• TRỞ THÀNH QUẢN LÝ GIỎI: PHẦN 3 - GIAO PHÓ TRÁCH NHIỆM

    Bạn là quản lý là bởi vì bạn làm tốt ở phần việc của mình. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa bạn phải giỏi tất cả mọi thứ. Dưới tư cách quản lý, việc của bạn là chỉ dẫn cho người khác cách để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    1. Ủy quyền.

    Bạn là quản lý là bởi vì bạn làm tốt ở phần việc của mình. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa bạn phải giỏi tất cả mọi thứ. Dưới tư cách quản lý, việc của bạn là chỉ dẫn cho người khác cách để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    • Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ. Giao cho mọi người những nhiệm vụ có thể sửa chữa được nếu họ làm không đúng. Tận dụng cơ hội để chỉ dẫn và trao quyền cho nhân viên. Tiếp đó, từ từ giao nhiệm vụ với trách nhiệm lớn hơn một khi đã hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của họ.
    • Học cách lường trước mọi vấn đề có thể họ sẽ gặp phải. Từ đó, hướng dẫn một cách phù hợp trước khi họ bắt đầu.


    2. Phân công những nhiệm vụ khiến nhân viên phải cố gắng tối đa.

    Khi họ bắt đầu đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn và chứng tỏ được khả năng của mình, hãy giao cho họ những nhiệm vụ sẽ mở rộng kỹ năng và giúp họ tự chủ hơn trong công việc. Bạn sẽ không chỉ khám phá được nhân viên của mình có thể đảm đương đến mức độ nào mà còn giúp họ trở thành những nhân viên có giá trị hơn với công ty.

    3. Nhận trách nhiệm cho lỗi lầm của nhân viên.

    Khi ai đó dưới quyền phạm lỗi, đừng lên mặt, hãy xem như đó là lỗi của chính bạn, kể cả khi về bản chất thì không phải như thế. Điều bạn đang làm là tạo nên một văn hóa công ty mà ở đó, nhân viên cảm thấy thoải mái khi phạm lỗi. Đây là một quan niệm rất quan trọng:

    • Làm vậy cho phép nhân viên đổi mới trong làm việc để rồi, học tập hay phát triển. Những người học được từ sai lầm của họ sẽ phát triển thêm, trở thành những nhân viên tốt hơn; những người không phạm sai lầm ngay từ đầu thường là những người làm việc quá an toàn và chẳng bao giờ dám mạo hiểm, thử sức.


    4. Đừng giành công về mình.

    Hãy để nhân viên được ghi nhận vì những thành tựu mà họ đạt được. Nhờ đó, họ sẽ có thêm động lực để tiếp tục theo đuổi thành công. Quản lý giỏi cũng giống như một nhạc trưởng: việc của họ là điều phối sao cho âm nào cũng đặc sắc hết mức có thể và đồng thời, cùng nhau cộng hưởng, tạo thành một thể thống nhất. Nhạc trưởng xuất sắc là người làm gương để lãnh đạokhông cố trở nên nổi bật.

    • Điều gì xảy ra nếu bạn là kiểu quản lý "ăn cắp" ý tưởng của người khác và giả vờ như đó là của chính bạn? Bạn đã gửi thông điệp rằng bạn chỉ quan tâm đến hình ảnh của bản thân và tàn nhẫn đến mức có thể hy sinh người khác để tiến lên phía trước. Đó chẳng phải là một hình ảnh tốt đẹp và hiển nhiên, nó sẽ không thể thúc đẩy, động viên những người dưới quyền nỗ lực hơn trong công việc.
    • Có thể bạn đang nghĩ: nhận trách nhiệm cho lỗi lầm của người khác và không kể công với những gì nhân viên làm, vậy còn lại gì cho tôi? Nếu làm việc tốt và quản lý có hiệu quả, bạn không cần phải lo lắng về việc đánh bóng tên tuổi của bạn. Mọi người sẽ nhận ra những gì bạn làm. Quan trọng hơn, họ sẽ ấn tượng với việc bạn tạo động lực cho nhân viên của mình, biết cách để trở nên khiêm nhường và không cản đường người khác. Khi nỗ lực làm việc, bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.


    5. Ghi nhận sai lầm của bản thân.

    Khi mọi việc diễn ra không như kỳ vọng, hãy thừa nhận những điều mà bạn đã có thể làm khác đi và nói rõ điều đó với nhân viên của bạn. Từ đó cho họ thấy bạn cũng phạm sai lầm và cách để đối phó với sai lầm của chính mình là gì.

    • Trong nhiều trường hợp, bạn có thể làm đúng là nhờ vào các sai lầm trong quá khứ. Những lúc như vậy, hãy nói rõ với nhân viên của bạn. Chẳng hạn như: Tôi biết nhấn ở đây là vì đã gặp chuyện này khi mới vào nghề. Tôi đã phạm sai lầm khi nhấn nút xanh. Lúc đó tôi đã nghĩ: "Nó sẽ tắt hệ thống và giải quyết vấn đề, và rồi nhận ra – một cách cay đắng – rằng nó sẽ khiến vấn đề trở nên còn tồi tệ hơn!"

     

    TRỞ THÀNH QUẢN LÝ GIỎI: PHẦN 4 - TRAO ĐỔI HIỆU QUẢ

     

    Emanvn | wikihow

    Ngày đăng: 27-09-2017 1,249 lượt xem