• Điều gì quyết định giá trị đồng tiền? Tại sao những nước nghèo không in thêm tiền để giàu có hơn?

    Tại sao đồng tiền các nước có giá trị khác nhau? Điều gì làm nên giá trị đó? Chính phủ & người dân có được hưởng lợi từ tiền có tỷ giá cao không? Người dân có được hưởng lợi khi đi du lịch đến các nước có giá trị đồng tiền thấp hơn không ? ... Đó là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết này.

    Cái gì đã làm nên giá trị của đồng tiền ?

    Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành đồng tiền tại các quốc gia tuy là bước phát triển tất yếu, nhưng cũng gây trở ngại cho hoạt động thanh toán quốc tế, và nhiều giải pháp đã được đưa ra. Trong đó, giải pháp hiệu quả nhất là dựa vào vàng.

    Ở thành Babylon cổ đại, giạ lúa mì (36 lít) đã được sử dụng làm đơn vị tính toán tương ứng với một khối lượng vàng xác định. Những hệ thống tiền tệ cổ xưa dựa trên lương thực và sử dụng vàng để biểu hiện giá trị. 

    Đến thế kỷ 17-18, nhiều nước tây âu cũng áp dụng, tiêu chuẩn tài chính quốc tế từng chi phối nền kinh tế toàn cầu, dựa trên việc sử dụng vàng làm cơ sở cho cung ứng tiền tệ và định giá tỷ giá hối đoái. Đó là chế độ bản vị vàng (hay Gold Standard).

    Trong qui định tiêu chuẩn này, mỗi quốc gia hoán đổi đồng tiền của mình để lấy vàng theo một tỷ lệ thoả thuận xác định, đó là việc ấn định một mức giá qui đổi cố định của tiền ra vàng, và duy trì việc giao dịch hàng hóa bằng đồng tiền này theo tỷ giá đã thỏa thuận.

    Giá cố định này sau đó sẽ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị của tiền tệ quốc gia, đảm bảo tính ổn định và dễ dự đoán cho nền kinh tế.

    Đặc điểm của chế độ bản vị vàng:

    • Chính phủ cam kết với người dân có thể quy đổi tiền sang vàng hoặc ngược lại bất cứ khi nào.
    • Nhờ có chế độ bản vị vàng, số lượng tiền phải ngang với lượng vàng dự trữ, nên các nước không thể tùy tiện in thêm tiền giấy. Điều này giúp giá trị của đồng tiền được ổn định, hạn chế tối đa lạm phát.
    • Người dân ngày càng tin tưởng đồng tiền này hơn, sẵn sàng đổi vàng lấy tiền, và ngược lại, giúp thúc đẩy mua bán trao đổi hàng hóa, kích thích tăng trưởng kinh tế.

    Nhược điểm:

    • Số lượng vàng có hạn nên bị thiếu hụt nguồn cung. Hàng hóa ngày càng tăng giá theo sự phát triển của nền kinh tế, cộng thêm đầu cơ tích trữ vàng. Điều này khiến giá vàng lên do cầu hơn cung, gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ do chính phủ điều hành.
    • Khả năng in tiền tệ bị giới hạn bởi lượng vàng đối ứng, làm hạn chế khả năng đáp ứng tiền cho nhu cầu đầu tư tăng trưởng kinh tế.
    • Chế độ bản vị vàng không đủ khả năng để đối phó với suy thoái hoặc giảm phát lớn. Sự cứng nhắc của vàng sẽ khiến nền kinh tế trở nên kém linh hoạt, không tạo ra nguồn cung tiền tệ và chính sách tài khóa.

     

     

    Lịch sử hình thành của bản vị vàng

    Sự sụp đổ bản vị vàng

    • Trong thế kỷ 17-18, phần lớn đồng tiền của các nước Tây Âu đều tự do chuyển đổi tiền qua vàng theo một tỉ lệ cố định như đã thỏa thuận giữa các quốc gia, điều này đã mang lại sự ổn định về thương mại và đầu tư quốc tế.
    • Suốt từ năm 1792 - 1833, giá vàng thế giới ổn định ở mức 19,39 USD/oz do Vương Quốc Anh thông qua chế độ bản vị vàng năm 1821 nhằm kiềm chế tác động tiêu cực của chiến tranh Napoleon 1789-1816. 
    • Những năm sau đó, giá vàng tăng trung bình 20,65 USD/oz cho tới năm 1871. Trong thời gian 1872-1933, giá vàng dao động trong khoảng 20,65 - 20,72 USD/oz, mặc dù bị giảm sâu vào năm 1931 xuống 17,06 USD/oz.
    • Năm 1879, Mỹ thông qua chế độ bản vị vàng nhằm đảm bảo giá trị đồng USD do Chính phủ phát hành trong thời kỳ nội chiến.
    • Năm 1874, bản vị vàng này trở nên phổ biến và thịnh hành, giá vàng luôn được giữ ở mức ổn định. Các nước áp dụng bản vị vàng đã phối hợp giao thương với nhau rất tốt. 
    • Nhưng cho tới năm 1914, nhiều nước mới chấp nhận chế độ bản vị vàng.

    • 1929-1933, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, bắt nguồn từ Mỹ sau đó lan rộng ra các quốc gia khác, kéo theo nhiều tác động, đã tàn phá khủng khiếp kinh tế thế giới: nghèo đói, thất nghiệp. Trong bối cảnh đó, mâu thuẫn xã hội bùng nổ gay gắt.​ Dẫn đến hình thành các phe cánh, báo hiệu một cuộc chiến tranh mới không thể tránh khỏi.

    Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1939-1945):

    • Năm 1944, để ổn định thị trường, chính phủ các nước phương Tây đã nhóm họp tại Bretton Woods (Mỹ) để bàn biện pháp ổn định tiền tệ và hệ thống thanh toán.
    • Tại cuộc họp này, mối quan hệ giữa các đồng bản tệ với USD và vàng đã được thiết lập, giá vàng được ấn định ở mức 35 USD/oz. Đồng thời, thành lập Quĩ tiền tệ quốc tế IMF - cơ quan theo dõi tỉ giá tại các nước thành viên
    • Kể từ năm 1968, kinh tế Mỹ bắt đầu gặp khó khăn và USD mất giá mạnh, đẩy giá vàng tăng đột biến lên 126 USD/oz và đạt mức trung bình 97,32 USD/oz vào năm 1973, buộc IMF phải xem xét lại hệ thống tỉ giá.
    • Tháng 3/1973, cuộc họp các nước thành viên IMF đã quyết định nới lỏng biên độ dao động tỉ giá và chấm dứt chế độ bản vị vàng. Kể từ thời điểm này, cơ chế tỉ giá thả nổi bắt đầu được hình thành và từng bước áp dụng tại nhiều quốc gia.

     

    Bảng qui đổi đơn vị vàng:

     

    Việt Nam, vàng tính theo đơn vị: chỉ, lượng/cây.   Quy ước thế giới, vàng được tính theo đơn vị: ounce

    1 chỉ vàng = 3.75g.

    1 cây/ lượng vàng = 37.5 gram = 10 chỉ vàng.

    1 kg vàng = 266 chỉ vàng = 26 cây vàng + 6 chỉ vàng.

    1 ounce = 31.103476g = 8,29426 chỉ vàng.

    1 lượng vàng = 1.20565302733 ounce vàng.

    1 ounce vàng = 0.829426 lượng vàng.

    ---

    Tiền pháp định – Sự thay thế cho bản vị vàng

    Tiền pháp định là gì?

    Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều bỏ bản vị vàng và thay thế bằng tiền pháp định. Tiền pháp định (Fiat) là loại tiền tệ do chính phủ một quốc gia phát hành và không được bảo chứng bởi bất kỳ hàng hóa vật lý nào, như vàng / hay bạc.

    Không có giá trị bảo chứng vàng, nhưng tiền pháp định vẫn có thể đảm bảo vai trò là phương tiện thanh toán chính thức, được chấp nhận trong mọi giao dịch kinh tế và xã hội trong phạm vi thế giới, do quốc gia đó đảm bảo.

    Sự ổn định và giá trị của tiền pháp định phụ thuộc vào chính sách kinh tế, quản lý tiền tệ của ngân hàng trung ương, và sự ổn định chính trị của quốc gia phát hành.

    Ưu và nhược điểm của tiền pháp định

    Ưu điểm Nhược điểm

    - Không phụ thuộc vào dự trữ vàng: Điều này giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên vàng hạn chế, và tâm lý tích trữ đầu cơ gây biến động giá.

    - Tính ổn định và kiểm soát: cho phép nhà nước và ngân hàng trung ương điều chỉnh phát hành tiền một cách linh hoạt, giúp quản lý nền kinh tế hiệu quả hơn.

    - Chi phí phát hành thấp: Phát hành tiền pháp định ít tốn kém hơn so với việc duy trì dự trữ vàng hoặc kim loại quý.

    - Thuận tiện cho giao thương quốc tế: Do sự chấp nhận rộng rãi, tiền pháp định làm cho các giao dịch quốc tế trở nên thuận lợi hơn.

    - Nguy cơ lạm phát: Việc in tiền không giới hạn có thể dẫn đến lạm phát, làm giảm giá trị tiền tệ khi qui đổi ra hàng.

    - Giá trị tiềm ẩn bị tổn hại: Việc tăng nguồn cung tiền có thể làm suy yếu giá trị tiền tệ và gây ra bất ổn kinh tế.

    - Sự phụ thuộc vào Chính phủ: Sự ổn định và niềm tin vào tiền pháp định phụ thuộc lớn vào sự ổn định và uy tín của chính phủ với các nước khác.

    - Thiếu minh bạch và ảnh hưởng con người: Do kiểm soát chủ yếu nằm ở nhà nước, tiền pháp định có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định chính trị, thiếu minh bạch và công bằng.

    Những yếu tố này, nên cần nhà nước cân nhắc cẩn thận để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế.

    ---------

    TẠI SAO KHÔNG IN THẬT NHIỀU TIỀN ?

    1) Do lượng hàng hóa không tương xứng:

    Bạn và 10 người nữa bị trôi dạt vào một hoang đảo. Lúc này, trên đảo này chỉ có lượng dưa hấu chỉ đủ để 11 người này (có bạn trong đó) sống cho đến khi có cứu hộ. Gần đó cũng có 3 người mắc kẹt, họ không có gì hết ngoài cái bì nhiều tiền, và họ sẵn sàng tung nhiều tiền mua dưa của bạn, vậy bạn có bán dưa để lấy tiền không ?

    Như vậy, khi lượng của cải quá ít, thì đồng tiền có in ra (cung tiền) nhiều mấy cũng vô tác dụng.
     
    Vai trò của cung tiền trong nền kinh tế rất quan trọng. Khi cung tiền tăng lên, điều này có thể dẫn đến lạm phát và giảm giá trị tiền. Tuy nhiên, khi cung tiền quá thấp, không đủ tiền để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
     
    Điều chỉnh cung tiền là một trong những công cụ quan trọng mà chính phủ sử dụng để điều hành nền kinh tế.
     
    2) Trong giao dịch quốc tế: 
     
    Xét Việt Nam và Mỹ, tỷ giá hiện tại 24,000 VND/1$. Giả sử Việt Nam in thêm rất nhiều tiền, trong khi lượng hàng hóa lưu thông vẫn vậy. Điều này làm cho hàng hóa Việt Nam trở nên rất đắt đỏ. Lúc này, cũng hàng hóa đó nhưng tại Mỹ rẻ hơn, nhưng để mua được hàng Mỹ thì phải đổi VND lấy $ => nhu cầu $ tăng, nghĩa là $ sẽ tăng giá. Lúc này giá quy đổi 1$> 24,000VND, có thể là 30,000VND chẳng hạn.
     
    Thế là người Việt không tìm thấy được lợi ích gì từ việc phát hành thêm tiền cả.
     

    3) Vậy tại sao VN không in nhiều tiền để trả nợ (hay mua vũ khí) nước ngoài ?

    Hãy hình dung, mỗi ngày nền kinh tế chỉ sản xuất ra được 1 cái bánh, trong khi nhà nước in ra lượng tiền quá nhiều. Tiền thì dư, bánh thì khan hiếm, điều này làm cho cái bánh trở nên đắt đỏ, nói khác hơn những đồng tiền mới sẽ làm mất giá trị những đồng tiền cũ.

    Bản thân tiền chỉ là một tờ giấy có giá trị trao đổi theo hàng hóa nội tại (mắc/rẻ theo số lượng bình ổn/nhiều/khan hiếm) trong nước, chứ không có giá trị trao đổi quốc tế như vàng/bạc hay kim cương nên tình trạng mất giá rất dễ xảy ra.
     
    Ngắn gọn, nếu tăng gấp đôi lượng tiền lưu thông trong khi lượng hàng hóa giữ nguyên sẽ chỉ làm giảm giá trị đồng tiền đi xuống. Người dân sẽ mất lòng tin vào đồng tiền.
     
    Đã có một số quốc gia làm điều này, đơn cử là Zimbabwe ở châu Phi và Venezuela ở Nam Mỹ, họ đã in thêm tiền để cố gắng thúc đẩy nền kinh tế. Quốc gia này rơi vào tình trạng được gọi là "siêu lạm phát". Đó là khi giá cả tăng lên với một con số đáng kinh ngạc trong một năm.
     
    Khi Zimbabwe rơi vào tình trạng siêu lạm phát vào năm 2008, giá cả trong nước tăng đến 231.000.000% chỉ trong một năm. Thử tưởng tượng rằng một viên kẹo có giá một đồng ở Zimbabwe trước đó sẽ có giá 231 triệu đồng chỉ qua một năm.
     
    Thậm chí giá trị của tờ giấy in tiền còn cao hơn cả con số được in trên nó.
     
    Để trở nên giàu hơn, một đất nước phải sản xuất ra và bán được nhiều sản phẩm hơn, bất kể hàng hóa hay dịch vụ. Điều này giúp nước đó có thể in thêm tiền để người dân mua thêm lượng hàng hóa dư ra.
     
    Nhưng nếu một đất nước in thêm tiền quá nhiều - mà không gia tăng sản xuất, thì giá cả hàng hóa sẽ đi lên, như Zimbabwe. Vì vậy, dù người dân có nắm nhiều tiền hơn cũng không có nghĩa là họ giàu có hơn, và có thể mua được nhiều hàng hơn. Bởi người bán sẽ tiếp tục tăng giá, vòng xoáy cứ lặp lại cho tới siêu lạm phát.
     

    4) Cách chính phủ điều khiển nền kinh tế

    Ngày nay, với việc phát triển thương mại quốc tế và tài chính quốc tế, việc phát hành tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào sức mạnh sản xuất hàng hóa của quốc gia và cách mà chính phủ điều khiển nền kinh tế.

    - Hàng hóa khan hiếm, khiến dân phải chi nhiều tiền hơn để giành mua, điều này gây ra tiền mất giá. Hôm nay 1 ổ bánh mì = 1$, sau do kham hiếm, phải tốn 10$ mới được 1 ổ bánh mì, đồng tiền đã mất giá đến 10 lần.

    - Hàng hóa khan hiếm khiến dân mua từ bên nước ngoài về, nên cần qui đổi tiền VND ra tiền nước khác. Nhu cầu qui đổi tiền họ tăng, nghĩa là tiền họ sẽ tăng, và tiền VND sẽ mất giá, càng mua nhiều hàng bên ngoài về, tiền mình càng mất giá.

    - Khi nhu cầu hàng hóa tăng lên, các doanh nghiệp sẽ tăng sản xuất để đáp ứng. Họ sẽ cần tăng chi phí và tiền lương bằng đi vay, và thị trường như thế sẽ làm tăng cung tiền.

    - Khi có biến động giá cả hàng hóa, ảnh hưởng tâm lý của người tiêu dùng. Nếu giá cứ đà tăng, người tiêu dùng (NTD) có thể mua gôm vào nhiều hơn để tránh việc giá cả tiếp tục tăng cao. Điều này cũng có thể dẫn đến tăng cung tiền thông qua việc NTD mở thêm các khoản vay.

    ** Các chính sách kinh tế:

     

    - Biến động giá cả cũng có thể ảnh hưởng đến lãi suất. Khi giá cả tăng, phải chi nhiều tiền hơn để mua cùng 1 lượng hàng, có nghĩa là tiền mất giá so với hàng. Điều này làm lạm phát tăng. Các ngân hàng tăng lãi suất để làm giảm nhu cầu vay, kéo giảm cung tiền trong nền kinh tế. Kiềm chế lạm phát.

    - Chính sách giảm thuế đối với một số ngành và lĩnh vực, chính phủ kích thích tăng trưởng kinh tế. Kết quả là, những lĩnh vực có sự gia tăng đầu tư và chi tiêu, do đó làm tăng cung tiền.

    Khi khối lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng, cung tiền cũng tăng, điều này có thể kích thích chi tiêu của người tiêu dùng và thúc đẩy nền kinh tế. Ngược lại, khi khối lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm, chi tiêu của người tiêu dùng cũng giảm, làm chậm lại nền kinh tế.

    - Những người có thu nhập cao hơn có nhiều khả năng mua hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn. Nhờ đó, mức độ hoạt động kinh tế ở địa phương đó cao hơn, có thể làm tăng cung tiền do nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Và ngược lại. 

    Phân phối thu nhập tác động đến cung tiền và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của nền kinh tế theo những cách đáng kể.

    Thuế và chi tiêu của chính phủ có thể có tác động đến cung tiền. 

    Trong một nền kinh tế, các ngân hàng điều chỉnh lãi suất để thu hút tiền gửi vào / hoặc cho vay. Do đó, cung tiền sẽ bị giảm khi các cá nhân hoặc doanh nghiệp rút tiền từ tài khoản của họ hoặc trả hết các khoản vay. Cung tiền của một nền kinh tế bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thói quen ngân hàng của các cá nhân và doanh nghiệp.

    - ....

    Cung tiền là số lượng tiền mà tổng thể nền kinh tế sở hữu và sử dụng. Có nhiều hình thức cung tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu và các loại tài sản tương tự. Cung tiền là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế vì nó tác động đến các chỉ số kinh tế chính như lạm phát, tăng trưởng kinh tế và thị trường tài chính.

    Qua đó, trả lời cho câu hỏi tại sao nhà nước không thể in nhiều tiền theo ý muốn.

    Và chênh lệch tỷ giá là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế toàn cầu. Nó không chỉ đơn thuần là sự khác biệt giữa giá trị của đồng tiền của các quốc gia khác nhau, mà còn phản ánh sự khác biệt về nền kinh tế, chính sách tiền tệ, hoạt động thương mại quốc tế và nhiều yếu tố khác.

    -----------

    *** Bạn muốn làm người giàu ở nước nghèo - hay làm người nghèo ở nước giàu?

     

    Câu hỏi thường gợi sự tranh luận sôi nổi và hầu như không có hồi kết. 

    - Những người giàu có - và những người nghèo - được tính là những người nằm trong 5% dân số thu nhập cao nhất và 5% dân số thu nhập thấp nhất. 

    Ở một nước giàu Ở một nước nghèo
    5% dân số nghèo nhất nhận được 1% thu nhập quốc dân. 5% dân số giàu nhất sở hữu 25% thu nhập quốc dân.
    Thụy Sĩ hoặc Na Uy: thu nhập bình quân đầu người là 65.000 USD. Và một người nghèo ở đây kiếm được 13.000 đô la. Liberia hoặc Nigeria: thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.000 USD. Và một người giàu ở đây có thu nhập bq 5.000 USD
    => (65.000 USD x 1% : 5%) = 13.000 $ => (1.000 USD x 25% : 5%) = 5000 $
    => Vậy đo lường bằng mức sống vật chất, người nghèo ở nước giàu sẽ giàu gần gấp ba người giàu ở nước nghèo.  

     

    So sánh này, nhằm nhấn mạnh sự chênh lệch thu nhập giữa các quốc gia, liên quan đến sự bất bình đẳng thu nhập giữa các quốc gia.

    Dân ở nước giàu đi du lịch qua các nước nghèo /hoặc đang phát triển có thể góp phần tăng lợi ích phát triển cộng đồng bằng cách sử dụng các dịch vụ địa phương, từ thực phẩm cho đến mua sắm hàng hoá. Các cá nhân cũng có một vai trò quan trọng trong cung chi tiền, thông qua những lựa chọn du lịch của mình, mang lại nguồn thu cho quốc gia mà họ đến. Tất nhiên họ có lợi thế khi qui đổi tiền có tỷ giá cao sang tiền có tỷ giá thấp hơn, tùy nơi mà họ đến.

    VD: 1 Nhân Dân Tệ (CNY) = 3.358,10 VND

    Theo thống kê, năm 2023 khách Trung Quốc đại lục đã vượt qua các thị trường khác về chi tiêu mua sắm với trung bình mỗi chuyến đi là 1.350 USD một người, đóng góp đáng kể cho thị trường du lịch toàn cầu.

    Trung bình một khách Trung Quốc chi tiêu hơn 14.000 tệ (gần 49 triệu đồng) tại Hàn Quốc, 15.000 tệ (53 triệu đồng) tại Nhật Bản và 6.000-7.000 USD tại Mỹ, cao gấp 2-3 lần trung bình khách các nước khác. Năm 2019 khách Trung đã mua hàng hóa xa xỉ trị giá gần 110 tỷ USD, bao gồm quần áo, đồ da, đồ trang sức ở nước ngoài.

    Năm 2019, khách Trung thực hiện 155 triệu chuyến du lịch quốc tế, tổng chi tiêu hơn 292 tỷ USD, đứng đầu bảng xếp hạng thị trường chi tiêu nhiều nhất thế giới ở nước ngoài; gấp 1,5 chi tiêu của khách Mỹ (182 tỷ USD) và gấp ba lần khách Đức (gần 100 tỷ USD).

    Theo bộ tài chính 2016: Với mức 6,6% đóng góp cho GDP, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào GDP quốc gia.

    Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, không chỉ mang đến doanh thu trực tiếp từ các lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, tour tuyến, điểm tham quan mà còn tạo nguồn thu, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan khác như giao thông, ăn uống, giải trí, thương mại và một số dịch vụ phụ trợ khác (thông tin liên lạc, ngân hàng...).

    Bên cạnh đó, du lịch còn là ngành kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của những vùng, địa phương không có thế mạnh về nông nghiệp, công nghiệp như Bình Thuận, Quảng Bình, Ninh Thuận…

    Và nước nào cũng cố gắng thu hút họ, và sẵn sàng tiếp đón ‌những vị khách giàu có này. Vì vậy, từng sản phẩm du lịch nếu được đầu tư một cách có chiến lược, khâu vận hành sản phẩm/dịch vụ du lịch được chăm chút, thì có thể tạo ra sự nhất quán, hiệu ứng cộng hưởng làm đòn bẩy gia tăng sức hút cho các điểm đến, và đặc biệt phải có các giải pháp đồng bộ để giữ chân khách hàng, khiến họ muốn quay lại.

    ----

    Trung Hậu / TH

    Ngày đăng: 23-09-2024 82 lượt xem