• TƯ DUY SÁNG TẠO

    Trong xã hội trước đây, thông tin là sức mạnh, công ty nào nắm thông tin công ty đó có khả năng chiến thắng. Nhưng xã hội hiện đại là một xã hội thông tin "phẳng" về mọi mặt, trong xã hội phẳng đó, công ty nào tạo được sự khác biệt, công ty đó mới là bên chiến thắng. Hơn nữa, công ty không chỉ vận động theo bước tiến của ngành mà còn phải đi trước một bước để kéo ngành đó phát triển. Khi ấy, công ty cần sáng tạo chứ không chỉ biết tái tạo.

    1. VÌ SAO CHÚNG TA KHÔNG SÁNG TẠO?

    Vì lối mòn tư duy! là do những lối suy nghĩ thông thường. 

    Không có khuôn mẫu tuyệt đối: Cho đến nay vẫn không có phương pháp vạn năng nào để khơi dậy khả năng tư duy và các tiềm năng khổng lồ ẩn chứa trong mỗi con người. Tùy theo đặc tính của đối tượng làm việc và môi trường tại chỗ mà mỗi cá nhân hay tập thể có thể tìm thấy các phương pháp riêng thích hợp.

    2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG TẠO

    Luôn đặt ra cho mình một đòi hỏi là hãy tìm tòi điều gì đó mới hơn, lạ hơn, "độc" hơn.

     

    Thực nghiệm của hầu hết các phương pháp tư duy sáng tạo hiện nay rất đơn giản. Nếu cần quá trình đào tạo cấp tốc có thể từ 1 buổi cho tới dưới 1 tuần cho người học. Đa số các phương pháp đã đưọc ghi sẵn ra từng bước, như là những thuật toán. Điều kiện cho người thực hiện chỉ là sự hiểu biết và có khả năng tư duy cũng như đôi khi cần đến sự hỗ trợ của các kho dữ liệu về kiến thức chuyên môn mà vấn đề đặt ra có liên quan hay đề cập tới.

    Không cần đến các trang bị đắt tiền: Cho đến nay, các phương pháp tư duy sáng tạo chủ yếu vẫn là các cách thức tổ chức lề lối suy nghĩ định hướng (mindset), và các dụng cụ sử dụng rất đơn giản chủ yếu là giấy, bút, phấn, bảng, lời nói, đôi khi là màu sắc, máy chiếu hình, từ điển... Một số phần mềm để giúp đẩy nhanh hơn quá trình hoạt động sáng tạo và làm việc tập thể có tổ chức.

    Các phương pháp sử dụng để sáng tạo đã được phát minh có đến hàng trăm. Nội dung các phương pháp áp dụng có hiệu quả bao gồm:

    Phân tích LỖ HỔNG (GAP Analysis)

    Sự hiểu biết về phân tích thông thường chỉ ra rằng khi thực hiện phân tích môi trường cho mục đích thay đổi, người ta luôn bắt đầu đánh giá trạng thái "As Is” (hiện tại). Sau đó người ta sẽ thực hiện phân tích "To Be" (tương lai) của môi trường (đây là giải pháp kì vọng mà bạn muốn có). Cuối cùng, một phân tích chênh lệch sẽ được thực hiện giữa kịch bản "As Is" và "To Be".

    As Is --> To Be --> GAP Analysis

    Bằng cách tìm kiếm những mục tiêu nhỏ để tấn công. Phân tích LỖ HỔNG (GAP Analysis) thường được thực hiện để đánh giá những gì có thể, hoặc không thể tái sử dụng được từ môi trường hiện tại, và do đó ta biết những gì cần được tạo ra, hoặc phát triển thêm.

    "To Be" chủ yếu là một quá trình sáng tạo, trọng tâm ban đầu không phải là tìm ra những vấn đề, mà là tìm ra các giải pháp sáng tạo. Để giúp bạn trong việc tạo ra giải pháp To Be, có rất nhiều kỹ thuật có sẵn từ thế giới Phân tích nghiệp vụ như:

    • Thủ thuật "Lật ngược vấn đề" (reversal)

    Máy tính thì phải có bàn phím! Nếu không có bàn phím thì sao? Lật ngược lại ta có ý tưởng về máy tính bảng.

    Điều gì sẽ xảy ra nếu như xe không chạy? Cây không mọc dưới đất? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn học bài mà không cần nhìn chữ?

    • Kỹ thuật động não (brainstorming): là một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định.

    Ví dụ cho vấn đề: "Thiết kế máy chuyển ngân của nhà băng" (ATM-Automated Teller Machine)

    B1: Thành viên mời tham dự buổi động não có thể bao gồm: 1 người có gửi tiền nhà băng, 1 nhân viên làm việc chuyển ngân hàng ngày, 1 nhà thiết kế phần mềm, 1 người không có gửi tiền trong nhà băng.

    B2: Câu hỏi chính được cô lập lại thành: "Thao tác nào của máy chuyển ngân có thể phục vụ được cho khách hàng?" (hay máy chuyển ngân đảm đương nhiệm vụ gì?)

    B3: Sau khi động não về máy ATM được đặt trong hình vẽ, thì các ý kiến đã được thu thập.

    B4: Khi có bảng các ý niệm thì nhóm làm việc sẽ phân loại theo góc nhìn của người dùng máy ATM. Như vậy một số ý kiến như là "khám máy từ xa", "nâng cấp cho máy từ xa", hay "bảo trì máy" chỉ dùng cho người kỹ sư bảo trì.

    Đứng trên quan điểm các dịch vụ mà máy cung cấp thì có thể rút thành 3 nhóm dùng máy. (Các ý tưởng còn lại được gom gọn thành 3 nhóm này).

    Như vậy dựa vào các thông tin thu nhập được người thiết kế có thể nắm được những tính năng chính của một ATM mà tiến hành.

    • Trong kinh doanh, mô hình Canvas (Business Model Canvas): có thể được sử dụng như một công cụ chẩn đoán và lập kế hoạch liên quan đến chiến lược và sáng kiến. Nó bao gồm 9 nhóm nhân tố chính mô tả cách thức một tổ chức dự định đem lại giá trị.
    • Lập bản đồ tư duy (mind maps): là một hình thức ghi chép lại những suy nghĩ, ý tưởng và thông tin trong một sơ đồ không tuyến tính (non-linear diagram). Bất cứ khi nào thông tin được xuất hiện từ trong bộ não, thì mind maps cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh. Mind maps có thể giúp bạn nhìn nhận tất cả các vấn đề và làm thế nào để liên kết chúng lại với nhau. Nó cũng giúp bạn có được cái nhìn tổng quát là bạn có thể nhìn nhận vấn đề dưới những góc độ nào và sự quan trọng của nó. Không chỉ giúp ta tổ chức các ý kiến hợp lý, dễ hiểu mà còn giúp ta trình bày mà không cần phải nhìn vào biên bản có sẵn.
    • Kỹ thuật ngẫu nhiên: May rủi là sự kết hợp các cơ hội (các yếu tố ngẫu nhiên) vào quá trình sáng tạo. Tư duy may rủi thường được tìm thấy trong âm nhạc, nghệ thuật và văn học, đặc biệt là trong thơ ca. Vd: một nhạc sĩ đã sáng tác nhạc bằng cách đặt các bản sao chồng lên tờ giấy trắng, bằng cách lắc xúc xắc và chuẩn bị các điểm tiếp xúc, rồi mở ra dựa vào quyết định tự phát.
    • Kỹ thuật ứng tác: Ngẫu hứng là một quá trình sáng tạo qua nói, viết hoặc sáng tác mà không cần chuẩn bị trước. Sự ứng biến, hay còn gọi là sự xáo trộn, có thể dẫn tới việc khám phá ra những cách mới để hành động, những hình thức tư duy và thực tiễn mới, hoặc những cấu trúc mới. Được sử dụng trong âm nhạc, sân khấu, và các lĩnh vực khác. Nhiều nghệ sĩ cũng sử dụng các kỹ thuật ngẫu hứng để giúp dòng chảy sáng tạo trong họ.

    3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA SÁNG TẠO (ĐỔI MỚI) VÀ CẢI TIẾN

     

    CẢI TIẾN

    SÁNG TẠO (ĐỔI MỚI)

    Hiệu quả

    Dài hạn, có tính chất lâu dài và không đột ngột.

    Ngắn hạn, nhưng tác dụng đột ngột

    Tốc độ

    Những bước đi nhỏ

    Những bước đi lớn

    Thời gian

    Liên tục

    Thình lình

    Nguốn

    Mọi người

    Vài người xuất sắc

    Cách tiến hành

    Nổ lực tập thể, có hệ thóng

    Ý kiến & nổ lực cá nhân

    Tính chất

    Kỹ thuật thông thường hoặc hiện đại

    Đột phá kỹ thuật mới

    Đầu tư

    Ít, nhưng nổ lực lớn để duy trì

    Lớn, nhưng ít nổ lực để duy trì

    Nổ lực

    Con người

    Công nghệ

    Kết quả

    Sự cố gắng hoặc quá trình

    Nhắm vào lợi nhuận

    Lợi thế

    Có thể đạt kết quả tốt với sự phát triển chậm

    Thích hợp với nền công nghiệp phát triển nhanh.

     

    Kết quả của sáng tạo sẽ là:

    3.1> Phá bỏ và xây dựng lại cái mới tốt hơn.

    - Phá bỏ cái gì? Tại sao phải phá bỏ? Xây dựng cái mới tốt hơn là cái gì? Khi nào bỏ cái cũ, thay bằng cái mới?

    3.2> Đột phá kỹ thuật mới, sáng kiến và lý thuyết mới.

    - Kỹ thuật/sáng kiến/lý thuyết mới là gì? Áp dụng như thế nào?

    3.3> Kết quả nhắm vào lợi nhuận.

    - Kết quả gì? Nhắm vào lợi nhuận ở chỗ nào? Cách làm sinh lợi nhuận như thế nào?

     

    Emanvn T/H

    Ngày đăng: 09-10-2018 1,331 lượt xem