• CP TPP TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN VIỆT NAM

    CP TPP sẽ thúc đẩy cải cách trong các lĩnh vực như quản lý cạnh tranh, dịch vụ (dịch vụ tài chính, viễn thông, và gia nhập tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, pháp lý, thâm nhập thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, khắc phục thương mại.

    Các kịch bản đều là giả định và “có thể” diễn ra hoặc là không. Tuy nhiên, cơ hội để Việt Nam đạt được tăng trưởng cao là hoàn toàn có thật, nhất là khi có CP TPP. Việt Nam sẽ có thị trường rộng mở, thu hút FDI nhiều hơn, tạo thêm sản lượng cho nhiều ngành nghề....

    7 năm, 40 vòng đàm phán, thành viên tham gia “người thoái lui, người vắng mặt trong đàm phán”, hiệp định thương mại được cho là trắc trở và khó đoán nhất lịch sử này cuối cùng cũng đã có kết quả “viên mãn”. Thỏa thuận giữa 11 nước thành viên đã được ký tại Chile ngày 8/3 vừa qua (rạng sáng 9/3 giờ Việt Nam).

    11 thành viên tham gia ký kết Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, SingaporeViệt Nam

    Hiệp định CP TPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu người với tổng kim ngạch thương mại vượt 10.000 tỷ USD.

    Và hơn hết, CPTPP được coi là thỏa thuận lớn và tham vọng đối với Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế, việc làm và mức sống tương lai.

    MỤC TIÊU 2035 GẦN HƠN KHI CÓ CP TPP?

    Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đánh giá qua CP TPP, kim ngạch xuất nhập khẩu có khả năng tăng thêm khoảng 4,04% đến năm 2035. CP TPP có thể tạo thêm 20.000-26.000 việc làm/năm. Hội nhập chính là con đường hiện thực hóa mục tiêu thịnh vượng của Việt Nam.

    Trong báo cáo Việt Nam 2035, các chuyên gia đã xây dựng nhiều kịch bản tăng trưởng cho Việt Nam ở các mức khác nhau từ 4-7%/năm.

    Nếu tăng trưởng chậm, chỉ khoảng 4%/năm, vào 2035, Việt Nam mới đạt thu nhập bình quân đầu người bằng với Thái Lan (2010) và Trung Quốc (2014). Nói cách khác, nếu kinh tế Thái Lan “đứng yên” ở năm 2010 và Trung Quốc ở năm 2014, đến năm 2035 Việt Nam mới đuổi kịp.

    Theo kịch bản tăng trưởng nhanh 7%/năm, vào 2035, Việt Nam mới đuổi kịp Malaysia của năm 2013 và Hàn Quốc của năm 2002. Thậm chí, nếu tốc độ tăng trưởng đạt trên 7%/năm, Việt Nam sẽ đi nhanh hơn nữa và có thể vượt qua Hàn Quốc năm 2002 và Malaysia năm 2013.

    MUỐN TẬN DỤNG CP TPP, VIỆT NAM CẦN CẢI CÁCH MẠNH MẼ THỂ CHẾ

    Để tăng trưởng cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn nhấn mạnh đến việc Việt Nam phải tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và hiệu quả, hội nhập sâu rộng với thế giới. Nghĩa là Việt Nam phải tạo ra một động lực mới cho tăng GDP, thay vì phụ thuộc vào khai thác khoáng sản, vốn đầu tư của Nhà nước như trước kia.

    Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP TPP) vừa được Quốc hội thông qua được coi là mốc quan trọng trong việc hội nhập. Ở đó, những cam kết thế hệ mới sẽ "thúc" Việt Nam đẩy nhanh hơn quá trình thay đổi chính mình trong việc tìm động lực tăng trưởng mới.

    Với CP TPP, thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ đa dạng và đồng đều hơn thay vì chỉ tập trung vào xuất khẩu sang thị trường Mỹ như hiệp định TPP. Hay nói cách khác, CP TPP góp phần vào chuyển hướng và tạo lập thương mại của Việt Nam.

    Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế giao thương với các nước thành viên hiệp định, nhất là các thị trường như Canada hay Mexico và trong bối cảnh một số nền kinh tế đang thể hiện mong muốn tham gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, và Philippines”, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, đánh giá.

    Cũng như các hiệp định thương mại khác, khi ký kết, CPTPP được kỳ vọng sẽ kéo theo dòng vốn đầu tư trực tiếp chảy vào. Dự đoán sẽ có sự chuyển hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh hơn sang các ngành công nghiệp thượng nguồn của các ngành được hưởng lợi nhiều như dệt, may mặc và hàng da.

    Tuy nhiên, kinh nghiệm sau khi gia nhập WTO cho thấy Việt Nam gặp khó trong việc tận dụng cơ hội để thu hút và tiếp nhận dòng vốn FDI lớn. Việc này do thiếu năng lực để tạo điều kiện cho các công ty có liên kết toàn cầu tham gia chuỗi giá trị cao do chi phí hậu cần cao và cơ sở hạ tầng đường xá, điện, cảng biển và dịch vụ hậu cần vẫn còn yếu kém.

    Thêm nữa, việc FDI tăng lên trong các ngành công nghiệp thượng nguồn sẽ đi kèm theo chi phí. Do vậy WB khuyến nghị Việt Nam cần đưa ra những chính sách khôn ngoan để lựa chọn công nghệ tiên tiến và dòng vốn FDI thân thiện với môi trường để tối ưu hóa tác động của hiệp định này.

    CPTPP: CÔNG CỤ THÚC ĐẨY SỰ MINH BẠCH, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ

    Khi đã tham gia CP TPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, mà còn tiếp tục công khai và minh bạch hóa quản lý nhà nước về phát triển thị trường”, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh chia sẻ trước thềm hiệp định được ký kết.  

    CP TPP cũng giúp Việt Nam hoàn thiện cải cách thể chế, đặc biệt là môi trường đầu tư kinh doanh” ông nói thêm đồng thời nhấn mạnh sự chủ động của Việt Nam khi thực thi cam kết trong hội nhập.

    Theo Ngân hàng Thế giới, CP TPP sẽ thúc đẩy cải cách trong các lĩnh vực như quản lý cạnh tranh, dịch vụ (dịch vụ tài chính, viễn thông, và gia nhập tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, pháp lý, thâm nhập thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, khắc phục thương mại.

    Moody’s cho rằng việc giảm các hàng rào thương mại và phi thương mại theo CPTPP phụ thuộc vào các cải cách nhất định ở mỗi nước. Do đó, hiệp định này sẽ giúp thúc đẩy cải cách trong nước.

    Chúng tôi kỳ vọng các nỗ lực cải cách hiện nay sẽ tăng cường tính cạnh tranh và tăng đầu tư, và củng cố chất lượng thể chế trong thời gian tới tại các quốc gia thành viên. Các nước có trình độ quản trị và tính cạnh tranh tương đối thấp như Peru, Việt Nam, Mexico và Brunei sẽ được hưởng lợi nhiều nhất”, Moody’s nhận xét.

    Cụ thể, tại Việt Nam, việc ký kết CPTPP và việc kết thúc đàm phán FTA với Liên minh châu Âu cho thấy tính hiệu quả của chính phủ tăng lên, và sẽ góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và thu hút thêm FDI.

    Emanvn T/H

    Ngày đăng: 21-11-2018 1,149 lượt xem