• TRỞ THÀNH QUẢN LÝ GIỎI: PHẦN 1 - TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN

    Để hoạt động thông suốt, tổ chức nào cũng cần có hệ thống cấp bậc quản lý. Quản lý giỏi là người có khả năng hòa nhập vào môi trường xung quanh, thỉnh thoảng thực hiện một số thay đổi nhỏ nhằm đem lại hiệu quả công việc. Trở thành quản lý giỏi là lãnh đạo bằng cách nêu gương.

     

    1. Động viên mọi người.

    Tại sao họ lại làm việc ở đây?

    Điều gì giúp tổ chức của bạn giữ chân được nhân viên và ngăn họ chuyển sang đơn vị khác?

    Điều gì làm nên một ngày tuyệt vời?

    Điều gì khiến nhân viên của bạn kiên trì với tổ chức sau một ngày hay một tuần tồi tệ?

    Đừng tự cho là vì vấn đề tiền bạc – hầu hết mọi người đều phức tạp hơn thế.

    • Nhớ rằng tất cả chúng ta đều trân trọng những điều khiến ta trở nên tuyệt vời. Nếu bạn quản lý nhân viên bằng cách tôn trọng những giá trị của cả đội, họ sẽ nỗ lực hết mình để đáp lại sự tôn trọng đó.
    • Thường xuyên hỏi thăm cảm nhận của nhân viên về công việc của họ. Khuyến khích họ thành thật với bạn. Tiếp đó, hành động dựa trên câu trả lời mà bạn nhận được.
    • Đem lại những quyền lợi mà họ coi trọng. Nếu đó là sức khỏe, hãy cho họ thời gian đến phòng tập và rèn luyện cơ thể. Nếu đó là gia đình, hãy tôn trọng thời gian mà có thể họ sẽ cần để đưa đón con đi học.

     

     

    2. Giúp mọi người có tâm trạng tốt.

    Người quản lý thành công là người có khả năng nhận diện ưu điểm của nhân viên và thi thoảng đưa ra những lời khen ngợi. Đó là bởi vì họ biết rằng hạnh phúc làm nên năng suất lao động. Hãy cố làm điều đó cả công khai lẫn riêng tư.

    • Chẳng hạn như trong cuộc họp với cấp trên, hãy đề cập đến việc mà một trong những nhân viên của bạn đã làm tốt. Nếu tình cờ người cấp trên này nhắc đến chuyện này với nhân viên đó, nhiều khả năng nhân viên sẽ cảm thấy sự trân trọng và nỗ lực khen ngợi họ từ bạn. Những lời khen ngợi như vậy sẽ luôn được ghi nhận.
    • Khen riêng với nhân viên về việc mà họ đã làm tốt. Hãy nói với họ khi có dịp và đi thẳng vào chi tiết. Dù ngắn đến đâu, một cuộc trò chuyện riêng tư cũng có thể tác động tích cực đến tâm trạng của người nghe và giúp họ trở nên năng nổ hơn trong công việc.

     

    3. Thi thoảng nhắc để nhân viên biết bạn trân trọng họ đến thế nào.

    Chỉ việc ra ngoài và nói điều đó.

    Mời họ đi uống cà phê và cho họ biết bạn ghi nhận điều gì ở họ: làm việc chăm chỉ, động viên những người khác một cách hiệu quả, dễ tiếp thu, tuân thủ nguyên tắc hay nỗ lực trên cả kỳ vọng, luôn làm bạn vui, v.v.

    Khi ý thức được bản thân được trân trọng đến mức nào, nhân viên sẽ nỗ lực hơn, yêu thích những điều mình làm và truyền niềm hạnh phúc tinh thần ấy cho những người khác nữa.

     

    TRỞ THÀNH QUẢN LÝ GIỎI: PHẦN 2 - ĐẶT MỤC TIÊU

     

    Emanvn | wikihow

    Ngày đăng: 26-09-2017 1,860 lượt xem