• MUỐN TỰ DO, BẠN HÃY TẬP KỶ LUẬT TRƯỚC

    Có một nguyên tắc cần nhớ, bạn càng kỷ luật bao nhiêu, thì càng làm được những thứ mình muốn bấy nhiêu. Ban đầu có vẻ khó lắm, nhưng thực tế, khi bạn càng làm nhiều điều cần làm - khác với tâm trạng nuông chiều bản thân không muốn làm, thì bạn lại càng ... đang làm nhiều điều đúng đắn. Và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mình ngày càng giỏi hơn và có nhiều tự do hơn.

     

    MUỐN TỰ DO, BẠN HÃY TẬP KỶ LUẬT TRƯỚC

     

    VÌ SAO?

     

    1. Các kế hoạch, dự định của bạn sẽ không bị trì hoãn từ năm này sang năm khác, từ tháng này sang tháng khác.

     

    2. Những dự định bạn đã đặt ra nhưng không đạt được, bạn không thể cảm thấy vui vẻ thỏa thích, ngay trong hoàn cảnh thoải mái nhất.

     

    3. Chán ghét bản thân vì cứ liên tục không đạt được mục tiêu đề ra. Cuộc đời chỉ đầy thất bại.

     

    4. Phóng túng và dễ dãi chỉ đẩy cuộc đời bạn vào ngõ cụt không lối ra.

     

    5. Thiếu kỷ luât chính là thiếu lòng tự trọng. Việc gì cũng cần người khác nhắc, họ khinh là phải.

     

    6. Thiếu kỷ luật không chỉ đẩy bản thân xuống dốc không phanh mà còn làm liên lụy đến cuộc đời của người khác.

     

    7. Vô phép tắc, vô kỷ luật, làm gì còn ai muốn dính dáng đến.

     

    8. Việc giảm cân 10kg/tháng, học đàn hay ngoại ngữ, nếu có kỷ luật, cũng trở thành đơn giản ngay thôi.

     

    9. Cái giá của việc giữ kỷ luật luôn ít hơn nỗi đau của sự hối tiếc.

     

    --- BÍ QUYẾT THIẾT LẬP TÍNH KỶ LUẬT MỘT CÁCH NHANH NHẤT ---

     

    1. Viết mục tiêu, ước mơ và hoài bão của mình ra giấy. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn người bạn mong muốn trở thành, bạn coi trọng điều gì, cuộc sống mong ước ra sao. Từ đó, bạn sẽ hiểu mình cần thiết lập những thói quen nào để đạt được những điều ấy.

     

    2. Dành 10 - 20 phút mỗi ngày nhìn lại những việc đã làm, để biết được hôm nay bạn đã làm gì đi ngược lại kỷ luật bản thân đề ra trước đó. Từ đó rút kinh nghiệm, tránh lặp lại lỗi.

     

    3. Xây dựng timeline rõ ràng cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Tự đặt ra sự thưởng/phạt cụ thể khi hoàn thành hay đi ngược lại kế hoạch đưa ra. Bạn có thể nhờ ai đó thân thiết “giám sát” quá trình này trong giai đoạn đầu. Khi mọi thứ đã vào guồng, tự nhiên bạn sẽ không cần ai nhắc nhở nữa.

     

    4. Thiết lập kỷ luật từ việc đơn giản, dễ làm và mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho bạn nhất. Khi có được lòng can đảm từ việc nhỏ nhặt ấy, bạn sẽ thêm tự tin vào bản thân. Và điều đó sẽ giúp tính kỷ luật đến với bạn một cách tự nhiên hơn.

     

    5. Gặp thử thách hay vướng mắc rắc rối, bạn hãy tự nói chuyện với chính mình, tự khuyến khích bản thân và trấn an lo lắng, sợ hãi. Nghe có vẻ buồn cười nhưng thực tế điều này sẽ nhắc nhở bạn về các mục tiêu, tạo dựng lòng can đảm, củng cố quyết tâm cùng nhận thức về nhiệm vụ mình đang làm.

     

    Hãy thoát khỏi “sự nghiện ngập” với mạng xã hội, thói quen ăn ngủ bừa bãi, trì hoãn việc thực hiện ý tưởng khi có trở ngại… Luôn nhớ, “Cái giá của việc giữ kỷ luật luôn luôn thấp hơn nỗi đau của niềm hối tiếc”.

     

    Hãy thiết lập kỷ luật cho chính bản thân ngay hôm nay để cuộc sống sau này của bạn ít phải nói câu “Giá như...” hơn.

     

     

     

    - LTD -

    Ngày đăng: 30-03-2018 2,710 lượt xem