• CÁI GÌ CŨNG MUỐN ĐO - DN CÓ PHÁT TRIỂN?

    Từ nhiều năm trở lại đây, giới quản trị nói chung như bị một con virut gây bệnh, và bệnh chủ yếu từ Hoa Kỳ đưa tới. Bệnh đó là cái gì cũng muốn đo, cái gì cũng đưa vào phương trình, gắn lên biểu đồ.

     

    Thời kỳ đổi mới đã tới với những mô hình quyến rũ. Từ đây mọi doanh nghiệp, mọi ngành sẽ có những công cụ giúp họ phát triển. Cứ thế, nhân sự tất nhiên phải được đào tạo bài bản theo những giáo pháp nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Với giấc mơ mạnh mẻ như vậy, khuynh hướng chóng trở thành cao trào, và khi nói đến cao trào thì khó lòng lý luận phải trái. 

    Mọi doanh nghiệp đều muốn thử một lần. Đằng nào loại “giáo pháp” này cũng không độc hại, họ nghĩ vậy, tối thiểu cũng mang phong cách khoa học của Hoa Kỳ tới với chúng ta. Và số đó như là: BSC, KPI, OGSM, FIM, JIT, B2B, B2C, IPO, ...

    Giáo pháp càng bí ẩn, càng hiểm thì càng quyến rũ, và thuyết phục. Họ giao tiếp với nhau bằng những thuật ngữ mà “người phàm” khó nắm bắt, họ ngạo nghễ chế ra nhiều thông số đo “loạn cào cào”, rồi sản xuất ra hàng trăm biểu đồ vô cảm mà chỉ có họ với nhau mới giải mã được.

    Đến việc phải họp với vài chục giám đốc để định nghĩa thế nào là người tài năng, và hãnh diện đưa ra một bảng biểu đồ với rất nhiều hàng và cột đầy những thông số. Rốt cuộc không ai biết làm sao tìm ra người xuất chúng đáp ứng tất cả thông số hay chỉ một phần, những kiểu lý luận có phần thiếu tính thực tế và chồng chéo.

    Nhưng chuyện oái ăm là các nhân tài đúng nghĩa lại bỏ cuộc sau thời gian ngắn, vì ERP, BSC, OGSM, ... chúng có một uy quyền độc tài khó giải thích, làm cho họ thấy sự tham gia của mình không có cơ hội phát huy mà ngược lại còn bị dập tắt. Nhân tài đã không tìm được đất sống để phát triển và phụng sự. Thật khôi hài!

    Quản trị đòi hỏi tư duy hệ thống

    Rất ít nhân sự trong doanh nghiệp có được lý luận và tư duy hệ thống. Nếu cứ tiếp tục lý luận và áp dụng manh mún, chúng ta sẽ không bao giờ kết chuỗi để tìm ra nguyên nhân thực sự.

    Khi một doanh nghiệp không đạt kết quả như mong muốn thì gốc của vấn đề không phải lỗi ở một vài phòng ban, nếu một dự án không đạt trong số đông dự án thì vấn đề là ở dự án này và đội làm việc. Nhưng nếu nhiều dự án cùng chịu chung số phận, nếu đông nhân viên có dấu hiệu nản chí hay thiếu động lực thì đây không còn là vấn đề quản lý nhân sự nữa, mà hẳn là một vấn đề bao quát hơn, sâu hơn, nối liền nhiều thông số hơn – một vấn đề quản trị. Đây là khiếm khuyết chung của nhiều doanh nghiệp Việt.

     

    "Một đời quản trị"

    Ngày đăng: 23-12-2017 863 lượt xem