-
CÔNG NGHỆ CHỐNG SAY RƯỢU, HOẶC NGỦ GẬT - KHI LÁI XE
Ai cũng biết ngủ gật hay say rượu khi lái xe là một việc hết sức nguy hiểm. Nhưng làm cách nào để kiểm soát cơn buồn ngủ hay cảm giác mất thăng bằng do say rượu? Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, ngày nay nhiều thiết bị đã được phát minh giúp lái xe không rơi vào tình trạng ngủ gật hoặc say rượu khi lái xe. Và bạn sẽ tự cứu mình khỏi mọi nguy cơ tai nạn do ngủ gật hoặc say rượu gây ra.
1. Điều gì xảy ra khi bạn say rượu?
- Mất thăng bằng, phản xạ chậm: không kiểm soát được tâm trạng, phản xạ bị chậm dần đi, giảm trí nhớ, mất thăng bằng loạng choạng.
- Ở nồng độ cao, rượu gây rối loạn tâm thần, mất điều hòa, không tự chủ được hành động và có thể bị hôn mê, ức chế hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng khi nồng độ rượu trong máu quá cao.
- Dẫn đến lái xe không cân bằng, không cảm nhận được tốc độ nhanh chậm, không quan sát kỹ để phản ứng tình huống, bỏ qua các tín hiệu cảnh báo giao thông, phản ứng không chính xác, chậm do mất cảm giác.
2) Điều gì xảy ra khi bạn buồn ngủ?
- Không phải lúc nào chúng ta cũng duy trì sự tỉnh táo khi điều khiển vô lăng. Đôi khi do công việc áp lực, do mệt mỏi vì thiếu ngủ triền miên...bạn có thể buộc phải lên xe với đầu óc gà gật. Nếu tiếp tục lái xe khi không thể làm chủ cơn buồn ngủ ập đến, bạn bỏ qua hết các quan sát tình huống, tín hiệu cảnh báo, với tốc độ cao chỉ 1 giây thôi đã thấy hậu quả, bạn sẽ đối mặt với rất rất nhiều hiểm nguy.
- Buồn ngủ khi lái xe là vấn đề ai cũng gặp trong những chuyến đi đường dài.
- Những thói quen chúng ta hay làm để đối phó với tình trạng buồn ngủ khi lái xe nhưng chỉ tạm thời là: Đứng đầu là việc uống các loại nước có chất cà-phê-in, tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng tạm thời chứ không giúp chúng ta thoát khỏi trạng thái lờ đờ. Tiếp theo thói quen hạ cửa kính hay mở cửa sổ trời sunroof, dừng lại và tập thể dục nhẹ, bật nhạc to, giảm nhiệt độ bên trong xe, hút thuốc, lau mặt với nước.
- Trong đó chỉ có đổi tài, hoặc dừng lại là có hiệu quả.
3) Điều gì xảy ra đối với người ngồi trong ôtô khi gặp tai nạn?
- Khi đang lái xe, bạn có động năng (lực đẩy về phía trước) và đó là năng lượng bạn có khi di chuyển, tiến sĩ Logan giải thích trên StudentEdge. Thông thường, khi muốn dừng xe, bạn phải loại bỏ động năng đó bằng cách đạp chân phanh. Trong trường hợp này, động năng giải phóng qua ma sát dưới dạng nhiệt (thắng lại). Tuy nhiên, trong một vụ tai nạn, sự chuyển đổi này không kịp xảy ra. Mặc dù xe là phần vỏ bảo vệ, nó hấp thụ bớt 1 phần, nhưng vẫn còn 1 phần lực rất lớn tác động, khiến các cơ quan bị tổn hại nghiêm trọng từ bên trong, chưa kể các xây xướt bên ngoài.
- Đầu tiên, tùy thuộc vào tác động của tai nạn, bạn có thể bị gãy xương cổ. Nếu va chạm ở tốc độ cao hơn, bạn tiếp tục bị phá vỡ xương sườn. "Bạn càng hấp thụ nhiều năng lượng hơn trên xương sườn thì càng có nhiều xương sườn sẽ bị gãy", Logan nói thêm.
Một khi đã vỡ toàn bộ xương sườn, ngực sẽ mất cấu trúc và phổi bắt đầu bị ảnh hưởng. Lúc này, mọi thứ trở nên kinh khủng. Nạn nhân sẽ bị tràn khí màng phổi. Đó là một trong những chấn thương đầu tiên xảy ra trong một vụ đâm xe trực diện với tốc độ cao.
Nhưng đó chỉ là những gì xảy ra với vụ tai nạn đâm trực diện phía trước. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi xe bị va chạm bên hông?
Trong một tai nạn trực diện, bạn đôi khi sẽ giảm thiểu được tổn thương bởi toàn bộ mặt trước của chiếc xe đã chống chọi. Khi có va chạm bên hông, tất cả những gì bảo vệ bạn chỉ là cánh cửa xe dày 10 cm hoặc 15 cm.
"Cơ thể của bạn đang bị nghiền nát từ một bên. Bạn sẽ bị chấn thương nghiêm trọng hơn nhiều ở ngực và thân trên. Bạn bị gãy xương sườn nhiều hơn, thiệt hại nặng nề ở phổi và các cơ quan nội tạng. Bạn cũng bị gãy xương chậu nghiêm trọng", Tiến sĩ Logan nói.
Đôi khi sử dụng sai dây an toàn cũng có thể gây thương tích nghiêm trọng. Nếu bạn cài dây an toàn không đúng cách, khi gặp tai nạn dây an toàn sẽ áp lực lên phần bụng và các cơ quan như lá lách, gan và dạ dày sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí dây an toàn có thể cứa đứt chúng. Nếu ruột bị vỡ, chất thải chảy tràn vào bên trong cơ thể gây nhiễm trùng, nhiễm trùng máu, khi ấy thật sự tồi tệ.
Tuy nhiên, bạn không thể lái xe mà không cài dây an toàn. Khi chiếc xe bắt đầu giảm tốc, cơ thể di chuyển về phía trước, dây an toàn được thiết kế để hỗ trợ bạn và ngực không tiếp xúc hay va chạm với vô lăng. Nếu không cài dây an toàn, khi va chạm thì cơ thể bạn, nhất là đầu có thể văng tới trước nằm ở trên kính chắn gió.
"Đầu là thứ duy nhất chúng ta phải bảo vệ", Tiến sĩ Logan nhấn mạnh. Bạn có thể sống với những vết thương ở hầu hết các phần khác của cơ thể, nhưng không thể sống với những vết thương trên đầu. Nó là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất cho chất lượng cuộc sống của bạn trong thời gian dài.
- "Năng lượng trong một vụ va chạm tỷ lệ với bình phương của tốc độ. Vì vậy, tăng gấp đôi tốc độ xe từ 50 km một giờ đến 100 km một giờ làm tăng lượng năng lượng phải được giải phóng tăng lên 4 lần. Gấp ba tốc độ có nghĩa là chín lần năng lượng", ông giải thích.
Nếu bạn chỉ tăng tốc độ của xe từ 70 km lên 10% là 77 km, thì năng lượng hấp thụ tăng 20%. Vì vậy, các vết thương không chỉ tồi tệ hơn 10% mà đến hơn 20%. Nếu bạn giảm tốc độ xuống 10%, thương tích giảm 20%. "Điều này cho thấy những thay đổi nhỏ về tốc độ có ảnh hưởng lớn đến hậu quả, cả tích cực và tiêu cực", Logan nói. "Đó là lý do tại sao tôi thấy mình lái xe rất giỏi, làm chủ tốc độ ở mọi lúc", tiến sĩ Logan cười nói nhưng không hề đùa cợt.
4) Các công nghệ chống say rượu khi lái xe
- Hệ thống này gồm 2 bộ cảm biến, đo nồng độ cồn trong hơi thở và trên da của tài xế, nếu vượt quá 0,08% động cơ xe sẽ tự động tắt.
Hơi thở của bạn sẽ được hút vào các cảm biến.
Cảm biến sẽ nhận biết cồn trong hơi thở.
Ngoài ra, một cảm biến khác chiếu tia hồng ngoại vào phần da tiếp xúc.Và xác định cồn trong mao mạch. Việc xác định này diễn ra trong 1 giây.
Khi phát hiện cồn vượt quá 0,08% động cơ sẽ tắt.
5) Các công nghệ chống ngủ gật khi lái xe
Có hai dạng thiết bị giúp phát hiện dấu hiệu ngủ gật:
- Dạng đeo lên tai lái xe: 10 tới 20 USD (tương đương 222.000 - 444.000 đồng). Những nhãn hiệu như Nap Zapper, No Nap hay Doze Alert. Bất cứ khi nào lái xe có dấu hiệu ngủ gật, máy sẽ phát âm thanh cảnh báo để đánh thức.
Nếu phát hiện lái xe đang mất tập trung, thiết bị sẽ cảnh báo liên tục bằng tiếng bíp và những lời nói nhắc nhở. Thiết bị phù hợp cho những tài xế trẻ, lái xe đêm khuya, hoặc người lái xe đường dài trong tình trạng sức khỏe không ổn định.
- Và dạng gắn trên xe như một hệ thống hỗ trợ người lái nhận biết dấu hiệu buồn ngủ. Máy không cần kết nối mạng và có thể hoạt động 24/7, được bán từ cuối tháng 12/2018 với giá là 99 USD (hơn 2 triệu đồng). Máy được trang bị hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ máy học.
Sản phẩm được gắn vào kính chắn gió để dễ dàng theo dõi khuôn mặt của bạn khi đang lái xe. Máy sẽ phân tích tần suất chớp và chuyển động mắt, biểu cảm khuôn mặt như ngáp hoặc số lần rời mắt khỏi đường để xác định xem tài xế đang tỉnh táo, buồn ngủ hay phân tâm.
Ngoài ra một số hãng xe đã trang bị thiết bị chống ngủ gật là hệ thống được lắp trên xe, với camera và màn hình cảm biến. Có thể kể tới một số hãng xe sang đã sử dụng hệ thống tiện dụng này như:
Hãng Mercedes-Benz: Thiết bị Attention Assist sử dụng bộ điều khiển động cơ để giám sát các thay đổi về điều khiển vô lăng và hành vi lái xe của người ngồi trên xe, báo động khi cần thiết.
Hãng Lexus: gắn camera tại bảng táp lô để quan sát gương mặt của lái xe thay vì hành vi của người đó, cảnh báo lái xe khi phát hiện dấu hiệu buồn ngủ.
Hãng Volvo: Hệ thống Driver Alert Control cũng chính là hệ thống cảnh báo sai làn: giám sát và hỗ trợ lái xe đi đúng làn đường, cảnh báo khi phát hiện dấu hiệu lấn làn.
Hãng Saab: sử dụng hai camera tại buồng lái để quan sát cử động mắt của lái xe, cảnh báo bằng thông điệp chữ tại bảng táp lô và thông điệp âm thanh nếu lái xe vẫn buồn ngủ.
Một hệ thống mới lại áp dụng phương pháp nhận biết thông qua cảm biến lực nắm tay hứa hẹn mang lại tính chính xác cao hơn. Công nghệ dựa trên nguyên tắc: khi người lái xe tỉnh táo, họ sẽ nắm chặt tay lái hoặc thường xuyên di chuyển tay trên đó. Tuy nhiên, nếu anh ta rơi vào trạng thái buồn ngủ hay một trạng thái mất kiểm soát đột ngột nào đó, áp lực của bàn tay lên tai lái sẽ giảm đi hoặc tay của họ ít di chuyển hơn.
-----
TÓM LẠI
- Trong trường hợp ngủ gật mà chưa có thiết bị hỗ trợ: Để có một chuyến đi an toàn thì chúng ta chỉ nên lái liên tục 2 tiếng hoặc tối đa 3 tiếng là dừng lại nghỉ ngơi. Khi tình trạng buồn ngủ bắt đầu xảy ra nhận biết bằng các cử chỉ như: ngáp, nháy mắt nhiều hơn bình thường, gặp khó khăn để giữ mắt mở liên tục thì chúng ta không nên cố tiếp tục lái mà tốt hơn là dừng lại chợp mắt nhanh trong 15-30 phút. Tranh thủ bổ sung các thức uống có cà-phê-in trước khi chợp mắt để cà-phê-in có thời gian "ngấm" vào giúp chúng ta tỉnh táo hơn trong hành trình tiếp theo. Hãy bảo vệ tính mạng của bản thân mình và của người khác.
- Trong trường hợp có uống rượu bia, nên nhớ:
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. 1 đơn vị này tương đương 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); 1 vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai (lon) bia (330 ml).
Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu/hơi thở còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người.
Như vậy, đối với người điều khiển xe máy, mô tô - dừng ở mức 1 lon + 1/2 lon thì đảm bảo dưới mức bị phạt (uống giải khát vui vẻ tí thôi).
Còn đối với người điều khiển ô tô thì CẤM TUYỆT ĐỐI sử dụng rượu bia và các chất kích thích có còn, không được uống khi lái xe dù chỉ 1 giọt.
----
Theo Nghị định 46 của Chính phủ áp dụng từ ngày 01.08.2016, mức phạt nồng độ cồn mới nhất theo khung dưới đây:
Lỗi vi phạm
Mức phạt
Xe máy, mô tô
Nồng độ cồn từ 50 -80miligam/100ml máu hoặc 0,25-0,4 miligam/1 lít khí thở.
1.000.000 -2.000.000
( tước GPLX 1-3 tháng)
Nồng độ cồn quá 80miligam/100ml máu hoặc 0,4miligam/1 lít khí thở.
3.000.000-4.000.000
(tước GPLX 3-5 tháng)
ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
2.000.000 - 3.000.000
(tước GPLX 4-6 tháng)
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
8.000.000 - 12.000.000
(tước GPLX 4-6 tháng)
Nồng độ cồn quá 80 miligam/100 ml máu hoặc quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
16.000.000 - 18.000.000
(tước GPLX 4-6 tháng)
Riêng lỗi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị phạt 16.000.000 - 18.000.000
Ngoài các hình phạt về tiền và tước gplx, tất cả các trường hợp vi phạm về lỗi nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe trong vòng 01 tuần.
Hãy chủ động gởi lại xe và đi về bằng xe dịch vụ là biện pháp an toàn nhất cho bản thân mình và những người xung quanh.
Emanvn TH
Ngày đăng: 20-05-2019 3,022 lượt xem
Tin liên quan
- Các ngành học kỹ thuật phù hợp với xu hướng AI 2030
- Những bộ óc vĩ đại đã làm thay đổi cuộc sống
- AI - nguồn cơn của đợt đại sa thải công nghệ mới 2024
- Tại sao xe máy không dùng động cơ dầu diesel?
- AI SẼ DẪN ĐẦU AI ?
- AI-ChatGPT lại làm mọi người kinh ngạc ?
- ROBOT LUẬT SƯ
- Nghĩ rằng jK8v!ge4D là mật khẩu mạnh? Có lẽ anh em đã sai rồi!
- NHỮNG CÔNG NGHỆ NÀO SẼ THAY ĐỔI CẢ THẾ GIỚI TRONG TƯƠNG LAI GẦN?
- SẢN XUẤT THÔNG MINH LÀ GÌ?
- NHÀ MÁY ROBOT TỰ SẢN XUẤT RA ROBOT
- VINFAS - MÔ HÌNH CỦA CHÚNG TÔI LÀ ĐI THẲNG 4.0, BẰNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN, TẠO RA GIÁ TRỊ VÀ ĐẦU TƯ VƯỢT BẬC
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO SẼ THAY THẾ NHIỀU CÔNG VIỆC, SONG NÓ CŨNG SẼ TẠO RA ĐƯỢC NGẦN ẤY CÔNG VIỆC MỚI
- CHUỖI CUNG ỨNG APPLE HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
- eBAY 'VỞ TRẬN' DƯỚI BÀN TAY JACKMA