vào khai phá đàng trong dưới thời các chúa Nguyễn. Cho phép cư trú tại Cù lao Phố, Gia Định và một số địa điểm khác ở Nam Bộ.
     
    Năm 1698, chúa Nguyễn lập phủ Gia Định và cho phép những người di cư định cư. Đồng thời lập ra Minh Hương xã ở vùng Tàu Hủ - Bến Nghé thuộc Phiên Trấn và Thanh Hà xã thuộc Trấn Biên. Từ đó nhóm người Hoa di cư còn được gọi là người Minh Hương.
     
    Cù lao Phố là một cù lao trên sông Đồng Nai, ngày nay thuộc thành phố Biên Hòa. Người Hoa đã lập chợ buôn bán, phố xá đông đúc ở đây. Năm 1778, quân Tây Sơn đã đàn áp những người Hoa ở Cù lao Phố do họ đã ủng hộ Nguyễn Ánh, việc đàn áp lại diễn ra vào năm 1782. Do đó, năm 1778, người Hoa từ Cù lao Phố đã chuyển đến Chợ Lớn mà người Hoa gọi là "Đề Ngạn".
     
    Đến thời kì trung hưng (1788) người Hoa trở lại Cù Lao Phố rất ít mà đa phần đã chuyển đến định cư ở khu phố Hoa Sài Gòn (khu Chợ Lớn ngày nay), biến nó trở thành điểm tập trung người Hoa đông đảo, sầm uất nhất miền Nam Việt Nam.
     
    Trong thời kỳ Pháp thuộc, việc buôn bán của người Hoa phát đạt do họ có quan hệ tốt với giới cầm quyền Pháp tại Đông Dương, nổi bật nhất là Quách Đàm, một nhà buôn người Hoa xây chợ Bình Tây.
     
    Trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, cộng đồng người Hoa có quan hệ tốt với chính quyền và thường ủng hộ tài chính trong các kỳ tranh cử. Năm 1979, chiến tranh Việt-Trung tại biên giới nổ ra cùng với chính sách cải tạo kinh tế tại Việt Nam, lo ngại bị trả thù và bị thiệt hại kinh tế, nhiều người gốc Hoa đã vượt biên, làm thuyền nhân đến các nước trong khu vực Đông Nam Á.
     
    Kể từ khi Việt Nam cải cách mở cửa từ năm 1986, cộng đồng người Hoa đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, thương mại. Đây cũng là cầu nối quan trọng cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư của các quốc gia có người Hoa sinh sống.
     
    Hiện tại
     
    Tại TPHCM hiện nay, đang có trên 500.000 người Việt gốc Hoa sinh sống rải rác ở các quận quận 5, 6, và 11. Trong đó, quận 5 chiếm khoảng 40% dân số.
     
    Vì sự tập trung đông đúc, mang đậm văn hóa của cộng đồng người Việt gốc Hoa nên khu vực trên thường được mọi người mệnh danh là Chinatown giữa lòng Sài Gòn.
     
    Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, những con đường, khu phố, ngõ hẻm khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn vẫn giữ được vẻ đẹp văn hóa, trở thành điểm thu hút khách du lịch. Mới đây, 15/3, UBND quận 6 đã đề xuất tổ chức Phố đêm Chợ Lớn trên các tuyến đường quanh Chợ Bình Tây.
     
    Thế nhưng, bạn đã bao giờ đặt câu hỏi cộng đồng người Hoa Sài Gòn dù giàu có nhưng họ vẫn ở nhà cũ ? 
     
    1. Người Hoa không thích phô trương
     
    Họ sang với hai bàn tay trắng và làm nên sự nghiệp nên họ rất quý những đồng tiền họ làm ra, họ tiết kiệm lắm.
     
    Không giống như người Việt mình thích hô hào phóng đại thêm cho oai, để có gì vay mượn, xoay chuyển càn khôn,….mà người Hoa không giàu họ sẽ từ từ lặng im làm giàu. Người Hoa đã giàu họ cũng im lặng để duy trì tài sản của họ mà thôi.
     
    2. Tâm linh “Nhà là nơi bắt đầu và cũng không nên thay đổi”
     
    Họ coi trọng việc chọn đất làm nhà, cất mộ. Họ cho rằng gia chủ có ăn nên làm ra hay không, phần lớn đều liên quan đến việc chọn nhà, cất mộ, có chọn được đất lành, hướng tốt hay không. Người Hoa rất kỹ về phong thủy nên đã làm ăn được ở đâu thì không thay đổi. Quán xá dù nhỏ, nếu làm ăn phát đạt vẫn chỉ làm thêm cơ sở mới, không xây lên.
     
    Họ cho rằng chính nơi họ bắt đầu ấy phong thủy tốt, giúp họ làm ăn khấm khá cho nên họ sẽ tiếp tục duy trì như trước. Họ sợ “sai 1 li sẽ đi 1 dặm”, sợ “mất tất cả những gì đang có” nên thà họ sống ở chỗ cũ mà vẫn duy trì được cuộc sống như trước thì vẫn hay hơn.
     
    3. Coi trọng nguồn cội
     
    Họ sống kiểu “hệ sinh thái” mà. Hỗ trợ, tương trợ nhau mà sống cho nên không cần phải lo lắng gì cả. Người làm ăn tốt thì giúp đỡ người nghèo, người lớn giúp đỡ người trẻ,….Người Hoa họ có cả một cộng đồng hỗ trợ: bạn hàng cho mua thiếu lâu hơn, các đàn anh trong nghề chỉ vẽ đôi đường và còn giới thiệu đối tác, người trong tộc luôn ủng hộ…sống như vậy quá tốt rồi nên đâu ai nghĩ tới chuyện phải đổi đi nơi khác.
     
    Họ dạy nhau phải biết “Kính nghiệp” . Điều đó có nghĩa là mình làm giàu chưa đủ mà còn phải biết chia sẻ cách làm giàu, chia sẻ nỗi khổ với người thất bại, kết nối cộng đồng lại với nhau.
     
    4. Trọng nghĩa khí
     
    Mỗi năm, khu hội quán Nghĩa An bên cạnh trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5 đều có tổ chức bán đấu giá những cái lồng đèn tuyệt đẹp để lấy tiền chăm lo đời sống và giáo dục cho con em gốc Hoa.
     
    Số tiền tự nguyện mà cứ tăng dần, chục triệu, trăm triệu, rồi một tỉ, hai tỉ đồng,…không ai tiếc tiền cho thế hệ trẻ, kể cả người chẳng phải ruột thịt. Nhiều khi tiền bạc họ để dành còn giúp đỡ người trong họ phường chứ không hẳn là phải mua đất cất nhà rần rần đâu.
     
    5. Công bằng về tài sản
     
    Bất kể người con trai thuộc ngôi thứ nào nếu tỏ ra uy tín cũng đều được người cha tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Người con nào là phá gia chi tử, bị liệt vào hạng thất dụng thì không được giao việc liên quan đến tiền bạc mặc dù vẫn được thương yêu.
     
    Người hoa quan niệm là họ cho con cái những thứ tinh túy, cho “cần câu” chứ không cho “con cá”. Bởi vậy mua đất nhiều cất nhà nhiều cũng không nghĩa lý gì cả. Nếu con cái họ giỏi, tự ắt nó cũng làm ra được những thứ đó. Còn con cái họ không ra gì thì cho chi phí phạm thêm thôi.
     
    6. Người Hoa ít ham rẻ, chủ yếu ăn uống, mua sắm nhu yếu phẩm... chứ không nghĩ nhiều tới chuyện nhà cửa
     
    Đối với họ thì chất lượng và uy tín quan trọng nhất. Họ không ham của rẻ, không sống theo kiểu ăn nhín ăn bớt. Rất quan tâm đến đời sống con cháu nên bản thân ai nấy đều tự nhắc nhở mình phải tuân thủ quy tắc làm “điều răn” ấy.
     
    Cuối cùng họ chăm cái ăn hơn cái ở vì cái ăn ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe họ nhiều hơn. Tiền dồn vào ăn uống chứ không đầu tư vào nhà là vậy.
     
    7. Người Hoa không muốn thấy “kẻ ăn mày” trong cộng đồng của họ
     
    Một trong những triết lý của họ là cần–kiệm. Họ không có thói quen xài tiền như nhiều người dân khác ở Sài Gòn. Kiếm ít thì xài ít, kiếm nhiều cũng dùng tiền giúp đỡ người trong cùng bang.
     
    Họ luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, giúp người khác tự mưu sinh. Đối với họ, giúp là phải giúp cho giàu, không phải chỉ để có ăn cho qua ngày đoạn tháng. Và nhờ vậy không có bất mà không bao giờ thấy “kẻ ăn mày” trong cộng đồng của họ.
    ______
    Nguồn: Hội quán người Hoa

     

    Ngày đăng: 10-05-2023 1,751 lượt xem