-
VAI TRÒ NGÀY NAY CỦA GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO)
Ban đầu, vai trò của CFO xoay quanh việc tạo ra và phân tích các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của công nghệ, đã dần tin học hóa các chức năng của kế toán, giúp Giám đốc Tài chính tập trung nhiều hơn vào vai trò và trách nhiệm của mình. Cụ thể hơn là tập trung vào 04 vai trò riêng biệt sau.
Vai trò của Giám đốc Tài chính (CFO) đã thay đổi trong hơn 20 năm qua.
CFO là nhà cố vấn chiến lược
Vai trò đầu tiên của CFO là làm một nhà chiến lược cho Giám đốc điều hành (CEO). Theo “định nghĩa truyền thống” về thành công của một CFO chính là khả năng báo cáo số liệu, quản lý chức năng tài chính và phản ứng lại với các dữ kiện khi họ giải quyết vấn đề. Thế nhưng, môi trường kinh doanh đầy biến động ngày nay thì việc tạo ra các báo cáo tài chính và thông tin thôi thì không đủ.
CFO trong thế kỷ 21 phải có khả năng bao quát tốt. Họ phải có khả năng áp dụng các kỹ năng tư duy phân tích, cùng với sự nhạy bén về tài chính, với các mục tiêu dài hạn của tổ chức.
CFO là một nhà lãnh đạo
Vai trò thứ hai của CFO gắn liền với vai trò đầu tiên; đó là một trong những nhà lãnh đạo thực hiện các chiến lược của công ty. Đã qua thời kỳ CFO chỉ biết ngồi tại chỗ và phân tích đóng góp của người khác. Giám đốc Tài chính (CFO) ngày nay phải đảm nhận quyền sở hữu các kết quả tài chính của tổ chức và đội ngũ quản lý cấp cao.
Giám đốc tài chính của ngày hôm nay phải chịu trách nhiệm cung cấp giải pháp lãnh đạo cho các thành viên của nhóm quản lý cấp cao, bao gồm cả Giám đốc điều hành. Vai trò của CFO đôi khi buộc họ phải thực hiện những cuộc gọi khó khăn mà những người khác trong tổ chức không hoặc không thể thực hiện được. Thỉnh thoảng, điều này có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
CFO làm Trưởng nhóm
Vai trò thứ ba của CFO là của một người lãnh đạo nhóm cho các nhân viên khác trong và ngoài chức năng tài chính. Không chỉ đơn giản là người hướng dẫn nhóm của mình, họ cũng có trách nhiệm với những kết quả của các thành viên trong nhóm.
Một Trưởng nhóm hiệu quả sẽ tạo ra những kết quả tốt hơn bằng cách tìm ra thế mạnh của các thành viên trong nhóm và đạt được mức độ cao hơn so với các cá nhân có thể đạt được. Vai trò của CFO là tập hợp nhiều nhóm cá nhân tài năng để đạt được thành tích tài chính cao cho tập thể.
CFO là nhà ngoại giao
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, vai trò của CFO chính là đóng vai trò một nhà ngoại giao. Những người bên ngoài sẽ nhìn vào nhóm quản lý cấp cao trong 1 công ty để đánh giá các động lực và sự tự tin trong khả năng của công ty này để quyết định hợp tác hay không. Trong hầu hết mọi trường hợp, CFO chính là “bộ mặt” quyết định về khả năng tài chính của công ty.
Thế nên, vai trò của Giám đốc Tài chính trở thành vai trò của sự bền vững của công ty đối với khách hàng, nhà cung cấp và ngân hàng. Thông thường các đối tác này xem xét CFO về tính trung thực và tính khả thi về nguồn tài chính của công ty mà CFO đang quản trị.
VAI TRÒ NGÀY NAY CỦA CFO
Với tốc độ phát triển như hiện nay, vai trò của Giám đốc Tài chính đã thật sự đặc biệt hơn. Do đó, để trở thành một giám đốc tài chính thành công trong tương lai, bên cạnh các kỹ năng tài chính chuyên biệt, bạn phải là một giám đốc nhiều chức năng và đa đạng hơn.
Strategiccfo.com
Ngày đăng: 21-02-2018 1,094 lượt xem
Tin liên quan
- 5 THÁI ĐỘ CHỨNG MINH NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO
- DOANH NHÂN VIỆT KHÔNG NGỪNG TRAO DỒI TRI THỨC
- TƯ DUY LẠI VAI TRÒ CỦA CFO TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
- 3 ĐIỀU MÀ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO) NÊN LƯU Ý ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ ĐỔI MỚI CỦA TỔ CHỨC
- 10 TRÁCH NHIỆM HÀNG ĐẦU CỦA MỘT GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO)?
- VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO) TRONG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
- SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHỮNG CEO TẦM VÓC VÀ NHỮNG CEO TẦM TRUNG
- QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ NHÂN SỰ: ĐỐI THOẠI CHỨ KHÔNG ĐỐI ĐẦU
- ĐIỀU GÌ TẠO NÊN “BẢN SẮC” CỦA MỘT GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ (CHRO)?
- LỘ TRÌNH THÀNH CÔNG CỦA MỘT GIÁM ĐỐC KINH DOANH (CCO)
- CO-CEOS: HAI NGƯỜI ĐIỀU HÀNH LIỆU CÓ TỐT HƠN?
- ĐỂ TẠO RA CÁC NHÀ MÁY THÔNG MINH
- 5 CÂU HỎI VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỐC KINH DOANH (CCO)
- THẾ NÀO LÀ MỘT CEO CHUYÊN NGHIỆP
- CÁI GÌ CŨNG MUỐN ĐO - DN CÓ PHÁT TRIỂN?