• TRỞ THÀNH QUẢN LÝ GIỎI: PHẦN 2 - ĐẶT MỤC TIÊU

    Đó là một trong những vị trí khó khăn nhất: một phần, bạn sẽ phải đạt được sự kỳ vọng của cấp trên hoặc các bên liên quan và một phần đó là nhiệm vụ rất ít được ghi nhận. Dù vậy, một số bí quyết chuyên môn sẽ giúp bạn quản lý thành công mọi trách nhiệm của mình thật phong cách và hứng khởi.

     
    1. Hứa ít, làm nhiều.
     
    Có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống nhưng với riêng với lĩnh vực quản lý, đây chính
    là một câu thần chú tuyệt vời. Bạn muốn trở thành người có những mục tiêu xa vời mà nhân viên không thể
    nào đáp ứng nổi hay trở thành người đặt ra những mục tiêu sát thựcrồi còn vượt xa hơn thế nữa? Dù chỉ
    là vấn đề về mặt hình ảnh nhưng hình ảnh ấy lại là cực kỳ quan trọng.
    • Đừng là kiểu người không bao giờ biết đặt mục tiêu cao và xa hơn. Đặt ra những mục tiêu sát thực không có nghĩa là luôn dè dặt, không bao giờ hướng đến những mục tiêu lớn. Người quản lý không bao giờ làm điều gì đó vượt quá khả năng của mình có thể sẽ được nhìn nhận là thiếu tham vọng. Đừng quên là đến cả những tay chơi bài bảo thủ cũng biết rằng thi thoảng, họ sẽ phải "đặt hết".
     
    2. Đảm bảo rằng từng nhân viên đều nhận thức rõ về kỳ vọng.
     
    Mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ giúp người lao động được chủ động và tập trung trong công việc. Hãy vạch ra kết
    quả mong muốn, thời hạn hoàn thành và điều mà bạn sẽ làm với kết quả đó một cách rõ ràng.
     
     
    3. Đưa ra phản hồi hướng đến mục tiêu cần đạt được.
     
    Việc đưa ra phản hồi nhanh, tập trung vào công việc có thể giúp ích cho sự cải thiện của nhân viên. Hãy gặp
    mặt theo nhóm nhỏ hoặc trao đổi trực tiếp một đối một và nhận xét một cách chi tiết.
    • Lên lịch phản hồi. Hãy phản hồi một cách thường xuyên để nhân viên nắm được thời điểm phản hồi được đưa ra và từ đó, sắp xếp công việc cho phù hợp.
     
    4. Đảm bảo rằng bản thân đáp ứng được những tiêu chuẩn cao nhất.
     
    Tất cả chúng ta đều biết kiểu quản lý không ngừng quát tháo và than phiền một cách chua cay khi ai đó phạm sai lầm nhưng lại "cho qua" khi chính họ là người thất bại. Lý tưởng nhất hãy đòi hỏi ở mình nhiều hơn những gì mà bạn đòi hỏi ở nhân viên. Điều này có thể đem lại hiệu ứng thẩm thấu: Nhìn vào những mục tiêu, chuẩn mực mà bạn tự đặt ra cho bản thân, từ sự ngưỡng mộ và lòng tôn trọng, nhân viên sẽ muốn cạnh tranh với bạn.
     
     
     
     
    Emanvn | wikihow
     
    Ngày đăng: 26-09-2017 1,459 lượt xem