-
PHÁP LÝ KINH DOANH: NẮM LUẬT ĐỂ CHIẾN THẮNG
Chúng ta cần nắm luật, hiểu luật để phòng tránh rủi ro và từ đó có những chiến lược phát triển đúng đắn để hạn chế thấp nhất thiệt hại liên quan đến pháp lý.
DN cần hiểu về luật một cách chủ động để có thể chiến thắng, có thể tìm cơ hội kinh doanh trên thương trường trong nước và quốc tế.
DN Việt Nam có quan tâm đúng mức đến những vấn đề pháp lý trong kinh doanh?
Không ít DN Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến luật.
Đa phần các các công ty lớn của nước ngoài đều có luật sư, khi ký hợp đồng luôn có sự tham gia của luật sư. Nhiệm vụ của các luật sư này là tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật trước khi hoạt động kinh doanh của công ty bắt đầu; vận động để thay đổi những chính sách theo hướng có lợi cho công ty.
DN Việt khi làm ăn với đối tác nước ngoài thường chỉ quan tâm đến số lượng và giá cả hợp đồng. Trong khi đối tác nước ngoài thường quan tâm đến tất cả mọi thứ, từ việc mở tài khoản thanh toán ra sao, điều kiện thanh toán như thế nào, biên độ hư hỏng hàng hóa bao nhiêu, bảo hiểm hàng hóa bên nào phải lo và do công ty nào chịu trách nhiệm, bốc dỡ như thế nào...
Đây chính là lý do mà khi có tranh chấp với DN Việt, công ty nước ngoài hiếm khi thua, còn chúng ta thì thường “thua trong thế thắng”.
Vì sao DN Việt Nam chưa thật xem trọng vai trò của luật sư tư vấn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh?
- Chi phí là một trong những lý do hàng đầu.
- Chúng ta hiện vẫn đang thiếu luật sư. Tính đến năm 2016, số lượng luật sư được cấp phép hành nghề ở Việt Nam vào khoảng 10.000, trong khi dân số hơn 90 triệu dân và có hơn 500.000 DN đang hoạt động.
Thêm vào đó, luật sư chuyên ngành kinh tế vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ của DN. Luật sư tư vấn trong các DN phải là những người lường trước, đưa ra được những phương án, giải pháp đối với các vấn đề tranh chấp pháp lý hay rủi ro có thể mắc phải trong hoạt động kinh doanh, góp phần hạn chế thiệt hại cho DN.
Chính vì vậy mà chi phí để mời những luật sư có kinh nghiệm và uy tín mà người ta vẫn hay gọi là luật sư cao cấp, thường rất cao. Một luật sư có kinh nghiệm, tư vấn luật kinh doanh sẽ có giá tư vấn tính theo giờ, thấp nhất từ 200 - 300 USD/h (khoảng 4,4 triệu đồng - 6,6 triệu đồng), cao nhất là 700 USD/h (khoảng 15,5 triệu đồng).
* DN có thể sử dụng những hình thức tư vấn nào để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh?
- Có thể ví dụ thế này, với 2.000USD (khoảng 44,4 triệu đồng) thì DN có thể giải quyết được gì trong trường hợp công ty xảy ra tranh chấp? Với kinh nghiệm của mình tôi có thể trả lời ngay rằng nó chỉ cho phép anh có được một thư tư vấn về quyền hợp pháp của mình với một vụ tranh chấp có trị giá khoảng 100.000USD (khoảng 2,2 tỷ đồng).
Nhưng cũng với số tiền 2.000USD (khoảng 44,4 triệu đồng), bạn có thể mời một luật sư về đào tạo pháp lý cho DN. Hoặc là một tháng bỏ ra từ 5 - 10 triệu đồng là DN có thể có một luật sư tư vấn thường xuyên. Trong trường hợp này, họ không chỉ tư vấn mà còn có thể lường trước rủi ro pháp lý DN có thể vướng phải.
Thực tế cho thấy, chi phí phòng bệnh thường thấp hơn rất nhiều so với chi phí chữa bệnh. Cụ thể, đối với bất cứ một vụ kiện của DN nào, dù đi kiện hay bị kiện thì thời gian tối thiểu để có một bản án phúc thẩm là hai năm. DN phải bỏ ra ít nhất từ 300 - 400 triệu đồng để đi hầu một vụ kiện có trị giá 2 tỷ đồng với thời gian tối thiểu là hai năm. Nếu DN hiểu biết về pháp luật, hạn chế tối đa tranh chấp thì chi phí sẽ rất thấp.
Hoặc, khi xảy ra tranh chấp, DN có thể mời luật sư với vai trò cố vấn viên, trọng tài viên để tiến hành hòa giải. Chi phí cho một phiên hòa giải để luật sư phân tích đúng - sai, ưu - khuyết để các bên đi đến quyết định là sẽ tiếp tục hợp tác hay mang nhau ra tòa chỉ khoảng 2.000 - 3.000USD (khoảng 44,4 triệu đồng - 66,6 triệu đồng), thay vì 10.000USD (khoảng 222 triệu đồng) nếu sự vụ buộc phải giải quyết tranh chấp tại tòa.
LS. Nguyễn Văn Lộc
Ngày đăng: 27-12-2018 1,010 lượt xem
Tin liên quan
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ GẮN KẾT ĐỘI NGŨ NHANH CHÓNG ?
- CÁI TẶC LƯỠI GIẾT CHẾT TIỀN ĐỒ CỦA BAO NGƯỜI
- CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI TRÌ HOÃN SA THẢI NHÂN VIÊN YẾU KÉM
- DOANH NGHIỆP CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC - LÀM GÌ VỚI NHỮNG “CÔNG THẦN”?
- KHÔNG PHẢI LƯƠNG CAO HAY PHÚC LỢI TỐT, ĐIỀU KHIẾN MỘT NHÂN VIÊN MUỐN GẮN BÓ VỚI CÔNG TY THỰC TẾ RẤT ĐƠN GIẢN
- GỢI Ý NHỮNG LỜI CHÚC SINH NHẬT THIẾT THỰC NHẤT GỞI ĐẾN NHÂN VIÊN, GIÚP KHÍCH LỆ TINH THẦN
- DOANH NGHIỆP SỐ, SỐ HÓA, CHUYỂN ĐỔI SỐ - LÀ LÀM GÌ? TẠI SAO CẤP THIẾT?
- ĐI LÀM, ĐỪNG CHỈ CHĂM CHĂM VÀO VIỆC KIẾM TIỀN
- OMOTENASHI – VĂN HÓA PHỤC VỤ BẰNG CẢ TRÁI TIM
- CHỈ TIÊU SMART: LÀ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ GIẤC MƠ CỦA SẾP
- THIỆT HẠI NHỮNG GÌ KHI ĐỘI NGŨ BÁN HÀNG YẾU KÉM?
- 8 BIỂU HIỆN CỦA HỆ THỐNG BÁN HÀNG YẾU KÉM KHIẾN DOANH NGHIỆP THẤT THU
- LÀM THƯƠNG HIỆU BẰNG... BÓNG ĐÁ
- SỰ 'LỆCH PHA' GIỮA DOANH NGHIỆP NỘI VÀ FDI
- CP TPP TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN VIỆT NAM