• SỐNG TRONG NHẬN BIẾT! là một chìa khóa vạn năng - ĐỂ TÂM AN LÀNH!!

    Hãy trở về, hãy học cách sống đơn giản như khi xưa, từ ăn uống đến sinh hoạt. Trong lúc tâm trí chờ sự cải tạo, hồi phục, hãy thư giãn, nghỉ ngơi, tìm kiếm tri thức và cảm hứng từ mọi nguồn.

     
    Không món quà, lời chúc nào bằng… sự trưởng thành.
     
     
    Từ điểm mù, mặt nạ, cho đến những nỗi sợ thẩm sâu.
    Chúng ta đã không nhìn ra được rất nhiều điều giản đơn.
     
    MƯU SỐNG LÀ CHUYỆN DỄ DÀNG
     
    Đừng dạy con người cạnh tranh. Hãy dạy con người hợp tác.
     
    Thỉnh thoảng có người nhắn tôi: "Em muốn sống như anh, nhưng em nghèo quá. Em không đủ tiền!". Trong cái thời đại này, nhiều người sợ nghèo lắm. Mà bạn sợ cái gì, thì cái đó nó cứ ám vào bạn mãi!
     
    Thiếu tận tình chu đáo, không yêu thích việc mình làm. Chưa làm đã sợ không thành. Làm không tới nơi tới chốn. Nghĩ tới quyền lợi bản thân trước khi cống hiến. Quá so đo tính toán với người khác. ... Đó là những tố chất của một kẻ nghèo hèn, thất bại.
     
    Để trở nên đầy đủ, sung túc, hãy từ bỏ đi những thứ không thích. Chỉ chọn những việc mình thật sự yêu THÍCH và LÀM TỐT HƠN BẤT KỲ AI KHÁC. Làm cái mình thích, là mình đang chơi, đang sáng tạo cách chơi, không có gì gọi là áp lực, vất vả cả.
     
    Nếu làm giàu là mối bận tâm hàng đầu của mình, tôi sẽ giàu. Có nhiều sản phẩm tốt để chia sẽ lắm, ví dụ như gạo, hãy đi đến các vùng trồng lúa mà người dân còn canh tác theo lối tự nhiên, chưa ô nhiễm. Giá bán từ gốc rất rẻ, gạo là thứ không thể thiếu trong mỗi gốc bếp của người việt, cứ kiên trì, cứ liên tục khẳng định và đảm bảo chất lượng như là một chuyên gia về gạo sạch, hãy mô tả cảnh làm mùa, các khâu gieo trồng và thu hoạch, tư vấn cách bảo quản, cách nấu, dinh dưỡng, đặc điểm nổi bậc của giống lúa .... tiếp cận bất cứ ai mình gặp và nói về nó không ngừng, ngày càng nhiều người biết đến bạn, cần bạn, và bạn trở thành người mà bất cứ bà nội trợ nào cũng muốn kết thân.
     
    Một hôm nổi hứng, tôi đem xe oto ra dọn cả nữa ngày trời. Làm xong, bọn nhóc bảo tưởng ngồi trong một chiếc xe mới. Nếu có nhu cầu làm giàu, tôi mở cái tiệm kiểu Autocare, Motocare (chăm sóc xe), thì đảm bảo tiền vào đều đặn. Làm không cần nhiều nhưng chất lượng phải khác biệt. Dọn xe cho khách cũng như cho mình. Làm cho họ không thể không hài lòng hơn thế. Và nhất định họ sẽ truyền thông, quảng bá miễn phí cho mình, thế nên sẽ không bao giờ thiếu khách. Ai có thể từ chối một kẻ cho họ vui, sướng, thỏa mãn, hạnh phúc cơ chứ ?!!
     
    Dù làm thợ sửa xe máy, điện nước, bán quán ăn, dịch vụ lưu trú hay chăm sóc sức khỏe, ... hãy không ngừng làm tốt nhất và tốt hơn, tốt thêm. Truyền thông về công việc của mình bằng nhiều hình thức. Giải thích cho khách hiểu, thấy các giá trị mà bạn phục vụ. Bạn không bao giờ lỗ. Khách hàng nào cũng cần những nhân tố như thế. Và khi nhiều người tìm tới bạn, sự đầy đủ, sung túc là đương nhiên.
     
    Đối với sp/dv khác cũng vậy, hãy là một người phục vụ hết sức ân cần, chu đáo. Thật đáng quý, đáng tin. Ngày càng nhiều người biết đến bạn, cần bạn. Thế nghèo kiểu gì? Bạn chỉ có giàu và giàu trở lên. Và luôn nhớ, ngoài mưu sinh, còn có chơi, hưởng thụ, cống hiến, phụng sự.
     
    Ông thợ đóng nhà gỗ đầu tiên cho tôi, từ chỗ một người làm công nhật thiếu trước hụt sau đã trở thành nhà thầu chuyên nghiệp, sắm được một đội ngũ thợ phụ giúp sức. Cá nhân tôi đã giới thiệu, kết nối cho anh ấy hơn chục công trình. Cứ thế, mỗi ngôi nhà là một "Tấm bảng quảng cáo" hữu hiệu cho anh ấy. Và anh ấy vẫn luôn duy trì tâm đức, trau chuốt tay nghề, sáng tạo không ngừng, thì sự nghiệp chỉ có đi lên.
     
    Còn ở ngoài kia, đa số các hộ gia đình rất khó tìm một người thợ có tay nghề, lương tâm, trách nhiệm. Bởi các thợ này làm như nguồn khách là vô tận, nên cứ qua loa lấy tiền rồi đi, họ không có khái niệm bảo trì, bảo hành những thứ mình làm. Nếu kêu khắc phục lỗi phát sinh thì là thoái thác hoặc là đòi thêm tiền chi phí. Nên sở dĩ, xã hội đầy rẫy những kẻ thất bại, túng thiếu, là vì họ sống với thái độ quá thờ ơ. Đám đông này chưa làm đã nghĩ tới tiền, chưa tạo ra giá trị đã đòi quyền lợi. Nên họ lừa lọc, mánh lới, so tính thiệt hơn khi kết nối với bất kỳ ai, hay khi họ bước vào một công việc chung, hay dự án chung nào đó.
     
    Và nhớ rằng:
     
     
    TỰ LẬP HAY NƯƠNG TỰA
     
    Quan sát xã hội, nhận thấy nhiều người đã đầy đủ nhưng vẫn hăng say kiếm tiền. Với bề dày kinh nghiệm, việc làm ăn của họ trở nên khá dễ dàng. Nhưng tới thời con cái của họ, dù ăn học tới nơi tới chốn, nhưng phụ huynh luôn bảo bộc "thôi để tao gánh luôn cho xong". Hiện rất nhiều cử nhân ra trường đi làm chỉ qua loa, không chịu nổi áp lực, đành trở về nương tựa gia đình, kể cả một số du học sinh mất hàng tỷ đồng đi xứ âu, mỹ cũng không ngoại lệ.
     
    Thật là uổng phí cho độ tuổi sung sức mà cứ sống bám như vậy, lẽ ra họ nên được giáo dục để tìm thấy ý nghĩa đích thực của lứa tuổi tự lập, cảm thấy hân hoan cái ngày bước chân ra đời, tự chịu trách nhiệm, tự chọn lựa trải nghiệm, sáng tạo. Họ cần hiểu rằng, thất bại cũng là chất liệu của thành công, chứ không phải gặp ba cái "ổ voi", "ổ gà" là quay xe về nhà. Trong thế giới tự nhiên, không có loài nào nuôi con tới già như loài người.
     
    Ở mặt khác, giới trẻ ngày nay sinh ra ở điều kiện đầy đủ, nhưng lại khổ tâm vì ... ế. Luôn có lý do nội tại những người cô đơn. Chẳng phải là họ không đủ tốt, đẹp. Nhưng rõ ràng là họ đã không hết lòng cho tình yêu, cho một mối quan hệ. Họ ra quá nhiều điều kiện trước đối tác. Họ cứ xoay vần, tính toán, so đo, kỳ vọng và thất vọng. Nếu bạn đến với ai chỉ vì gia thế, địa vị, sắc vóc, thì đều bấp bênh khi chúng mất đi. Thứ bạn cần đúng ra là nhân cách, thần tính bên trong của mỗi con người, chính đặc tính đó mới có thể tạo lập cơ ngơi của một gia đình hạnh phúc. Đừng nghĩ cho bản thân quá nhiều, quá ích kỷ, vô ơn, đổ lỗi, oán trách, hãy tỉnh dậy và yêu đi. Yêu công việc, yêu con người, yêu cuộc sống.
     
    Và nên dạy họ hãy biết đón nhận cảm xúc tốt/xấu của chính mình, bởi:
     
     
    Tức là khi gặp cảm giác tiêu cực, ta cũng nên mở lòng cảm nhận và yêu thương chính cảm giác tiêu cực đó. Trọn vẹn cảm nhận nó, đi vào nó và bỗng dưng thấy mình đi xuyên qua nó. Vì khi đón nhận được thì mới có chuyển hoá, có chuyển hoá được thì mới tới hành động sửa chữa sai lầm. 
     
     
    LÀM THEO HỨNG THÌ ĐỜI MỚI SƯỚNG
     
    Tôi có một người bạn bác sĩ nha khoa, chuyên chữa cho khách du lịch nước ngoài. Điều kiện kinh tế của bạn khá dư dả mà sử dụng oto hay mua một căn nhà vườn ở thành phố núi, đó là hai thứ mà bạn thích, nhưng không dám làm trong nhiều năm.
     
    Một lần gặp nhau ở nơi bạn sống, tôi lập tức dẫn ra tham quan mấy showroom liền, cuối cùng đã chọn được chiế sedan 4 chỗ phù hợp, nhưng bạn không dám quyết định, bạn giao tôi quyết định, thương thảo, chốt hợp đồng và đặt cọc. Trong thời gian chờ xe, bạn mấy lần lăn tăn, định đổi ý. Vì nể tôi mà bạn không bỏ cọc và cuối cùng cũng lấy xe về.
     
    Một lần lên thăm phố núi nơi tôi ở, bạn nói không ngờ xài oto nó sướng. Thích đi đâu là quăng hành lý vào cốp rồi vivu, không sợ nắng, không ngại mưa, không phải lên bến xuống ga, không phải nhờ ai đưa đón.
     
    Thích nhưng không dám làm là căn bệnh rất nhiều người gặp phải. Bởi người ta sử dụng tâm trí để xét đoán quá nhiều. Những cơ hội tốt cứ thế trôi qua. Nếu không gặp tôi, có lẽ đời bạn cũng sẽ dừng lại ở việc đi xe máy hai bánh. Người thành công là những kẻ làm không kịp nghĩ, nếu để đám đông mà can thiệp, phân tích, thì cả bản thân chúng ta cũng trở nên na ná như họ trong sự tầm thường trôi qua. Khi một ý tưởng lóe lên, hay một cảm giác, chúng rất đáng giá, vì xuất phát từ linh hồn, từ siêu trí, thiên tài là những kẻ chộp lấy cảm hứng tức thời và biến nó thành hiện thực mà không kịp suy nghĩ.
     
    Làm theo ý tưởng, cảm hứng của mình, bạn là người chủ. Ngược lại, bạn đánh mất chính mình. Nếu bạn luôn làm cho những điều mình thích (bất kể là kết quả ra sao) thì cuộc trải nghiệm ở kiếp này kể như là quá hoàn hảo, không còn gì tiếc mà phải tái sinh để làm lại lần nữa. Bạn chỉ cần tiếp bước lên cao hơn và cao hơn trên hành trình tiến hóa tâm linh.
     
    Và, khi giúp đỡ ai đó ta cần hiểu rằng: điều đó họ chưa cảm nhận được, bởi nó khác với tư duy của họ:
     
     
    Nhiều bạn hỏi và mình cố giải thích, kết quả là càng giải thích càng gây ra hiểu nhầm.
    Chỉ khi họ cảm nhận được, họ sẽ hiểu ra.
    Thế nên:
     
     
     
    Bởi mọi điều, đúng, sai, tốt, xấu đều là trải nghiệm của mỗi người trong từng giây phút của dòng chảy thời gian của người đó. Vì ta không phải là họ, mà đúng, sai, tốt xấu thì ý kiến của họ trong giây phút đó là phù hợp nhất với căn cơ của họ, ta chỉ có thể vui vẻ với ý kiến đó, không thể dùng tư duy của ta để áp đặt ý kiến của họ, thực ra mọi điều đều sẽ đúng trên 1 hệ quy chiếu nào đó, và mọi sự cũng sẽ sai khi thay đổi hệ quy chiếu khác để xem xét. Vậy cứ thả tim thôi, tâm sáng trí cao, lòng rộng yêu hết mọi điều yêu từ cỏ cây yêu muốn loài chúng sinh, cớ sao phải tự mình rơi vào ảo tưởng làm gì!
     
     
    BIẾT ĐỦ CÒN HƠN LÀ LÀM TỪ THIỆN
     
    Tôi mua một chiếc đồng hồ khoảng 800k vào năm 2007 ở sài gòn. Đến nay sau gần 20 năm nó vẫn còn xài tốt. Đối với tôi nó chỉ cần chạy bền và chính xác. Tốn hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng cho thiết bị xem giờ để thể hiện sự giàu sang là không cần thiết. Dù bao nhiêu tiền thì nó cũng chỉ có 24h/ngày thôi.
     
    Phần giá trị "vô hình" để đi khoe mẻ chỉ khiến dư thừa ngốn cả đống tiền, sắm phương tiện dư thừa công suất tiêu hao nhiên liệu và xả lượng khí thảy gấp nhiều lần, hay nhiều người còn mua cả bộ sưu tập nhiều chiếc, vài chục chiếc, cá biệt có cả trăm. Đó chỉ là chỉ tạo ra gánh nặng cho bản thân, cho gia đình, và gián tiếp gây thiếu hụt và tăng giá cho đồng loại.
     
    Hiếm có nhà nào mà chỉ canh tiêu dùng vừa đủ, đa phần là: thừa cơm, thừa quần áo mặc không hết, ép ăn ép mặc ... bởi thế nên nhà nào cũng sắm cái tủ lạnh cho thiệt to. Tầng lớp trung lưu trở lên thì thừa phòng, thừa nhà, thừa đất, thừa tiền, thừa vật chất tiện nghi ... ở đây là thừa so với nhu cầu, chứ thừa so với lòng tham của con người thì vô đáy.
     
    Người ta cứ nổ lực miết cho sự kiếm thêm mà quên cho đi, không có mục tiêu cao hơn trong sự cho đi, hay chỉ cho đi theo kiểu từ thiện ban phát, nó khiến kẻ thụ hưởng dần trở nên phụ thuộc và thụt lùi ý chí. Tội lỗi nhất là làm người khác mất đi ý chí, khiến họ nghèo chỉ nghèo hơn. Nơi nào nhận từ thiện nhiều nhất là nơi nghèo bền vững nhất. Và như thế, biết đủ còn tốt lành hơn cả đi làm từ thiện.
     
    Đó là thực trạng của cuộc sống, tùy vào tâm thái của bạn, tâm bạn sẽ vui sống hay ưu phiền tương ứng.
     
    Cho nên, phải hiểu đều là nghiệp duyên, tạo tác:
     
     
    Không hiểu sự vận hành của pháp. Khi ngộ ra mới thấy mình ảo tưởng hơi nhiều. 
     
    Chưa vững thì lo chính mình;
    Vững rồi thì cứ an nhiên giúp đời.
     
     
    DỌN RÁC THÂN TÂM
     
    Lắm khi ta bắt gặp những con người mà thân thể thì quá u trượt, nặng nề, vì ăn uống vô độ, tâm thì như một túi rác sắp bung ... vì chứa quá nhiều u uất, lo sợ, ganh ghét, đố kỵ, hận thù ... 
     
    Không một ai đối xử tốt với bạn hơn là chính bản thân bạn, và ngược lại. Tất cả đều do bạn tự rước đưa vào. Chúng ta đã ăn uống quá sai trong thời gian quá dài, sự đầu độc diễn ra hằng ngày với những thực phẩm ô nhiễm. Tương tự cũng như tiếp nhận quá nhiều suy nghĩ tạp ô cho phần tâm.
     
    Về phần tâm, có đến 30% dân số bị rối loạn tâm thần, thực tế còn nhiều hơn, vì phần lớn họ không nghĩ đó là bệnh, nên không thăm khám. Áp lực bủa vây họ mọi hướng, từ việc mưu sinh, giáo dục, cho đến các mối quan hệ ... có vô vàn thứ làm họ phát cáu, nổi điên, bất an ... bất cứ lúc nào. Tu hay không tu thì tâm cũng đầy nổi lo. Nhà cửa, xe cộ thì lau chùi bảo trì thường xuyên, mà bản thân cứ bỏ bê hoài, chẳng biết đến bao giờ mới tắm rửa phần tâm để tẩy bỏ đống rác của suy nghĩ tiêu cực.
     
    Hãy nhìn và suy ngẫm tus này:
     
     
    Chuyển hóa mình là đồng nghĩa với chuyển hóa TÂM.
     
    Nên trước tiên phải quan sát TÂM mình, thật sự có đang vướng phải: 
     
    1. Tâm tham: tiền, sắc, danh, thực, thân sướng. Bạn có quá nặng lòng với chúng đến mất ăn, mất ngủ?. Có 2 loại tham: Tham của người (trộm cắp, chiếm đoạt, lấn áp ...) & tham của mình cho người (áp đặt, ép con ăn, học... theo cái nguyện vọng dở dang của mình).
     
    2. Tâm sân: là bản tính nóng nải, không vừa lòng THAM / MUỐN, không được thỏa thích như ý muốn thì bất bình, ấm ức vì bất công, rồi làm những chuyện sai trái, chửi rủa. Sau cơn giận còn giữ lại lòng oán ghét, trả thù?
     
    3. Tâm si: là do vô minh, do trí óc không sáng suốt, do nhận thức kém, do không suy xét để hiểu biết sự việc đúng lẽ phải, đúng sự thật, không phân biệt đúng loại người .... để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại v.v… nên mới làm hay nói những điều tạp nhiễm tội lỗi, có hại cho mình và người.
     
    4. Tâm mạn: khi con người có được sự thành công nhất định, họ bắt đầu đánh mất đi tính cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói. Ngạo mạn không coi ai ra gì. Hay đề cao bản thân, và thích chê bai, mạt sát ... kẻ khác. Khi không có tiền thì ăn gì / mặc gì cũng được, ngủ gầm cầu cũng chẳng sao. Khi có chút tiền thì phải ăn thật ngon, thật sang, mặc phải thật hiệu ... không thì bị ngứa, ngủ phải nệm êm ... không thì nhứt lưng. Ai mà bát họ, họ liền sân si phản ứng lại gay gắt.
     
    5. Tâm nghi: tính hay nghi ngờ, không tin một ai, rất khó để làm việc với người khác, thậm chí là với người thân trong nhà, vợ chồng con cái. Nghi năng lực thì không giao việc, ôm hết. Nghi tiền bạc, thì không giao tiền, ôm hết. ....
     
     
    Nếu trong lòng bạn còn đang vướng cả 5 cái tâm này, và nếu nó còn đang cao tới mức độ 10, thì có nghĩa rằng bạn là con người rất tiêu cực, luôn bất an. Bởi TÂM tham - sân - si - mạn - nghi ... nó thúc giục làm ác, khiến lòng bạn chộn rộn, và dậy sóng.
     
    TÂM có TẠP NIỆM, chấp trước vào vật việc, thì không sao bình an được:
     
     
    Người ta khen mình một câu, mình nhớ 2 ngày thì giống như được khen 2 ngày. Mình nhớ cả năm thì giống như được khen cả năm. Mình nhớ cả đời thì giống như được khen cả đời. Nhưng than ôi, đó tất cả cũng chỉ là cảm giác, tưởng ra mà thôi. Buông hết khen chê thì ta mới nhìn thấy ra bản chất sự thật. Nhưng có người lại thích sống trong ảo tưởng, có người muốn chấm dứt ảo tưởng, đó là cái chọn của mỗi người.
     
    Và nên nhớ rằng, chỉ cần có 1 (trong 5) cái tâm bất thiện, là nó sẽ đánh thức cả 4 cái tâm khác trổi dậy. Cho nên cần sự tuyệt đối giảm cả 5.
     
    Vì thế, ta hãy ngưng ảo tưởng, và soi lại cái tâm ta thật kỹ, nhìn ra chỗ sai, và đi tìm các PHÁP để họcthực hành theo cho tâm sai trong ta giảm xuống mức độ 8-6-4, hơn nữa là mức độ 0 (TÂM KHÔNG)Như Đức Phật từng nói ông đã mất hết, mất hết các tâm tham sân si ... giờ đây ông chỉ còn lại TÂM KHÔNG. Đó chính là ý nghĩa của BUÔNG BỎ.
     
    Buông bỏ chính là: hiểu pháp, nghe theo sự an bài của tạo hóa, những gì thuộc về mình thì hoan hỷ, không phải của mình thì đừng tranh giành, đừng gây oan trái, điều gì đến sẽ đến, không né tránh, níu kéo, mọi thứ đều thuận theo TỰ NHIÊN, bởi lẽ có TẠO thì ắt có GẶT. Bạn tạo việc lành, bạn sẽ gặp lành. Và ngược lại. Nên hãy nghĩ ĐÚNG và làm đúng  PHÁP.
     
    Quên đi những người không đáng, buông bỏ những việc vô nghĩa. Đối với chuyện quá khứ, hãy thôi hoài niệm; đối với người đã cất bước ra đi, thôi đừng níu kéo; đối với việc không làm được, thôi đừng tự trách MÀ ĐI HỌC THÊM; đối với thứ không đạt được, thôi đừng lưu luyến. Buông bỏ, là tự có trách nhiệm với chính mình, là biết tôn trọng người, là nhìn thấu mọi việc. Buông bỏ không phải là yếu đuối, mà là thông suốt; không phải là hồ đồ, mà là đã HIỂU RA.

     
    HIỂU PHÁP mới HÀNH PHÁP
     
    Câu hỏi đặt ra là tại sao cũng nghe, cũng hiểu đâu đó, nhưng việc buông bỏ với ta lại khó hơn rất nhiều so với những gì nghe nói? Tại sao chúng ta đã bỏ nó xuống rồi lại nhặt nó lên lần nữa ... và còn nhiều lần bỏ xuống nhặt lên như thế nữa?
     
    Là vì áp lực cuộc sống sao?. Không.
     
    Mà là vì ĐIỂM MÙ trong tâm trí của chính ta, ta mù PHÁP, nên nghe sai hiểu sai, dẫn đến không thực hành, và không ngộ được, không nhìn ra được những TÂM sai của chính mình, như một người mù, người sau nắm đuôi áo của người trước:
     
     
    Ví như bạn đã tiếp nhận những nội dung ở trên từ đầu.... với một sự hiểu biết và kiên trì thực hành hằng ngày, mà từ đó có thể giúp cuộc sống của bạn dễ chịu hơn, so với khi bạn chưa biết gì về những điều đó. 
     
    Trước tiên bạn phải tìm ra PHÁP để học, để hiểu cho thấu đáo, quyết chí tinh tấn dụng công tu tập... quyết có thành tựu, mới mong thay đổi:
     

    Sau khi chứng ngộ quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu thuyết pháp độ sanh suốt 49 năm. Những dòng pháp của Thế Tôn như dòng suối “Cam Lồ” tưới mát cho tất cả chúng sanh đang bị nóng bức, bị đốt cháy, bởi lửa tham sân si. Dòng pháp vị nhiệm mầu ấy đã chảy từ mấy ngàn năm trước và tiếp tục chảy mãi, chảy mãi đến nơi nào khổ đau bởi do tham lam, sân hận, si mê còn đang ngự trị. Chính là dòng chảy của Phật giáo qua các pháp môn tu tập, như trăm sông, ngàn suối rồi về chung biển cả. Cũng thế, pháp môn tuy nhiều, diễn đạt lời pháp có sâu, có cạn. Nhưng dù sâu cạn thế nào đi nữa thì tất cả như chìa khóa để mở cửa tâm linh, như những phương thuốc để chữa lành tâm bệnh cho tất cả chúng sanh.

    Tại sao đức phật phải dùng tới 49 năm để thuyết pháp?, thế mà ngày nay các vị tăng chỉ cần phất vài giọt nước lên đầu chúng sinh, việc này nếu ta nhìn ra rõ, thật là hài hước. Cả thế giới hôm nay ngày càng quan tâm đến Phật giáo. Nhiều trường lớp và nhóm nghiên cứu đã hình thành và nhiều số lượng sách về Phật giáo đã xuất hiện. Trong đó, có ít quyển sách truyền bá được với tinh thần sát với nghĩa gốc. Có vị tăng chuyển ngữ sai một chữ, bị đọa làm thân chồn 500 năm.

    Bây giờ là thời mạc pháp, quá xa đức phật. Cho nên ta phải tìm ra được một Pháp môn đúng để mà đi theo. Có rất nhiều Pháp môn, trong đó Pháp môn Tịnh độ là một trong những pháp môn tu tập của Đạo Phật du nhập vào Việt Nam rất sớm, được đa số Phật tử tại gia tu tập vì dễ tu, dễ thực hành cho mọi tầng lớp từ già đến trẻ, từ tu sĩ đến cư sĩ, từ nông dân đến tiến sĩ, bác học.

    Hầu hết mọi điều trong đó đã được khắp nơi chấp nhận là những lời dạy, giáo pháp cốt lõi và nền tảng của Đức Phật. Đó là các học thuyết về Tứ Diệu Đế, về Bát Chánh Đạo, về Năm Uẩn, về Nghiệp, về Tái Sinh, về Duyên Khởi (Paticcasamuppada), về Thuyết Vô Ngã (Anatta), về Nền Tảng Chánh Niệm (Satipatthana, Tứ Niệm Xứ).

    TỨ DIỆU ĐẾ

    1) Dukkha - Khổ (Chân lý về khổ - Dukkha).           

    2) Sự phát sinh khổ (Chân lý về khổ nguồn gốc khổ - Samudaya).

    3) Sự chấm dứt khổ (Chân lý về sự diệt khổ - Nirodha).                          

    4) Đạo (Chân lý về Con đường dẫn đến Sự diệt khổ - Magga).

     
     
    SỐNG TRONG NHẬN BIẾT! là một chìa khóa vạn năng.
     
    Có người thưa rằng đã thấy được và hiểu được nó một cách rõ ràng. Đức Phật bèn nói rằng: 
     
    “Này các Tỳ kheo, ngay cả quan điểm này, thật trong sáng và rõ ràng, nhưng nếu các thầy bám chặt vào nó, nếu các thầy ôm giữ nó, nếu các thầy trân quý nó, nếu các thầy dính mắc vào nó, thì các thầy đã không hiểu được rằng giáo pháp giống như chiếc bè, dùng để qua sông, chứ không phải để nắm giữ”.
     
    Một người qua đò, anh ta tự nói với mình: “Sông nước mênh mông. Bên bờ này thì toàn hiểm họa, nhưng bên bờ kia thì an toàn, không còn hiểm họa. Không có con thuyền nào có thể vượt sông an toàn và không nguy hiểm. Và cũng chẳng có cầu để băng qua sông. Vì vậy tốt hơn anh ta nên thu nhặt cỏ, cây, cành, lá để làm một chiếc bè và chiếc bè sẽ giúp đưa ta qua bờ bên kia bằng tất cả nỗ lực tay chân của mình”.

    Này các Tỳ Kheo. Sau khi đã vượt qua đến bờ bên kia, anh ta nghĩ rằng: “Chiếc bè này thật vô cùng hữu ích đối với ta. Nhờ nó mà anh ta đã vượt được qua sông một cách an toàn, bằng nỗ lực chân tay của chính ta. Vậy tốt hơn anh ta vác chiếc bè trên đầu hoặc trên lưng để theo bất cứ nơi đâu ta đi”.

    - “Các thầy nghĩ sao, hỡi các Tỳ Kheo, nếu anh ta mang vác chiếc bè theo mình có đúng không?

    - “Thưa không ạ”.

    - “Tương tự như vậy, này các Tỳ Kheo, ta đã dạy cho các thầy một giáo pháp giống như chiếc bè dùng để qua sông, chứ không phải để mang vác nắm giữ theo mình. Này các Tỳ Kheo, ai đã hiểu được lời ta dạy, chiếc bè cũng những điều tốt (giáo pháp, chánh pháp) mà cũng cần phải bỏ lại, huống hồ chi những điều xấu sai (tà pháp)”.

     
    Qua đó, đức phật đã giải thích được câu hỏi: Bỏ pháp mới sang được bờ; Hay là sang được bờ rồi mới bỏ pháp?

    Pháp là toàn thể sự vận hành của cuộc sống. 

    Cho nên để thoát khỏi điểm mù, bạn phải tự tay gôm nhặt cành lá (PHÁP) để kết thành chiếc bè, và tự chính tay mình chèo lái để đưa mình qua sông.

    ------------

    Trung Hậu | Đoàn Quý Lâm | Phạm Duy Hiếu

    Ngày đăng: 25-01-2024 313 lượt xem