-
THẤY MÌNH MỚI LÀ MINH, THẤY NGƯỜI SINH Ý ÁC
Mình nhìn những người thong dong tự tại, không phải họ không có những khó khăn, họ có rất nhiều khó khăn, nhưng mà họ CHẤP NHẬN được. Họ đồng ý cho những khó khăn đó sống chung với họ.
Và để làm được điều đó, thì buộc họ phải có NỘI LỰC, có một cái sức mạnh ở BÊN TRONG. Mà muốn có sức mạnh bên trong, thì một trong những cách tốt nhất đó là nên thường trực đem tâm trở về với hiện tại, quay vào bên trong, thay vì hướng ra bên ngoài.Mọi sự khổ đau BẮT NGUỒN từ MUỐN:Đức Phật dạy: "Bất cứ nơi nào sợ hãi xuất hiện, nó chỉ xuất hiện ở những kẻ ngu dốt, không phải ở người có trí tuệ”. Và Người giải thích rằng:“Do có ham muốn mà sinh ra đau khổ. Do có ham muốn mà sinh ra sợ hãi. Đối với người hoàn toàn tự do khỏi ham muốn, thì không có đau khổ, mà cũng chẳng còn sợ hãi nữa.”Tôi MUỐN an lành - bỏ MUỐN: chỉ còn "tôi AN LÀNH".--------Vậy: ta bỏ MUỐN được không?.- Từ nhỏ, ai trong chúng ta cũng MUỐN sở hữu những món đồ chơi lạ mắt.- Khi lớn lên, mong muốn tăng lên theo cấp số nhân trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Việc theo đuổi những mục tiêu là hành trình không bao giờ kết thúc.Mong muốn nhiều hơn là nhu cầu vô tận. Và nó chắc chắn không thể được thỏa mãn bằng cách cố gắng có thêm nhiều nữa. Não ta đã được lập trình từ nhỏ để sẵn để lặp lại toàn bộ chu trình theo đuổi nhiều lần nữa cho đến khi rút ra được bài học.--------Theo quan điểm Phật giáo: vì phát tâm mong cầu mà tìm kiếm sự thỏa mãn và vì không được thỏa mãn nên cứ gắng sức tìm cầu mãi cho đến vô cùng.Đức Phật đã chỉ rõ chiến tranh xung đột của con người xảy ra là do lòng tham dục, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với nhau…rồi quốc gia này tranh đoạt với quốc gia khác ... mãi cho đến vô cùng.Tham dục không chỉ giới hạn vào tiền bạc, vật chất danh vọng mà nó bao gồm cả lòng tham muốn có được tình cảm của người khác đó còn gọi là tham ái. Ái là một năng lực tinh thần hết sức mạnh mẽ, luôn tiềm ẩn trong tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Nó chính là nguồn gốc của mọi khổ đau. Con người thường thích chạy theo tiếng gọi của ham muốn như sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon ngọt, xúc chạm êm ái…Lòng ham muốn càng mạnh thì chấp ngã, chấp thủ càng mạnh. Đây chính là động cơ cội rễ của mọi tệ nạn xã hội như bạo hành, ma túy, xung đột, trộm cướp, chiến tranh… đều xuất phát từ lòng tham lam hay ái dục.Tóm lại, tham dục và ái dục là một năng lực tinh thần hết sức hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người, mọi chúng sanh và là cội nguồn của bao nhiêu điều bất hạnh.--------Vậy bỏ MUỐN bằng cách nào?Đức Phật dạy, ít ham muốn, bằng lòng với một nếp sống giản dị và lành mạnh để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây của sự sống hàng ngày, có khả năng hiểu biết, thương yêu, chăm sóc và làm hạnh phúc cho những người chung quanh, đó là bí quyết của hạnh phúc chân thật.Trong kinh Di giáo, Phật dạy: “Tri túc giả tuy ngọa địa thượng do vi lạc, bất tri túc giả tuy xử thiên đường diệc bất xứng ý” [2, tr.415]. (Người biết đủ dù nằm ở trên đất cũng thấy an lạc, còn người không biết đủ dù được ở thiên đường cũng không vừa ý).
Tu tập quán chiếu Tứ niệm xứ, trang bị cho mình nhận thức rõ về thân, về thọ, về tâm và về pháp. Tu tập hạnh thiểu dục tri túc sống đời thanh bạch từ bỏ các lạc thú ở đời, nhờ vậy trí tuệ được tăng trưởng, tuệ giải thoát phát sinh. Phải tu tập để chiến thắng sự kiềm tỏa của năm dục, phải triệt tiêu xa lìa chúng vĩnh viển trong nội tâm mình.
Mục tiêu của đạo Phật là đời sống an lạc và hạnh phúc chân thật chứ không phải là đời sống giàu hay nghèo. Chấp thủ và bám víu vào những gì mà bản chất chúng là vô thường, vô ngã thì chắc chắn sẽ gặt hái khổ đau.Nỗi đau khổ ở đời giống như nồi nước đang sôi, được đun bởi lửa tham dục. Ngọn lửa càng lớn, nước càng sôi và càng cạn kiệt; hãy tắt ngọn lửa ấy đi.Đức Phật đã khuyên chúng ta: “nên kiểm soát các cửa ngõ của giác quan (căn môn); chúng ta nên hạn chế sự ăn uống, chúng ta hãy phát nguyện luôn tinh tấn và trang bị cho chúng ta một trí tuệ thanh tịnh, không nhiểm ô, để giải thoát mọi khổ đau”.Như vậy, hạnh phúc chỉ có mặt trên thế giới này khi và chỉ khi con người vứt bỏ được những nhu cầu thái quá thuộc ham muốn cá nhân.1. Thoát khỏi "chủ nghĩa vật chất"Chủ nghĩa tối giản đặt nền tảng cho ham muốn ít hơn - trong khi đồng thời hạnh phúc hơn - với việc có ít hơn. Nó giúp chúng ta tinh gọn mọi thứ không quan trọng gây xao nhãng sang các khía cạnh thiết yếu hơn.Nó thay đổi cách chúng ta dành thời gian và năng lượng của mình. Chẳng hạn như nếu bạn không cần phải có biệt thự lớn nhất trong khu hoặc chiếc xe đẹp nhất trong showroom ... thì bạn cũng không cần phải dành nhiều năm trong cuộc đời của mình để theo đuổi chúng, không còn phải bận rộn khi cố gắng có được của cải vật chất.Nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn với việc có ít hơn, bạn sẽ không có khuynh hướng theo đuổi một nghề mà bạn không thích chỉ để có được của cải vật chất. Điều này làm giảm đáng kể căng thẳng. Bạn sẽ bớt lo lắng hơn rất nhiều.Hãy khám phá những lợi ích của lối sống tối giản. Đây là lý do tại sao khi ít hơn lại có thể thực sự được nhiều hơn về thời gian và năng lượng. Đúng với tiết lý mục tiêu của đạo Phật là đời sống an lạc và hạnh phúc chân thật chứ không phải là đời sống giàu hay nghèo.2. Tạo ra một môi trường tích cực:Dành thời gian và nỗ lực để duy trì và phát triển các mối quan hệ, tham gia vào các hoạt động gia đình và xã hội, tìm cách giúp đỡ người khác và làm điều tốt cho cộng đồng, gia đình, bạn bè. Tạo ra xung quanh mình bằng những người yêu thương và hỗ trợ. Tránh xa những người và tình huống gây căng thẳng và tiêu cực. (quan trọng).- Chăm sóc bản thân: Dành thời gian để thực hiện những hoạt động mà bạn yêu thích và mang lại niềm vui cho bạn, khi làm việc mà mình THÍCH thì sẽ không hề có sự mệt mỏi hay vất vả nào cả, mà nó luôn là niềm vui. Điều này có thể là việc đọc sách, nghe nhạc, tập thể dục, đi dạo, học hỏi hoặc tham gia vào các hoạt động phong trào, theo đuổi và sáng tạo trong công việc tốt mình yêu thích ... để nâng cao trí lực. Đồng thời qua đó, bạn sẽ có một mục tiêu rõ ràng, sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng, và định hướng bạn hành động hàng ngày.- Học cách THA THỨ: Tha thứ cho người khác và cho chính mình. Đừng giữ lại sự oan trái và giận dữ trong lòng. Tha thứ sẽ giúp bạn giải phóng và tạo ra một tâm trạng an lành hơn. Bạn hãy nghĩ mình vào hoàn cảnh của họ, nơi họ xuất thân và hoàn cảnh sống, mức độ giáo dục của họ, những người/việc mà họ đã gặp, bạn sẽ thấy cảm thông và yêu thương họ hơn khi bạn hiểu rằng họ đã trải qua những gì. Khi trong lòng bạn vẫn còn nặng nề khi suy nghĩ về ai đó, có nghĩa rằng bạn chưa tha thứ được.- Học cách KIỂM SOÁT & CHUYỂN HÓA cơn GIẬN: dù có bị: công kích, bất công, phán xét, chê bai, la mắng, phê bình .... hãy tạm thời rời đi, suy nghĩ giải pháp nào phù hợp với bạn nhất, tránh phản ứng và tấn công lại theo bản năng.- Học EQ: nâng cao trí tuệ CẢM XÚC: Tùy từng bối cảnh, tình huống -> loại trừ cảm xúc khỏi suy nghĩ, tập trung vào NHÂN thay vì QUẢ (coi lí do bực, chứ ko phản ứng với bực).1 Tự nhận thức Chú ý cách cư xử tùy bối cảnh tình huống 2 Tự điều chỉnh Cách giao tiếp, chuyển hóa tâm thức, tránh giận mất kiểm soát. 3 Kèm động lực, nhiệt quyết Làm/nói những điều tích cực, thực hành chánh niệm. 4 Thấu cảm vấn đề Cảm thông và chấp nhận điều bất như ý, nghe trong hiểu biết, nghe chọn lọc, nói vì người nghe chứ không vì mình. 5 Kỹ năng xã hội Hòa đồng, lắng nghe, làm chủ các mối quan hệ. (quản trị xung đột, tạo ảnh hưởng, kỹ năng cố vấn định hướng, truyền cảm hứng...) - Nuôi dưỡng và thực hành "LÒNG BIẾT ƠN" mỗi ngày. Biến nó thành bản chất, thành phương châm sống, thật lòng, có năng lượng. Luôn cho đi.1 Viết ra những gì mình đang có: cha me, tiền bạc, vợ con, bạn bè, đồng nghiệp, nơi mình sống, thực phẩm mình ăn, dịch vụ mình hưởng, người giúp đỡ, người dìu dắt ..... 2 Biết ơn để giữ gìn, chăm sóc, quý trọng hết những điều đó. 3 Sống đúng những điều mình biết ơn. 4 Không cảm giác thất vọng khi thiếu điều đó. - Tránh gây TỔN THƯƠNG, tránh làm mất kết nối giao tiếp với vợ con, với đồng nghiệp ... qua giao tiếp ở các hình thức sau - mà bình thường không nhận ra:1 Thái độ Cáu gắt, chỉ trích, phán xét 2 Lời nói Quát nạt 3 Hành động Bạo lực - Hiểu về tính cách của con người - theo D.I.S.C - để mà ứng dụng. Ví dụ:1 D: DOMINANCE - Thúc đẩy, thống trị, ít quan tâm cảm xúc. Cần mốc thời gian, thích đưa giải pháp, ghét cầu toàn, ghét tiêu cực, lề mề. 2 I: INFLUENCE - Thích gây ảnh hưởng, cảm hứng, sáng tạo. Cảm xúc, hay nói, tính toán kém, sợ cô lập. 3 S: STEADINESS - Kiên định, kết nối, thiên tình cảm. Chậm ra quyết định, thiếu quyết đoán, cả nể, sợ thay đổi, biết nghĩ cho người khác. 4 C: CONCIENTIOUSNESS - Nguyên tắc, ngăn nắp, lí trí hơn tình cảm. Sợ rủi ro, cầu toàn, quyết định chậm, thiếu uyển chuyển, ít quan tâm người khác. Ứng dụng trong công việc:
- CEO: D+C # (DI, DS: không bằng), (chỉ mỗi D thì dễ thất bại).
- CCO: D+I, D+S, D+C # (ID, SD, CD: cần sếp support)
- CHRO: D+I, D+S, D+C
- Hiểu về sự khác biệt giữa nam & nữ, để ứng xử trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Ví dụ:
Nam Nữ 1
Thích cạnh tranh
Thích hợp tác
2
Không thích bị dạy
Thích dạy dỗ, khuyên bảo
3
Không chủ động giúp, nhờ gì nói rõ ra
Chủ động giúp, hay nói vòng vo
4
Logic, lí trí
Giàu cảm xúc, lí tính
5
Cứng rắn
Đa sầu, đa cảm, dễ tổn thương
6
Hành động hơn lời nói, ít quan tâm cảm xúc
Thích được quan tâm cảm xúc
7
Chịu stress kém, thường lãng tránh, ko thích nghe, nên tâm trí hay trốn vào hộp rồng để tìm giải pháp
Chịu stress tốt, hay nói dai, nói thẳng ra
8
Lương + quan tâm + bảo vệ gia đình = 100 điểm
Tổng hợp tất cả = tình cảm + quan tâm + chăm sóc + lương + ... = 100 điểm
9
Tâm trí có 1 ngăn
Tâm trí nhiều ngăn, nên có thể làm nhiều việc cùng 1 lúc.
10
Hay che dấu cảm xúc
Dễ lộ cảm xúc, giận là muốn năn nỉ, để biết sự quan tâm, quan trọng.
- Cách thể hiện 5 ngôn ngữ yêu thương trong cuộc sống hằng ngày:
1-động viên, khen tặng.2- lời cảm ơn.3- tặng quà.4- dành thời gian chất lượng bên nhau.5- cử chỉ vuốt ve, âu yếm.- Cách nói để đưa thông điệp yêu thương:Chủ ngữ + cảm xúc + điều muốn người khác làm VD: Anh + rất vui + khi em lắng nghe
VD: Em + rất vui + khi anh làm điều đó ...
Hãy nhớ rằng tâm an lành là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự chăm sóc và quan tâm, học và hành. Hãy thực hiện những điều trên và tìm ra những phương pháp khác phù hợp với bạn để duy trì một tâm an lành.3. Thực hành LẼ THẬT & CHÂN LÝLẽ thật, hay chân lý, đều không cần nhãn hiệu: cho dù Lẽ Thật đó thuộc về Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Hindu giáo. Nó không thuộc về sự độc quyền của ai hết.Ví dụ: Tình thương của người mẹ không thuộc về Phật giáo hay Thiên Chúa giáo: đó là tình mẹ. Những cảm xúc của con người như tình yêu, bác ái, từ bi, khoan hồng, nhẫn nhục, tình bạn, ham muốn, thù hận, ác tâm, ngu dốt, tự phụ...v.v... không cần đến những nhãn hiệu tông phái, chúng không thuộc riêng một tôn giáo nào cả.
Do đó, đối với một người đi tìm chân lý, thì tư tưởng, hay lẽ thật, có được từ đâu là không quan trọng. Cũng như chân lý đó được giảng dạy từ Đức Phật hay từ bất cứ ai khác. Điều cốt lõi là “thấy” được sự việc và hiểu biết rõ về gốc của nó.
Bởi thế Đức Phật nói: khi “Dính mắc vào một điều gì (hay một quan điểm nào đó) và coi thường những điều khác (những quan điểm khác) thì thật là hủ lậu, kém cỏi."
Mình sai ở chỗ là mình đi tạo ra cái đúng, mà khi tạo ra cái đúng thì thật ra mình đang tạo ra cái sai,…4. NHẬN THỨC CÀNG CAO, CÀNG GIẢN DỊCó một điều rất kì lạ, trình độ nhận thức của một người càng thấp chừng nào thì lại càng nghĩ ra chuyện cao siêu chừng đó. Và ngược lại.Người nhận thức càng cao thì càng rõ ràng, minh bạch, ví dụ: khi họ ăn thì họ đưa tay ra gắp miếng ăn họ biết rất rõ, bỏ vô trong miệng cũng biết rất rõ, cảm giác ra sao cũng biết rất rõ. Tức họ trở lại với cái được cho là hết sức bình thường, nhưng chính trở về với cái giản dị bình thường mới thực sự là Đạo.Còn những người tầm thường nhất lại là những người hay nghĩ ra chuyện cao siêu nhất, lạ lùng vậy đó! Do đó để dạy những người tầm thường thì phải nói với họ về những gì rất cao siêu thì họ mới tin, đó là trò chơi tâm lý thôi. (Thầy Viên Minh)Chân lý vốn giản đơn. Sự thật thì gần gũi.5. HỌC "NGU"
Có 2 kiểu người
1. Người thượng căn (biết rõ)
- Nghe 1 hiểu 10,
- Không hoài nghi,
- Dụng công tu tập, không gián đoạn.
- Dễ buông bỏ các tạp niệm, nên công phu rất dễ thành tựu.
2. Người ngu căn (không biết)
- Tuy không hiểu biết nhiều, nhưng tâm họ chân thật. Mà điều này là vô cùng đáng quý, thầy dạy cho họ như thế nào thì họ vâng theo và thọ trì như thế ấy. Họ chẳng có xen tạp vọng tưởng.
- Tinh tấn tu tập, chẳn gián đoạn, nên công phu vẫn đạt thành tựu.
- Đó là do Tâm chân thật và khiêm tốn, biết vâng lời thầy chỉ dạy, nhất tâm nhất mực tu hành.
- Còn người tự cho mình là giỏi, cho rằng người xung quanh chẳng ai bằng mình, mình cao hơn, mình giỏi hơn họ, luôn kêu ngạo, thì khó mà thành tựu.
- Cho nên trong thế gian, dù bất cứ ngành nào, muốn có thành tựu, phải sống chân thật và lòng khiêm hạ với mọi người.
Nên trước đây, thầy dạy người học đạo, trước phải học NGU. NGU là không học thông minh, đó mới là người có trí huệ chân chánh, chân thật.
Thấy mình mới là Minh,Thấy người sinh ý ác!Ghi nhớ rằng, chính bạn phải tự tay thực hành
Khi đó, tâm sẽ quay về ôm ấp, yêu thương, quý trọng, thắp sáng lại cái bản thể bên trong mình. Tài sản quý báu nhất, sang trọng nhất, danh giá nhất là ở đó.
---
Trung Hậu - TH
Ngày đăng: 19-04-2024 155 lượt xem
Tin liên quan
- NHỮNG LỜI KHEN ẨN CHỨA CẠM BẪY
- TẠI SAO KHI CÒN SỐNG KHÔNG BIẾT BAO DUNG & YÊU THƯƠNG NHAU ??
- VÌ SAO BẠN ĐỜI QUAN TRỌNG HƠN CON?
- THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC !!!
- TÌNH CHA ĐỊNH HƯỚNG CHO CON
- SỰ THẮNG LỢI "NHÂN VĂN"
- 25 QUY TẮC GIÚP BẠN LÀM NGƯỜI LỊCH SỰ
- VỢ LÀ TÀI SẢN QUÝ GIÁ NHẤT TRONG ĐỜI NGƯỜI ĐÀN ÔNG
- TƯỚNG MẠO DO TÂM SINH
- SỐNG TRONG NHẬN BIẾT! là một chìa khóa vạn năng - ĐỂ TÂM AN LÀNH!!
- HÀNH TRÌNH TỰ CHỮA LÀNH NHIỀU TỔN THƯƠNG
- 2024, HÃY ĐẾN ĐÂY NÀO
- GIA ĐÌNH
- LÝ GIẢI NGƯỜI BẮC ÂU KHÔNG MÀNG "NHÀ LẦU, XE HƠI" NHƯNG VẪN SỐNG HẠNH PHÚC!
- NGHÈO LÀ MỘT CÁI TỘI