• 6 CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO

    Mô hình 6 cấp độ lãnh đạo được dựa trên 02 nền tảng nghiên cứu năng lực lãnh đạo uy tín: • “05 cấp độ lãnh đạo” – John Maxwell. • “Từ tốt đến vĩ đại” – Jim Collins. Bạn càng ở lâu tại cấp độ 1, sự tín nhiệm của nhân viên với bạn sẽ càng giảm, và họ sẽ ra đi. Ở lại cấp độ 2 quá lâu sẽ khiến những người có động lực cao trở nên hiếu động không cần thiết, dễ sinh ra bè phái.

     

    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT CHO TỪNG CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO

     

    # Cấp 1: POSITION (Lãnh đạo bằng chức vụ, quyền hành)

    • NV theo bạn vì họ “phải theo”, vì bạn đang là “cấp trên” của họ, vì bạn đang có “quyền hành” trong tay.
    • Ảnh hưởng của bạn sẽ không được mở rộng vượt quá ranh giới công việc của bạn.

    Đặc điểm

    • NV làm việc không nhiệt tình, hay đổ thừa, đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm.
    • Tính kỷ luật và cam kết thấp.

    sadKhông nên ở quá lâu tại cấp độ này: "Bạn càng ở lâu tại cấp độ này, sự tín nhiệm của nhân viên với bạn sẽ càng giảm, và họ sẽ ra đi".

     

    # Cấp 2: PERMISSION (Lãnh đạo bằng mối quan hệ, tình cảm)

    • NV theo bạn vì họ “muốn theo” hơn là do uy tín hiện có của bạn.
    • Cấp độ này là sự tạo cảm hứng cho công việc.

    Đặc điểm

    • NV trong phạm vi bộ phận của bạn làm việc nhiệt tình, sôi nổi, nhất là khi có bạn cùng tham gia.
    • Bộ phận của bạn có tinh thần giúp đỡ nhau, hay chia sẻ, động viên… trong công việc cũng như trong cuộc sống.

    sadKhông nên ở quá lâu tại cấp độ này: "Ở lại quá lâu sẽ khiến những người có động lực cao trở nên hiếu động không cần thiết, dễ sinh ra bè phái".

     

    # Cấp 3: PRODUCTION (Lãnh đạo bằng năng suất, hiệu quả)

    • NV đi theo bạn vì họ thích bạn và thích những gì bạn đã làm cho tổ chức.
    • Đây là một nơi mà hầu hết mọi người cảm nhận được sự thành công.
    • Các vấn đề được giải quyết dễ dàng vì đã có động lực từ bạn.

    Đặc điểm

    • NV được chỉ rõ trách nhiệm, quyền lợi, mục tiêu, kết quả công việc cụ thể để phấn đấu.
    • Tính trách nhiệm và cam kết của NV tốt.
    • Bộ phận và NV có kế hoạch làm việc rõ ràng. Bạn sâu sát với NV, hỗ trợ, động viên, khích lệ họ kịp thời.

    smiley"Thành công được cảm nhận bởi người khác, họ thích bạn và thích nhiệm vụ của bạn, và các vấn đề được dễ dàng giải quyết.”

     

    # Cấp 4: PEOPLE DEVELOPMENT (Lãnh đạo bằng phát triển năng lực đội ngũ)

    • NV đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ.
    • Đây là sự phát triển lâu dài cho tổ chức.

    Đặc điểm

    • Bạn dành nhiều thời gian để đào tạo, kèm cặp, hướng dẫn NV.
    • Bạn chủ động giao quyền, ủy quyền, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi NV phát huy tối đa tiềm năng, điểm mạnh.
    • NV được hướng dẫn lộ trình phát triển nghề nghiệp, năng lực cần rèn luyện rõ ràng. Bạn cũng chuẩn bị người kế thừa.

    smiley"Cam kết phát triển thế hệ lãnh đạo kế tiếp của bạn sẽ đảm bảo sự phát triển cho tổ chức và cho mọi người. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để phát triển nó".

     

    # Cấp 5: PERSONHOOD (Lãnh đạo bằng tấm gương hình mẫu)

    • NV đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì.

    Đặc điểm

    • NV kính phục “năng lực”, “phẩm chất” và “con người” thật sự của bạn. Họ có “lòng tin” ở bạn.
    • Tính trách nhiệm, cam kết, nhiệt huyết và các giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp được thể hiện rất rõ, từ cấp QL đến cấp NV.
    • Các bộ phận phối hợp, hợp tác với nhau rất tốt. Tất cả vì mục tiêu, lợi ích chung.

    smiley"Nó chỉ dành cho những nhà lãnh đạo đã dành nhiều năm phát triển con người và tổ chức, nhưng không nhiều người có được điều này".

     

    # Cấp 6: PRESERVATION & PROGRESS (Lãnh đạo bằng gìn giữ hệ thống cốt lõi và cải tiến không ngừng)

    • Các giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, nguyên tắc làm việc, định hướng chiến lược được hiểu rõ từ cấp QL đến NV.
    • Công ty có đội ngũ kế thừa, từ QL cấp cao đến QL cấp trung.
    • Công ty không ngừng cải tiến, đổi mới và phát triển bền vững, dựa trên hệ thống và nền tảng cốt lõi đã được xây dựng.

    smileyXây dựng đội ngũ đạt từ cấp độ 3 trở lên và thực hiện được điều này, tổ chức của bạn sẽ phát triển bền vững.

    Bạn đang ở cấp độ nào?

    Việc phát triển khả năng lãnh đạo cũng chính là việc tiến dần qua các cấp độ lãnh đạo nêu trên.

       Từ một nhân viên, bạn sẽ được thăng tiến lên một vị trí cao hơn, đó là lúc bạn ở cấp độ 1, bạn có quyền lực, bạn có nhân viên, bạn có các áp lực. Đây là cấp độ đầu tiên mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng trải qua, tuy nhiên ngắn hay dài sẽ quyết định việc bạn có tiến lên các nấc tiếp theo hay không. Cho nên tại cấp độ này, hãy phấn đấu, hãy khiêm tốn, hãy nỗ lực để vươn lên cấp độ thứ 2 để đạt được thành quả đầu tiên: nhân viên từ phải phục tùng chuyển sang thừa nhận bạn làn người lãnh đạo họ và họ muốn bạn lãnh đạo họ. Nhưng đừng dừng chân quá lâu tại cấp độ này, hãy cố gắng tiến lên cấp độ thứ 3, bạn là người khiến cho nhân viên “tâm phục” vì bạn đã mang lại lợi ích cho họ, ai cũng muốn đi theo người sẽ mang đến thành công hay kết quả cuối cùng, không ai muốn đi theo người không mang lại cho họ cái gì.

       Tại cấp độ thứ 3, bạn là một nhà lãnh đạo tốt, bạn khiến mọi người có động lực làm việc, phấn đấu vì những kế quả bạn sẽ mang lại. Nhưng để tổ chức của bạn phát triển và vững mạnh, hãy là nhà lãnh đạo cấp 4, một nhà lãnh đạo giỏi không thể mang đến sự thịnh vượng lâu dài và bền vững mà cần một tập thể lãnh đạo, bạn cần phát triển nhân viên của bạn để họ trở thành lớp kế cận cho bạn, hỗ trợ bạn, học hỏi từ bạn để phát triển tổ chức của bạn.

       Còn bạn muốn trở thành huyền thoại, ghi dấu ấn trong lịch sử? Hãy là nhà lãnh đạo cấp 5, bạn là một cá nhân, bạn cũng là biểu tượng của tổ chức, không những thế, bạn đại diện cho cả một giá trị riêng biệt.

     

    Emanvn

    Ngày đăng: 19-09-2017 6,507 lượt xem