• TRỞ THÀNH QUẢN LÝ GIỎI: PHẦN 5 - ĐỀ CAO CHỦ NGHĨA QUÂN BÌNH

    Hầu hết chúng ta không công bằng như ta muốn. Trong nhiều trường hợp, sự thiên vị diễn ra ở tận sâu trong tiềm thức. Chúng ta thường dành nhiều ghi nhận tích cực hơn cho một người theo một cách nào đó, gợi nhớ đến chính chúng ta và những người thật sự thích chúng ta hơn là những cá nhân đem lại đóng góp lớn nhất cho tổ chức.

    1. Đối xử với mọi người như nhau.

    Hầu hết chúng ta không công bằng như ta muốn. Trong nhiều trường hợp, sự thiên vị diễn ra ở tận sâu trong tiềm thức. Chúng ta thường dành nhiều ghi nhận tích cực hơn cho những người theo một cách nào đó, gợi nhớ đến chính chúng ta và những người thật sự thích chúng ta hơn là những cá nhân đem lại đóng góp lớn nhất cho tổ chức. Về lâu về dài, nhóm sau mới là những người đi xa nhất trong việc đạt được mục tiêu đề ra của công ty. Vì vậy, hãy kiểm soát cẩn thận hành vi của chính bạn và đảm bảo rằng bạn đã không vô tình bất công với họ, kể cả khi cảm thấy sự ghi nhận tích cực của bạn sẽ không có ảnh hưởng gì đến họ. Một số người có khuynh hướng né tránh phản hồi tích cực. Dù vậy, họ vẫn ghi nhận chúng.

     

    2. Đối xử tốt với nhân viên của bạn.

    Khi bạn tốt với nhân viên và nhân viên hài lòng với công việc của mình, họ sẽ chuyển sự tử tế đó đến khách hàng và đem lại sự hỗ trợ vô giá cho hình ảnh công ty của bạn. Hoặc, có thể họ sẽ làm tương tự cho nhân viên của họ và duy trì văn hóa công ty tích cực.

    Lời khuyên

    • Hãy đối tốt với đội của bạn. Không có họ, bạn sẽ chẳng thể thành công.
    • Đừng quát tháo cả phòng vì lỗi lầm của một người. Ví dụ, bạn nhận thấy Hạnh thường đi làm trễ. Thay vì gửi email cảnh báo, nhắc nhở tất cả mọi người đi làm đúng giờ, hãy trao đổi riêng với Hạnh.
    • Tránh yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Hãy tôn trọng thời gian cũng như những trách nhiệm cá nhân của họ và rồi họ sẽ đền đáp bằng cách đem lại những kết quả làm việc xuất sắc cho quản lý và tổ chức.
    • Mừng thành công cùng đội, dù đó chỉ là cái đập vai khích lệ, mời họ đi ăn trưa hay cho phép họ được nghỉ buổi chiều.
    • Trước khi sử dụng những biện pháp quyết liệt như hủy hợp đồng, hãy xem xét việc thuyên chuyển nhân viên sang phòng khác. Có thể họ sẽ thành công trong môi trường mới.
    • Đừng bao giờ công khai khiển trách nhân viên, dù cho họ xứng đáng với điều đó đến thế nào đi nữa.
    • Nếu việc kết thúc hợp đồng là hoàn toàn cần thiết, đừng tự động nói không tốt về nhân viên của bạn. Có thể chỉ đơn giản là công việc đó không phù hợp với họ. Hãy nhấn mạnh ưu điểm và kỹ năng mà họ có.
    • Can thiệp ngay khi có mâu thuẫn giữa các nhân viên. Đừng phớt lờ vấn đề hay gợi ý họ tự giải quyết với nhau. Trong tình huống này, nhân viên thường cảm thấy bị mắc kẹt và bất lực, đặc biệt là khi người kia có cấp bậc hoặc thâm niên cao hơn. Hãy thu xếp gặp mặt riêng từng người và rồi tổ chức một buổi trao đổi chung. Nhờ đến người hòa giải nếu cần thiết. Thay vì lời than phiền chung chung, hãy giải quyết những vấn đề cụ thể. "Tôi bực bội vì đã giúp đỡ Mạnh khi cậu ấy bị chậm tiến độ nhưng cậu ấy lại chẳng bao giờ làm vậy với tôi" là một vấn đề cụ thể. "Tôi không thích thái độ của Mạnh" là một lời than phiền chung chung.
    • Trở thành một người quản lý tốt không có nghĩa là trở thành người cả nể. Nếu một nhân viên không ngừng vượt quá giới hạn hoặc không thể đáp ứng được kỳ vọng, hãy phản hồi theo kiểu “bánh mì kẹp thịt” hay trao đổi bất bạo động nhằm chấn chỉnh tình hình. Nếu thất bại, hãy cân nhắc sa thải họ.
    • Những ngày mưa bão sẽ ảnh hưởng đến nhân viên có con nhỏ. Nhà trẻ hoặc trường học có thể sẽ đóng cửa. Bạn có nên cho phép nhân viên mang con đến nơi làm việc trong những ngày này? Hãy kiểm tra với phòng Nhân sự bởi có thể sẽ có vấn đề về an toàn hoặc bảo hiểm. Việc tôn trọng thời gian và đời sống riêng tư của nhân viên là vô cùng quan trọng.

     

    Emanvn | wikihow

    Ngày đăng: 27-09-2017 1,100 lượt xem