-
BỨC TRANH NỢ VAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NỬA ĐẦU NĂM 2018 - ĐẦU TƯ?
Trên cả hai sàn, khoảng 70 doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản lớn hơn 50%. Nổi bật nhất là Than Hà Lầm - Vinacomin (HLC) sử dụng đòn bẩy tài chính ở tỷ lệ 75%.
Top 10 doanh nghiệp vay nợ nhiều nhất chiếm 38% tổng nợ vay toàn thị trường.
Tập đoàn Masan, Tập đoàn Hoa Sen và Thành Thành Công – Biên Hòa là những đơn vị có nợ vay chiếm trên 50% tổng tài sản.
Trên cả hai sàn, khoảng 70 doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản lớn hơn 50%. Nổi bật nhất là Than Hà Lầm - Vinacomin (HLC) sử dụng đòn bẩy tài chính ở tỷ lệ 75%.
Bánh kẹo Hải Hà (HHC) từ chỗ nợ vay chỉ 252 triệu đồng tại thời điểm đầu năm 2018 đã tăng đột biến lên 253,3 tỷ đồng cuối quý II. Tăng nợ vay đi kèm với việc HHC xuất hiện khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 152 tỷ đồng (mua trái phiếu Công ty TNHH Hakuba và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) và tăng mạnh khoản phải thu từ 49 tỷ lên 134 tỷ đồng.
Sau khi đã giảm mạnh nợ vay từ 3.241 tỷ đồng gồm 2.807 tỷ vay dài hạn và 434 tỷ vay ngắn hạn hồi đầu năm về 47 tỷ đồng vào cuối năm 2017, Bất động sản Phát Đạt (PDR) bất ngờ tăng mạnh nợ vay từ 47 tỷ đồng lên 888 tỷ đồng (chủ yếu là nợ vay ngắn hạn). Theo thuyết minh BCTC hợp nhất soát xét, đây là khoản vay được thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của các dự án. Mục đích vay nhằm tài trợ cho việc đền bù, giải tỏa, nộp tiền sử dụng đất và chi trả tiền bồi thường cho bên thứ ba trong việc hoàn thiện pháp lý các dự án The EverRich 2 và The EverRich 3.
Ngược lại, thị trường cũng ghi nhận khoảng 120 doanh nghiệp không sử dụng nợ vay. Một vài doanh nghiệp có tổng tài sản lớn mà không vay nợ như Xây dựng Coteccons (CTD), Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS), Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PGD).
Đặc biệt, Coteccons quy mô tài sản lên đến 15.325 tỷ đồng mà không cần sử dụng vay nợ ngân hàng để tài trợ. Đơn vị có nguồn thặng dư vốn cổ phần và quỹ đầu tư phát triển lớn, đồng thời tận dụng được nguồn tiền từ người bán trả tiền trước hay người mua trả tiền trước.
Tương tự, Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí (PPS) mặc dù không vay nợ nhưng có đến 2.828 tỷ đồng nợ phải trả (chiếm 94% tổng nguồn vốn) chủ yếu là chiếm dụng vốn người bán ngắn hạn 2.698 tỷ đồng.
Tường Như
Người đồng hành
Ngày đăng: 15-11-2018 1,020 lượt xem
Tin liên quan
- PHÁP LÝ KINH DOANH: NẮM LUẬT ĐỂ CHIẾN THẮNG
- OMOTENASHI – VĂN HÓA PHỤC VỤ BẰNG CẢ TRÁI TIM
- CHỈ TIÊU SMART: LÀ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ GIẤC MƠ CỦA SẾP
- THIỆT HẠI NHỮNG GÌ KHI ĐỘI NGŨ BÁN HÀNG YẾU KÉM?
- 8 BIỂU HIỆN CỦA HỆ THỐNG BÁN HÀNG YẾU KÉM KHIẾN DOANH NGHIỆP THẤT THU
- LÀM THƯƠNG HIỆU BẰNG... BÓNG ĐÁ
- SỰ 'LỆCH PHA' GIỮA DOANH NGHIỆP NỘI VÀ FDI
- CP TPP TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN VIỆT NAM
- CEO DBS BANK: CÓ 5 CHỮ "I" NÀY, BẠN LÀ MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC
- BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT QUA CUỘC ĐẠI CHIẾN GRAB VÀ GO-VIỆT
- BẠN ĐANG LÊN KẾ HOẠCH (PLANNING) HAY THỰC SỰ CHỈ LÀ LÊN LỊCH LÀM VIỆC (SCHEDULING)?
- CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THƯỚC ĐO SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG
- TƯ DUY SÁNG TẠO
- NGHỆ THUẬT CẢI TIẾN LIÊN TỤC
- LÁ THƯ XÚC ĐỘNG CỦA JACK MA TRONG NGÀY SINH NHẬT 54 TUỔI