-
HÙNG BIỆN VÀ NGỤY BIỆN
Bào chữa là một phản xạ tự nhiên: chúng ta hay có thói quen tự giải thích bào chữa cho những kết quả không như ý. Tình huống bào chữa rất hay xuất hiện trong các kỳ đánh giá cuối năm, đặc biệt là khi các yếu tố đánh giá dựa vào cảm tính.
Việc đưa ra những lý lẽ “hợp lý” thường không quá khó, như ví dụ trong câu chuyện này, dù nói theo hướng nào thì nhân vật Thầy Giáo cũng đều giải thích được.
---
Thầy Giáo hỏi học sinh:
“Giả sử có hai người đến nhà thầy làm khách, một người rất sạch sẽ tươm tất, còn người kia thì rất bẩn thỉu xuề xòa. Thầy mời hai người này đi tắm, các em thử nghĩ xem, hai người họ ai sẽ đi tắm trước ?”.
Một em học sinh lớn tiếng nói:
“ Điều này còn phải hỏi, tất nhiên là người bẩn thỉu kia rồi “.
Thầy giáo phản bác:
“ Sai rồi, là người sạch sẽ kia”.
“Bởi vì người sạch sẽ kia đã có thói quen thích tắm gội, còn người bẩn thỉu lại cho rằng không cần phải đi tắm gì cả.”
“Bây giờ hãy nghĩ lại thử đi, rốt cuộc ai sẽ đi tắm trước đây?“.
Hai em học sinh nói tiếp:
“Là người sạch sẽ kia."
Thầy Giáo lại phản bác:
“ Không đúng, là người bẩn thỉu. Bởi vì người bẩn thỉu càng cần phải tắm gội hơn người sạch sẽ kia".
Sau đó, Thầy Giáo lại hỏi thêm lần nữa:
“Như vậy xem ra, trong hai người khách rốt cuộc ai sẽ đi tắm trước đây?“.
Ba em học sinh lớn tiếng lặp lại câu trả lời lần thứ nhất:
“Là người bẩn thỉu!“.
Thầy Giáo:
“Lại sai nữa rồi. Đương nhiên là cả hai người đều sẽ đi tắm."
“Bởi người sạch sẽ có thói quen tắm gội, còn người bẩn thỉu kia thì cần phải đi tắm".
"Thế nào, rốt cuộc ai sẽ là người đi tắm trước đây?".
Bốn em học sinh lưỡng lự trả lời:
“Thế thì xem ra hai người đều sẽ đi tắm."
Thầy Giáo:
“Không đúng, cả hai đều sẽ không tắm".
“Bởi vì người bẩn thỉu không có thói quen tắm gội, còn người sạch sẽ kia thì vốn không cần phải tắm".
Các học sinh bất mãn nói:
“ Mỗi lần thầy nói đều không như nhau, nhưng lại đều luôn đúng cả! “
---
Tương tự, ở các doanh nghiệp, nếu không cẩn thận, những nhà Quản lý và Nhân viên sẽ dễ sa đà vào việc buộc tội & bào chữa, mất rất nhiều thời gian vào chuyện tưởng chừng như HỢP LÝ như vậy.
Tranh luận là một hoạt động mà đôi bên cùng đưa ra những luận điểm để phân định tính đúng/sai cho một sự việc. Trong một cuộc tranh luận, hoạt động chính là dùng luận chứng hợp lý để có thể kết hợp luận cứ và luận điểm nhằm làm minh bạch và chuẩn xác lập luận của bản thân.
Tuy nhiên, nhiều người thường mắc phải những lỗi ngụy biện làm biến chất một cuộc tranh luận thành một cuộc cãi vã.
Cùng phân tích 5 lỗi ngụy biện thường gặp trong cuộc sống nhé!
1. Ngụy biện tấn công cá nhân (Ad Hominem)
Tấn công cá nhân là một lỗi ngụy biện rất hay gặp phải của đa số những người có lối tranh cãi theo khuynh hướng sỉ nhục và làm mất uy tín lời nói của đối phương.
Những dạng câu thường thấy là: “Anh có làm được gì cho ba mẹ ở nhà chưa mà lên đây dạy đời?”
2. Ngụy biện hai sai thành đúng (Two wrongs make a right)
“Chỗ nào chả có...?”, “Người nào chả vậy?” là những câu nói thông dụng để người phản biện dùng với mục đích thay vì bàn luận đến cái sai đang xét, lại đưa ra một sự vật sai tương tự để biện hộ, hay giảm nhẹ, hay làm lạc hướng cho cái sai của nó.
3. Ngụy biện kết luận ẩu (Jumping to conclusion)
Đặc điểm nhận dạng của ngụy biện kết luận ẩu là khi đối tượng không có đủ bằng chứng, luận cứ vẫn phát biểu kết luận một cách vội vã, thiếu thuyết phục cho người nghe.
Lỗi ngụy biện này thường khá gặp trong cuộc sống khi đối thoại, bên A hiểu lầm ý của đối phương và đi vào kết luận trong khi thực chất ý của đối phương lại không phải vậy.
4. Ngụy biện cá trích (Red Herring fallacy)
Loại ngụy biện được sử dụng khi một người đưa những phát ngôn không liên quan, dính dáng đến chủ đề đang được đề cập nhằm mục đích đánh lạc hướng hay làm dừng cuộc tranh luận.
Một vấn đề thường gặp gần đây để dẫn chứng cho lỗi ngụy biện này là “Pray for Manchester- Pray for Syria”. Ở đây, người phản biện đã đặt vấn đề “tại sao không pray for Syria mà chỉ là Manchester?” để lái vấn đề sang hướng khác, để trách móc và làm cho đối phương cảm thấy tội lỗi.
5. Ngụy biện kinh nghiệm vụn vặt (Anecdotal Fallacy)
Những người bị mắc lỗi ngụy biện này thường hay dẫn chứng những kinh nghiệm mà bản thân gặp phải, thấy được đến từ những trường hợp biệt lập và vịn vào đó để bác bỏ luận điểm của người khác. Ví dụ như: “Bạn tôi cũng làm mà có sao đâu?” “Tôi đã dùng thuốc này cả năm trời nhưng chả xảy ra gì hết!”.
Rất khó để người phản biện có thể bác bỏ lập luận phi logic của lỗi ngụy biên này vì thường chúng ta phải chứng minh cho họ thấy rằng đó chỉ là những lập luận dựa trên trường hợp chủ quan của họ, và còn phải tìm hiểu khá kĩ càng về trường hợp ấy.
---
Biết được một số lỗi ngụy biện thông dụng, bạn sẽ tránh được những lúc lập luận “cùn”, mâu thuẫn, và tránh việc đi lạc trọng tâm vấn đề, đồng thời nâng cao khả năng thuyết phục và khả năng phân tích mạch lạc của bản thân, cải thiện văn hóa tranh luận bấy lâu nay.
Emanvn | Fallacy
Ngày đăng: 03-04-2018 3,729 lượt xem
Tin liên quan
- VIỆC QUẢN LÝ SẼ VÔ CÙNG ĐƠN GIẢN NHỜ "KHUNG NĂNG LỰC"
- 10 KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG KINH DOANH
- ĐỊNH NGHĨA LẠI VAI TRÒ CỦA CEO
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT DOANH NGHIỆP
- TĂNG CƯỜNG GẮN KẾT ĐỘI NGŨ - HÃY CẢI THIỆN TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ
- NGƯỜI LÃNH ĐẠO, LÀM GÌ ĐỂ NHÂN VIÊN NỂ PHỤC?
- PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO 30s ĐỂ TẠO VỊ THẾ VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG LÒNG NHÂN VIÊN
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẬP TRUNG VÀ TỐI ĐA HÓA NĂNG SUẤT LÀM VIỆC CỦA BẢN THÂN?
- GIAO TIẾP TRONG CÔNG SỞ
- 21 BÍ KÍP BẤT KỲ DÂN SALES NÀO CŨNG CẦN "NẰM LÒNG"
- BÀI HỌC HAY VỀ TEAMWORK VÀ LÃNH ĐẠO TỪ BẦY SÓI
- NHÂN HIỆU VÀ THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP – GẮN BÓ HAY TÁCH RỜI?
- HIỆP HỘI ĐƯA CƠM CỦA NHỮNG NGƯỜI MÙ CHỮ ĐẠT CHẤT LƯỢNG ISO. BÍ QUYẾT VẬN HÀNH LÀ GÌ?
- BẠN LÀ NGỰA CHẠY NGHÌN DẶM HAY CHỈ LÀ MỘT CON LỪA "CHĂM CHỈ" Ở CÔNG TY?
- DOANH NGHIỆP CẦN TRÁNH NHỮNG LỖI SAU NẾU MUỐN GIỮ NGƯỜI TÀI