• BỨC THƯ HIỆU TRƯỞNG GỞI CÁC BẬC LÀM CHA MẸ

    Zainab Sonia Gilani, một phụ huynh Pakistan, là một trong số nhiều người chia sẻ bức thư trên mạng xã hội cùng thông điệp: "Cầu cho tất cả các bậc cha mẹ, kể cả tôi, sẽ hiểu được chiều sâu của thông điệp này".

    Bức thư được đăng trên mạng xã hội Reddit từ năm 2016, vẫn còn những suy đoán về nguồn gốc, nhưng bức thư đã được chia sẻ rộng rãi trên phương tiện truyền thông, mạng xã hội khắp thế giới trong vòng 2 năm qua, tạo nên phản ứng tích cực từ các tổ chức và các cá nhân.

    Bất kể nguồn gốc của lá thư từ đâu, có từ bao giờ, thì không ai phủ nhận thông điệp sâu sắc đằng sau vẫn còn nguyên giá trị: "Đừng chạy theo thành tích, quá đặt nặng điểm số của các bài kiểm tra như cách chúng ta thường làm".

    Nhắn nhủ các bậc cha mẹ đừng quá coi trọng điểm số. Thành công trong tương lai của con họ không hoàn toàn gắn kết vào những con điểm trong các kỳ thi như thế này.

    Zainab Sonia Gilani, một phụ huynh Pakistan, là một trong số nhiều người chia sẻ bức thư trên mạng xã hội cùng thông điệp: "Cầu cho tất cả các bậc cha mẹ, kể cả tôi, sẽ hiểu được chiều sâu của thông điệp này".

    Bức thư hiệu trưởng gửi phụ huynh có nội dung như sau: 

     

    "Các bậc phụ huynh kính mến,

    Kỳ thi của các em học sinh đang tới gần. Chúng tôi biết rằng các vị đều đang mong cho con mình sẽ giành được kết quả cao trong kỳ thi này.

    Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kỳ thi, có người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về toán.

    Có người sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh.

    Có người sẽ là một nhạc sĩ, người mà với họ, môn Hoá học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều.

    Có người sẽ là một vận động viên, người mà việc rèn luyện thể chất sẽ quan trọng hơn là môn vật lý, giống như vận động viên Schooling của chúng ta.

    Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con.

    Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn thế.

    Hãy nói với con rằng, dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét.

    Xin hãy làm như vậy, và nếu các vị thực hiện điều đó, hãy chờ xem con mình chinh phục thế giới. Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con.

    Và, làm ơn đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này.

    Trân trọng,

    Hiệu trưởng".

     

    Thương con nhưng đừng `tước đoạt` tuổi thơ của con

    Tôi vẫn còn nhớ như in ngày xa xưa ấy, mỗi độ đi học về, sau khi giúp mẹ cho đàn gà ăn, tôi và lũ bạn cùng xóm lại theo nhau ra cánh đồng cuối mùa trơ rạ chơi trò đuổi bắt, thả diều, câu cá, tắm sông...

    Những nụ cười hồn nhiên một thời ấy theo tôi vào cả trong giấc ngủ, suốt những năm tháng xa nhà, và khi đã có tuổi. Còn bây giờ, nhìn thế hệ con cháu mình, có lẽ chúng rất khó để có được những ký ức đẹp như vậy.

     

    Con tôi học thành phố. Sáng học ở trường, chiều về học thêm, tối làm bài tập chuẩn bị cho ngày học mới, cuối tuần học anh văn, thanh nhạc. Không dám cho con lang thang chơi ở bên ngoài bởi sợ không an toàn. Đôi khi muốn cho con nghỉ ngơi thư giãn cũng rất khó khăn. Xu thế nó phải vậy.

    Cứ sợ con sẽ không theo kịp bạn bè nếu không chịu học hành cật lực. Xã hội ngày càng đòi hỏi cao. Lo sợ nên lần lữa, nên không dám cho con một khoảng không gian riêng.

    Ngày hè, đáng lẽ phải cho con về quê, cho con vui chơi thỏa thích để chuẩn bị cho một kì học mới, tôi vẫn không dám cho con nghỉ nhiều. Được một tuần là cháu phải “chiến đấu” với những bài tập cam go ở các lớp học thêm, và những bài luyện tiếng anh ở nhà.

     

    Tôi biết, rất nhiều những gia đình trong khu phố tôi ở cũng đang nuôi dạy con theo cách đó. Tôi cũng như những phụ huynh kia, bị chi phối bởi ý nghĩ  “biến con mình thành robot thiên tài”, không được thua kém bạn bè, mà không hiểu cảm giác thực sự của trẻ.

    Khi trẻ không hào hứng, kết quả xem chừng vô vọng. Đến lớp học như hình phạt, chán nản, căng thẳng, mệt mỏi...  và không ít trẻ bị hậu quả oái oăm như: stress cấp, trầm cảm, rối loạn lo âu... Chúng tôi đã đặt mọi kì vọng mà đời mình chưa thực hiện được vào con, tất cả cũng bởi yêu thương con, nhưng đó là cách yêu thương mang tính áp đặt.

     

    Với nhiều bậc phụ huynh, con trẻ là tài sản lớn nhất mà họ có. Bao nhiêu ước mơ, hy vọng và cả những dự định dở dang mà bậc cha mẹ chưa thực hiện được, họ lại gửi gắm vào những cô bé, cậu bé từ khi còn chưa trưởng thành.

    Áp lực đó lại càng lớn hơn ở những nước châu Á, khi mà con trẻ luôn bị đặt nặng vấn đề học hành, thi cử. Tuổi thơ của nhiều em gắn liền với trường lớp, trung tâm học thêm, rồi sau đó tiếp tục là những giờ cặm cụi bên bàn học mỗi tối.

    Các em còn nhỏ, điều các em cần là một tuổi thơ hồn nhiên, đúng với lứa tuổi, có một ký ức tuổi thơ hạnh phúc, với sự yêu thương của gia đình và bạn bè.

     

    Emanvn T/H

    Ngày đăng: 06-08-2018 990 lượt xem