• ĐỊNH LUẬT TỐI ƯU CHO NHỮNG NGƯỜI CHỈ THÍCH MUA SÁCH VỀ... VÀ ĐỂ ĐẤY

    “Những người thành công và giàu có đều là những người thích đọc sách”. Nhưng làm sao để đọc được hết 300 quyển sách trong một năm thì không phải là điều đơn giản nếu chúng ta không nắm được các quy tắc sau đây.

     

     

    1. Làm thế nào để đọc sách hiệu quả?

     

    Định luật số 1: Đọc để làm gì?

    Đầu tiên là xác định mục đích của việc đọc: “Quyển sách này rất nổi tiếng, tìm kiến thức để cải thiện năng lực làm việc của mình”, hoặc có liên quan đến học tập, muốn giết thời gian,...". Mỗi người khi đọc sách đều có “mục đích” riêng.

    Sau khi xác định được mục đích, bạn sẽ đọc sách có ý thức hơn, bạn sẽ tập trung và dễ dàng thu về kiến thức mà mình mong muốn hơn. 

     

    Định luật số 2: 20-80

    Kiến ​​thức quan trọng của một quyển sách chiếm 20%, 80% còn lại có thể được lượt bỏ, trong 20% này chỉ có 4% là quan trọng nhất.

    Nếu một quyển sách 200 trang thì chỉ chứa 32 trang nội dung chính. Do vậy bạn cần đọc qua lời nói đầu, mục lục và lời cuối sách, để nắm bắt phần cốt yếu của sách, tìm ra nội dung quan trọng đối với bạn và chỉ thu thập những thông tin hữu ích cho bạn.

    Nói cách khác, nắm vững 20% ​​nội dung của sách sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc nắm hết toàn bộ quyển sách, càng thuận tiện cho việc hiểu và ghi nhớ hơn.

     

    Định luật số 3: Có ý thức chuyển vận.

    Sau khi bạn đọc xong một quyển sách có thể chưa bao lâu thì bạn đã quên hết. Trí nhớ của con người thì có hạn, vậy làm thế nào để có thể dễ dàng nhớ lại kiến thức trong sách? Tác giả Toshiyuki Oiwa đã đưa ra hai cách: “kể lại hoặc giải thích với người khác” và “viết ra”.

    Với kể và giải thích với người khác, tác giả đã áp dụng để kể cho vợ và bạn bè của mình, nhưng có những loại sách mà vợ và bạn ông không thấy hứng thú, tự nói chuyện một mình cũng thành ra nhàm chán, lúc này thì có thể dùng cách viết ra.

    Có rất nhiều con đường để ghi chép. Thời nay các diễn đàn và mạng xã hội rất phát triển, còn có thể tương tác với các độc giả khác và trao đổi ý tưởng với nhau.

    Bạn cũng có thể vận dụng cùng lúc hai phương pháp này để tăng việc ghi nhớ nội dung trong sách.

     

    2. Lập bản đồ tư duy

    Bản đồ tư duy có rất nhiều ưu điểm: sắp xếp và phân loại suy nghĩ của bạn, giúp bạn nhìn thấy “bức tranh tổng thể”, ghi nhớ tốt hơn, dễ nảy sinh ý tưởng mới, có thể tổng hợp ngắn gọn những thông tin dài. Hình vẽ và màu cũng giúp gia tăng hiệu quả thị giác khiến người khác vừa nhìn đã hiểu, phạm vi ứng dụng rộng rãi có thể được dùng trong thuyết trình, hội nghị, quản lý dự án...

     

    Vậy làm thế nào để lập bản đồ tư duy?

    Đầu tiên là tổng kết các chương, tiêu đề, phụ đề (thường được in đậm) theo thứ tự, như vậy vừa nhìn đã có thể biết được cấu trúc của toàn bộ quyển sách.

    Tiếp theo là sắp xếp theo thứ tự các phần mà bản thân cảm thấy quan trọng trong sách, việc này hoàn toàn được làm theo tính cách riêng của mỗi người. Phương pháp của tác giả là đọc quyển sách từ đầu đến cuối, nắm bắt nội dung tổng thể của sách trước rồi sử dụng những cách gấp góc, gạch dưới, kí hiệu,... để “thu nhặt” phần quan trọng trước. Sau đó vừa xem quyển sách đã được làm dấu vừa lập bản đồ tư duy.

     

    3. Làm thế nào để đưa các nội dung trong sách vào hành động?

    Có câu nói: “Đã đi qua rất nhiều con đường nhưng vẫn không thể tận hưởng trọn vẹn cuộc đời này”.

    Đối với đọc sách mà nói, đọc được rất nhiều sách nhưng bạn không thực hành thì kiến ​​thức vẫn chưa thuộc về bạn, không thể phát huy tác dụng.

    Trong 5 năm tác giả Toshiyuki Oiwa đã đọc rất nhiều sách, nhưng cuối cùng vẫn chưa thực hiện được bước đầu tiên. Cho đến sau khi tác giả lập ra mục tiêu “làm giảng viên hội thảo mà không thu bất kỳ khoản phí nào trong vòng ba tháng”, thì ông mới hoàn thành bước đầu tiên và từ từ thực hiện các mục tiêu khác của mình.

    Chúng ta cần phải nhận ra rằng - những mục tiêu được xác định phải rỏ ràng thực tế và có thể làm được, không nên đặt mục tiêu quá cao vì sẽ gây trở ngại cho chính mình.

     

    - Trí Thức Trẻ -

    Ngày đăng: 18-04-2018 1,320 lượt xem