-
NHÀ QUẢN LÝ, HÃY HỌC CÁCH GIAO VIỆC!
Giao việc là chuyện tưởng dễ như bỡn đối với nhà quản lý? Ai mà chẳng biết giao việc! Nhận và làm thì mới khó chứ giao thì khó gì! Thật vậy không? Thường, khi nói đến giao việc, nhiều người chỉ nghĩ đến việc gọi NV lên, bảo phải làm gì là xong, và kết quả thì ...
Ai cho sếp lương thiện ???
1. Hôm nào giao việc, hướng dẫn rõ ràng, nhân viên cũng dạ dạ em hiểu, hẹn deadline các kiểu, trong lúc làm cũng không hỏi han thêm gì. Đúng hôm deadline đưa bản final khác hẳn ý hôm trước.
2. Sếp bảo làm 1 việc mới làm được một nửa đã làm việc khác giùm người này người kia. Xong quên luôn việc sếp cần gấp. Hỏi đến thì dạ em quên, em nghĩ anh không cần ngay.
3. Qua bàn sếp thì không cầm theo giấy bút ghi chú cho kỹ. Sếp nói A về nhớ B rồi làm XYZ.
4. Mail sếp gửi ra một ngày không thèm trả lời. Hỏi đến, dạ hôm nay em quên check mail ạ. *kèm theo đôi mắt ướt lệ*
5. Trình giấy tờ, chứng từ thì lần nào cũng phải trả về. Đến đoạn gửi hẳn mail thứ tự các việc phải làm, các giấy tờ cần cho một bộ hồ sơ, nhưng lúc trình vẫn làm sai.
6. Phòng mười mấy có khi hai mấy nhân viên, mà đến trình bày một việc không đầu không đuôi. Hỏi thì lại trả lời “Hôm qua trong thang máy em có nói với anh rồi đó anh”.
7. Hỏi cùng một việc đến “n” lần.
...
Nếu bạn cũng gặp tình trạng như vậy, hãy thực hiện:
12 BƯỚC GIAO VIỆC HIỆU QUẢ
Giao việc là chuyện tưởng dễ như bỡn đối với nhà quản lý? Ai mà chẳng biết giao việc! Nhận và làm thì mới khó chứ giao thì khó gì! Thật vậy không?
Thường, khi nói đến giao việc, nhiều người chỉ nghĩ đến việc gọi NV lên, bảo phải làm gì là xong, và kết quả ... như trên. Tôi cho rằng, giao việc cũng khó không kém gì nhận việc; thậm chí còn khó hơn, vì đòi hỏi kỹ năng cao hơn!
Bước 1: CHỌN NGƯỜI PHÙ HỢP
• Đáp ứng năng lực?
• Có đam mê / Thích làm việc đó?
• Người đó phù hợp hoàn cảnh hoặc là phương án nhân sự tốt nhất hiện có?
Bước 2: CHỌN THỜI ĐIỂM PHÙ HỢP
• Tâm trạng đang ổn hay đang căng thẳng, buồn phiền, mệt mỏi?
Bước 3: CHỌN KHÔNG GIAN PHÙ HỢP
• Nơi đó có đang quá ồn ào, nóng bức, quá đông người?
Bước 4: GIẢI THÍCH RÕ CÔNG VIỆC
• Làm rõ bối cảnh, nội dung công việc.
• Làm rõ nguồn lực cho phép.
Bước 5: LÀM RÕ KỲ VỌNG
• Làm rõ mục tiêu cần đạt, kết quả đầu ra là gì?
Bước 6: KIỂM TRA LẠI THÔNG TIN
• Xác nhận lại thông tin với người đó những gì mình được nghe?
Bước 7: HƯỚNG DẪN SƠ BỘ CÁCH LÀM
• Nếu cần thiết !
Bước 8: ĐỘNG VIÊN TINH THẦN
• Động viên và thể hiện niềm tin người đó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Bước 9: NHẮC LẠI MỤC TIÊU & THỜI HẠN
• Nhắc lại một lần nữa những mục tiêu chính yêu cầu cho người đó làm?
• Nhắc lại các hạn chót phải hoàn thành (deadline)?
Bước 10: YÊU CẦU TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH
• Người đó trình bày kế hoạch, lộ trình thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản (tùy theo mức độ phức tạp, tầm quan trọng, tính khẩn cấp của công việc)?
Bước 11: GIÁM SÁT & HỖ TRỢ
• Tự mình hoặc cử người theo dõi giám sát, chấn chỉnh, nhắc nhở, hỗ trợ khi cần.
Bước 12: ĐÁNH GIÁ, GHI NHẬN & KHEN THƯỞNG
• Kiểm tra, đánh giá kết quả ?
• Ghi nhận, khen thưởng, kỷ luật ?
Chú ý không được bỏ qua các mục 5, 6, 9.
---
TS Nguyen Huu Long
Ngày đăng: 19-09-2017 1,462 lượt xem
Tin liên quan
- TRỞ THÀNH QUẢN LÝ GIỎI: PHẦN 2 - ĐẶT MỤC TIÊU
- TRỞ THÀNH QUẢN LÝ GIỎI: PHẦN 1 - TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN
- INTERNET MARKETING: 3 XU HƯỚNG KHÔNG THỂ BỎ QUA
- CÁC CÔNG VIỆC PHÒNG NHÂN SỰ CẦN LÀM DƯỚI GỐC NHÌN CỦA THÁP NHU CẦU
- TRƯỚC KHI BẠN CHUYỂN VIỆC
- PHÒNG NHÂN SỰ SẼ LÀM NHỮNG GÌ?
- 10 TẢNG BĂNG TRÔI LÀM HỎNG DỰ ÁN CỦA BẠN
- LÀM HÀNH CHÍNH LÀ LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
- MÔ TẢ SẢN PHẨM ĐÚNG CÁCH ĐỂ GIÚP TĂNG DOANH SỐ BÁN HÀNG
- TÌM NHÀ QUẢN LÝ – RÈN HAY TUYỂN?
- MỘT CÁCH NHÌN KHÁC VỀ ĐÀO TẠO HỘI NHẬP
- 6 CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO
- CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
- TRỞ THÀNH LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ
- ĐỂ NHÂN VIÊN CỦA BẠN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ NHƯ NGƯỜI ĐỨC